SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình toán học bậc THCS, môn hình học giữ một vai trò hết
sức quan trọng. Riêng hình học ở lớp 7 là rất khó trong quá trình lĩnh hội kiến
thức hình học của học sinh. Việc học môn hình học của học sinh là rất khó
khăn, các em không biết phải bắt đầu từ đâu để chứng minh một bài toán hình,
trong quá trình chứng minh nên vận dụng những kiến thức nào và trình bày lời
giải như thế nào cho phù hợp, đúng trình tự... Chính những khó khăn đó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng môn toán nói chung và bộ môn hình nói riêng,
các em không thích học bộ môn hình học nên lơ là trong việc học cũng như
chuẩn bị bài.
Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng năng lực giải toán cho HS thông qua dạy
học nội dung hai tam giác nói riêng và dạy học môn Toán nói chung là điều vô
cùng cần thiết và có thể thực hiện được góp phần thực hiện thành công mục tiêu
dạy học toán ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, đặc thù của môn toán nói chung
rất khô khan, đòi hỏi người học phải tư duy nhiều, các kiến thức như một chuỗi
các mắc xích cứ kết nối với nhau dễ gây cho học sinh cảm thấy mệt mỏi. Học
tốt được bộ môn Toán nói chung và toán số nói riêng sẽ giúp ích cho các em
trong các môn học khác và ứng dụng được vào trong thực tế cuộc sống. Chính
vì thế, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy muốn học sinh có được sự đam mê,
hứng thú và yêu thích học toán thì giáo viên phải cho các em thấy được những
ứng dụng, những minh họa của toán học trong cuộc sống hàng ngày.
Trong chương trình toán học bậc THCS, môn hình học giữ một vai trò hết
sức quan trọng. Riêng hình học ở lớp 7 là rất khó trong quá trình lĩnh hội kiến
thức hình học của học sinh. Việc học môn hình học của học sinh là rất khó
khăn, các em không biết phải bắt đầu từ đâu để chứng minh một bài toán hình,
trong quá trình chứng minh nên vận dụng những kiến thức nào và trình bày lời
giải như thế nào cho phù hợp, đúng trình tự... Chính những khó khăn đó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng môn toán nói chung và bộ môn hình nói riêng,
các em không thích học bộ môn hình học nên lơ là trong việc học cũng như
chuẩn bị bài.
Chính vì vậy mà việc bồi dưỡng năng lực giải toán cho HS thông qua dạy
học nội dung hai tam giác nói riêng và dạy học môn Toán nói chung là điều vô
cùng cần thiết và có thể thực hiện được góp phần thực hiện thành công mục tiêu
dạy học toán ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, đặc thù của môn toán nói chung
rất khô khan, đòi hỏi người học phải tư duy nhiều, các kiến thức như một chuỗi
các mắc xích cứ kết nối với nhau dễ gây cho học sinh cảm thấy mệt mỏi. Học
tốt được bộ môn Toán nói chung và toán số nói riêng sẽ giúp ích cho các em
trong các môn học khác và ứng dụng được vào trong thực tế cuộc sống. Chính
vì thế, qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy muốn học sinh có được sự đam mê,
hứng thú và yêu thích học toán thì giáo viên phải cho các em thấy được những
ứng dụng, những minh họa của toán học trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

là giao điểm của BE, CF KL a) ABE ACF b) BIC cân c) So sánh FI và CI Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 46 + Trả lời các câu hỏi: - Nêu cách chứng minh hai tam giác bằng nhau? - Để chứng minh một tam giác cân ta có mấy cách? - Để so sánh FI và CI ta làm thế nào? + Lần lượt làm các phần trong bài 3 + GV: quan sát và trợ giúp các em. * Báo cáo, thảo luận: Cá nhân trình bày trên bảng. + Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau * Kết luận, nhận định: - GV gợi ý sơ đồ phân tích. Sơ đồ phân tích cách chứng minh phần a: ABE ACF ( ) 90o AEB AFC AB AC gt A chung Sơ đồ phân tích cách chứng minh phần b: ΔBIC cân EBC BCF BEC CFB o ( ) 90 CFB BEC BC chung B C gt a) Xét ABE và ACF , ta có: o90AEB AFC AB = AC (GT) A chung Vậy ( )ABE ACF ch gn b) Vì ;BE AC CF AB nên o90CFB BEC Xét BEC và CFB ta có: o90CFB BEC ABC ACB ( ABC cân tại A) BC chung ( )BEC CFB ch gn EBC BCF (hai góc tương ứng) IBC cân tại I c) Xét FBI vuông tại F (gt) có: BI là cạnh huyền, FI là cạnh góc vuông BI FI (1) Vì IBC cân tại I nên IB = IC (2) Từ (1) và (2): IC > FI. