Tóm tắt SKKN Một số giải pháp giúp học sinh khối 9 trường THCS Thuận Giao phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai
- Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
– Hiện nay mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, các kiến thức và kỹ năng được hình thành và củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu :
+ Năng lực hành động
+ Năng lực thích ứng
+ Năng lực cùng chung sống và làm việc
+ Năng lực tự khẳng định mình.
Trong đề tài này tôi quan tâm để đi khai thác đến 2 nhóm năng lực chính là "Năng lực cùng chung sống và làm việc" và "Năng lực tự khẳng định mình" vì kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố của năng lực HS.
Qua quá trình giảng dạy thực tế trên lớp, tôi đã phát hiện ra rằng còn rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn kém trong đó có rất nhiều học sinh (45%) chưa thực sự hiểu kỹ về căn bậc hai và trong khi thực hiện các phép toán về căn bậc hai rất hay có sự nhầm lẫn hiểu sai đề bài, thực hiện sai mục đích, kỹ năng tính toán yếu… Việc giúp học sinh nhận ra sự nhầm lẫn và giúp các em tránh được sự nhầm lẫn đó là một công việc vô cùng cần thiết và cấp bách nó mang tính đột phá và mang tính thời cuộc rất cao, giúp các em có sự am hiểu vững chắc về lượng kiến thức căn bậc hai, tạo nền móng để tiếp tục nghiên cứu các dạng toán cao hơn sau này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt SKKN Một số giải pháp giúp học sinh khối 9 trường THCS Thuận Giao phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai

Mẫu 03 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thuận Giao, ngày 15 tháng 01 năm 2019 BÁO CÁO Tóm tắt nội dung đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng, tính hiệu quả của sáng kiến cấp huyện/ thị xã Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh khối 9 trường THCS Thuận Giao phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai Họ và tên tác giả: Trần Tấn Tài. Chức vụ - Đơn vị công tác: Giáo viên tại trường THCS Thuận Giao. Thời gian đã được triển khai ứng dụng thực tiễn: Từ 01/10/2018 đến 31/12/2018 (Học kì I – Năm học 2018 – 2019) Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: – Hiện nay mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, các kiến thức và kỹ năng được hình thành và củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu : + Năng lực hành động + Năng lực thích ứng + Năng lực cùng chung sống và làm việc + Năng lực tự khẳng định mình. Trong đề tài này tôi quan tâm để đi khai thác đến 2 nhóm năng lực chính là "Năng lực cùng chung sống và làm việc" và "Năng lực tự khẳng định mình" vì kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố của năng lực HS. Qua quá trình giảng dạy thực tế trên lớp, tôi đã phát hiện ra rằng còn rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn kém trong đó có rất nhiều học sinh (45%) chưa thực sự hiểu kỹ về căn bậc hai và trong khi thực hiện các phép toán về căn bậc hai rất hay có sự nhầm lẫn hiểu sai đề bài, thực hiện sai mục đích, kỹ năng tính toán yếu Việc giúp học sinh nhận ra sự nhầm lẫn và giúp các em tránh được sự nhầm lẫn đó là một công việc vô cùng cần thiết và cấp bách nó mang tính đột phá và mang tính thời cuộc rất cao, giúp các em có sự am hiểu vững chắc về lượng kiến thức căn bậc hai, tạo nền móng để tiếp tục nghiên cứu các dạng toán cao hơn sau này. Qua sáng kiến này tôi cũng tự rút ra cho bản thân mình những kinh nghiệm để làm luận cứ cho phương pháp dạy học mới của tôi những năm tiếp theo. Mô tả sáng kiến: Đưa ra nội dung kiến thức chung về Chương Căn bậc hai, bao gồm những nội dung căn bản của chương. Trình bày những điểm mới trong SKKN này. Đưa ra được các lỗi sai mà học sinh gặp phải đồng thời trình bày và hướng dẫn học sinh trình bày lại cho chính xác logic. Đưa ra một số bài toán cụ thể và hướng dẫn cũng như trình bày các lỗi sai không đáng có của học sinh đồng thời giải quyết các vấn đề đó. Trình