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 47 Ảnh học sinh trong tiết học Ảnh học sinh hoạt động nhóm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 48 3.3 Một số bài tập giúp học sinh tự rèn luyện thêm Trong tiết dạy luyện tập vịêc hướng dẫn học sinh suy luận, tìm lời giải bài toán Hình học đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn bài tập. Hệ thống bài tập sao cho lôgic vừa củng cố kiến thức, vừa áp dụng kiến thức, nâng cao mở rộng kiến thức. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tập suy luận phải chọn lọc, phù hợp mức độ tiếp thu của đối tượng học sinh. Làm cho học sinh hào hứng, làm vịêc tích cực trả lời sự hướng dẫn của thầy luôn theo hướng phát triển tư duy. Từ đó học sinh không bị hạn chế bởi cách chứng minh duy nhất, không bị tự ti khi có tìm tòi, dự đoán lời giải chưa đúng. Cũng qua đó mà học sinh được phát triển óc tư duy sáng tạo, nâng cao khả năng suy luận phù hợp với phương pháp dạy học đổi mới và kết quả của tiết học được nâng cao. * Bài tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông góc với AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng AK là tia phân giác của góc A. * Bài tập 2: Cho tam giác ABC có AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt đường trung trực của BC tại I. Kẻ IH vuông góc với đường thẳng AB, kẻ IK vuông góc với đường thẳng AC. Chứng minh rằng BH = CK. * Bài tập 3: Tam giác ABC có M là trung điểm của BC, AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH vuông góc với AB, MK vuông góc với AC. Chứng minh rằng: a) MH = MK. b) B C . * Bài tập 4: Tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác cân. * Bài tập 5: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN. a) Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân. b) Kẻ BH AM H AM , kẻ ( )CK AN K AN . Chứng minh rằng BH = CK Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 49 c) Chứng minh rằng AH = AK d) Gọi O là giao điểm của HB và KC. Tam giác OBC là tam giác gì? Vì sao? * Bài tập 6: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Từ B và C kẻ các đường thẳng BE và CF vuông góc với đường thẳng AM. a) So sánh hai tam giác BEM và CMF suy ra: ME = MF; BE = BF. b) Chứng minh BE song song CF. c) Chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng EF. * Bài tập 7: Cho góc xOy. Trên tia phân giác của góc đó lấy một điểm M, từ M hạ các đường vuông góc MA và MB xuống các cạnh Ox và Oy. Chứng minh rằng: a) Tam giác MAB là tam giác cân. b) AB vuông góc với OM. * Bài tập 8: Cho góc xOy. Trên Ox lấy điểm A, trên Oy lấy điểm B. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Từ A và B hạ các đường AE và BF cùng vuông góc với tia OM. Chứng minh rằng AE = BF. * Bài tập 9: Chứng minh rằng nếu hai tam giác bằng nhau thì đoạn thẳng vuông góc kẻ từ một đỉnh tương ứng đến cạnh đối diện bằng nhau. * Bài tập 10: Chứng minh rằng trong một tam giác cân, đường phân giác của giác của góc ở đỉnh là đường vuông góc với đáy của tam giác đó và ngược lại. * Bài tập 11: Cho tam giác ABC AB AC . Đường trung trực của cạnh BC cắt tia phân giác Ax của góc A ở điểm O. Kẻ OE; OF theo thứ tự vuông góc với AB và AC. a) Chứng minh BE = CF. b) Nối EF, cắt BC tại M và cắt Ax tại I. Chứng minh M là trung điểm của cạnh BC. 4. Hệ thống một số ứng dụng của dạng toán hai tam giác bằng nhau 4.1 Bài tập có ứng dụng thực tế của tam giác vuông Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 50 Bài tập: Muốn đo khoảng cách giữa hai điểm A và B bị ngăn cách bởi con sông (xem hình vẽ), người ta làm như sau: - Vạch đường thẳng xy AB tại A. - Lấy điểm E nằm trên xy. - Xác định điểm D sao cho DE = EA - Vạch tia Dm AD - Chọn điểm C sao cho ba điểm B, E và C thẳng hàng - Đo khoảng cách CD thì CD = AB. Giải thích tại sao? Giáo viên cho học sinh quan sát hình và sau đó học sinh giải