bày cụ thể các sai lầm về tên gọi hay thuật ngữ toán học. Đưa ra các biện pháp và giải quyết các vấn đề khó khăn khi giải toán căn bậc hai. Phạm vi triển khai thực hiện: Học sinh khối 9 trường THCS Thuận Giao, ngoài ra SKKN thể áp dụng rộng rãi trên địa bàn thị xã Thuận An. Sáng kiến được triển khai: Từ 01/10/2018 đến 31/12/2018 (Học kì I – Năm học 2018 – 2019) Kết quả, hiệu quả mang lại: (Cần lượng hóa thành con số để chứng minh tính hiệu quả áp dụng thực tiễn) Bài kiểm tra 15 phút : Tổng số 87 em Số bài kiểm tra học sinh giải đúng là 78 em chiếm 89%. (ở năm học 2017–2018 là 68%) Tuy mới dừng lại ở các bài tập chủ yếu mang tính áp dụng nhưng hiệu quả đem lại cũng đã phản ánh phần nào hướng đi đúng. Bài kiểm tra chương I : Tổng số 87 em Số bài kiểm tra học sinh giải đúng là 75 em chiếm 86% (ở năm học 2017 –2018 là 67%) các bài tập đã có độ khó, cần suy luận và tư duy cao. Như vậy sau khi tôi phân tích kỹ các sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong khi giải bài toán về căn bậc hai thì số học sinh giải đúng bài tập tăng lên, số học sinh mắc sai lầm khi lập luận tìm lời giải giảm đi nhiều. Từ đó chất lượng dạy và học môn Đại số 9 nói riêng và môn Toán 9 nói chung được nâng lên. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: SKKN đã mang lại nhiều kết quả sau khi áp dụng thực tế với học sinh khối 9 trường THCS Thuận Giao, tôi mong rằng với một số điểm mới trong SKKN này có thể giúp được các em học sinh khối 9 tránh được các sai lầm khi giải các bài toán về căn bậc hai. Đồng thời, hy vọng SKKN có thể áp dụng rộng rãi với các trường lân cận nhằm đem lại kết quả học tập tốt nhất cho các em học sinh. 6. Kiến nghị, đề xuất: * Về phía giáo viên : – Người thầy phải không ngừng học hỏi, nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm đến chất lượng của từng học sinh, nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh và phải hiểu được gia cảnh cũng như khả năng tiếp thu của học sinh, từ đó tìm ra phương pháp dạy học hợp lý theo sát từng đối tượng học sinh. Đồng thời trong khi dạy các tiết học luyện tập, ôn tập giáo viên cần chỉ rõ những sai lầm mà học sinh thường mắc phải, phân tích kĩ các lập luận sai để học sinh ghi nhớ và rút kinh nghiệm trong khi làm các bài tập tiếp theo. Sau đó giáo viên cần tổng hợp đưa ra phương pháp giải cho từng loại bài để học sinh giải bài tập dễ dàng hơn. – Thông qua các phương án và phương pháp trên thì giáo viên cần phải nghiêm khắc, uốn nắn những sai sót mà học sinh mắc phải, đồng thời động viên kịp thời khi các em làm bài tập tốt nhằm gây hứng thú học tập cho các em, đặc biệt lôi cuốn được đại đa số các em khác hăng hái vào công việc. – Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học. – Giáo viên phải chịu hy sinh một số lợi ích riêng đặc biệt về thời gian để bố trí các buổi phụ đạo cho học sinh và chú ý lấp lại những lỗ hỏng kiến thức cho các em. * Về phía học sinh: – Bản thân học sinh phải thực sự cố gắng, có ý thức tự học tự rèn, kiên trì và chịu khó trong quá trình học tập. – Phải có đầy đủ các phương tiện học tập, đồ dùng học tập đặc biệt là máy tính điện tử bỏ túi Casio f(x) từ 220 trở lên; giành nhiều thời gian cho việc làm bài tập ở nhà thường xuyên trao đổi, thảo luận cùng bạn bè để nâng cao kiến thức cho bản thân. – Trong giờ học trên lớp cần nắm vững phần lý thuyết hiểu được bản chất của vấn đề, có kỹ năng vận dụng tốt lí thuyết vào giải bài tập. Từ đó học sinh mới có thể tránh được những sai lầm khi giải toán. Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo trên là của cá nhân tôi trực tiếp nghiên cứu, phổ biến ứng dụng và không vi phạm pháp luật./. Ý kiến xác nhận của Hội đồng Sáng kiến cấp trường CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký tên, đóng dấu) Tác giả (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Tấn Tài
File đính kèm:
tom_tat_skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_khoi_9_truong_th.doc