thích Dựa vào hình vẽ ta chứng minh được hai tam giác vuông ABE = DCE Có được ABE = DCE thì suy ra được AB = CD mà CD ta đo được dễ dàng Dạng bài toán thực tế Bài tập 3 (SGK/ Trang 87-Toán 7 tập hai) Có hai xã ở cùng một bên bờ sông Lam. Các kĩ sư muốn bắc một cây cầu qua sông Lam cho người dân hai xã. Để thuận lợi cho người dân đi lại, các kĩ sư cần phải chọn vị trí của cây cầu sao cho tổng khoảng cách từ hai xã đến chân cầu là nhỏ nhất. Bạn Nam đề xuất cách xác định vị trí của cây cầu như sau: C D A B E y x m Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 51 - Kí hiệu điểm A chỉ vị trí xã thứ nhất, điểm B chỉ vị trí xã thứ hai, đường thẳng d chỉ vị trí bờ sông Lam. - Kẻ AH vuông góc với d (H thuộc d), kéo dài AH về phía H và lấy điểm C sao cho AH = HC. - Nối C và B, CB cắt đường thẳng d tại điểm E. Khi đó, E là vị trí của cây cầu. Bạn Nam nói rằng: Lấy một điểm M trên đường thẳng d, M khác E thì MA + MB > EA + EB. Em hãy cho biết bạn Nam nói đúng hay sai? Vì sao? Xét hai tam giác vuông EAH và ECH , ta có: AH HC gt HE là cạnh chung Suy ra EAH ECH (hai cạnh góc vuông) Do đó EA EC (hai cạnh tương ứng) Kẻ CM , chứng minh tương tự ta được: MC MA Khi đó: EA EB EB EC BC (1) Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 52 Và MA MB MC MB (2) Mà trong tam giác MBC thì BC MC MB (3) Từ (1), (2), (3) Suy ra: EA EB MA MB Vậy Nam nói đúng. 4.2. Ứng dụng thực tế của tam giác bằng nhau Giáo viên giới thiệu hình ảnh cánh diều và sống lưng cánh diều chia cánh diều thành hai hình tam giác vuông bằng nhau trong thực tế và chiếu thêm một số hình ảnh thực tế về hai tam giác vuông bằng nhau trong cuộc sống. Một số hình ảnh về hai tam giác vuông bằng nhau trong thực tế Thiết kế xây dựng Đài phun nước bao xung quanh kim tự tháp kính ở Pháp Thiết kế nội thất Cặp chặn sách tam giác vuông Thiết kế thời trang Hoạ tiết trên túi xách Q P N M Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 53 Khi treo cờ nheo hình tam giác, các tam giác được cắt bằng nhau khi đó nhìn sẽ đẹp hơn Tạo sản phẩm trang trí: Để tạo ra các tam giác như trong bức tranh, mỗi em về nhà tìm tấm gỗ hoặc bìa cứng để tạo ra hình tam giác có độ dài 3 cạnh là 20cm, 25cm; 25cm rồi lên ghép nhóm tạo ra bức tranh. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 54 IV. HIỆU QUẢ 1. Kết quả đạt được Kết quả bài kiểm tra thường xuyên học kì II năm học 2022-2023 của lớp 7A1 STT Lớp Sĩ số Điểm dưới 5,0 Điểm 5,0 – 7,8 Điểm 8,0 – 10 TS % TS % TS % 1 7A1 31 9 29,03 16 51,61 6 19,36 Kết quả bài kiểm tra cuối học kì II năm học 2022-2023 của lớp 7A1 khi áp dụng giải pháp đã nêu trong đề tài: STT Lớp Sĩ số Điểm dưới 5,0 Điểm 5,0 – 7,8 Điểm 8,0 – 10 TS % TS % TS % 1 7A1 31 4 12,90 15 48,39 12 38,71 Nhìn vào hai bảng kết quả trên ta thấy tỉ lệ học sinh đạt dưới 5 điểm giảm 16,13% và tỉ lệ học sinh đạt từ 8–10 điểm tăng 19,35%. Điều này cho thấy việc áp dụng các giải pháp nêu trên trong đề tài đạt hiệu quả đáng kể. 2. Đánh giá Sau khi áp dụng các biện pháp nói trên trong việc giảng dạy môn Toán học, đa số học sinh đã có sự thay đổi đáng kể, các em tiếp thu bài dễ dàng hơn; dần hình thành các kỹ năng tính toán, vận dụng được quy tắc, lập luận trong quá trình giải toán liên quan đến nội dung thực tiễn; từng bước lấy lại những kiến thức đã mất ở lớp dưới, ý thức tự học tăng lên và kết quả học tập có sự thay đổi rõ rệt. Xây dựng cho học sinh thói quen học tập, biết quan sát, nhận dạng bài toán, nhận xét đánh giá bài toán theo quy trình nhất định, biết lựa chọn phương pháp thích hợp vận dụng vào từng bài toán, sử dụng thành thạo kỹ năng giải toán trong thực hành, rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi sáng tạo. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 55 C. KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Những biện pháp mà đề tài nêu ra ở đây không hẳn là hoàn toàn mới lạ nhưng sự hấp dẫn của các bài toán có nội dung thực tiễn cũng chính là ở chỗ gắn các kiến thức Toán học với các ứng dụng thực tế đa dạng và sinh động của nó trong học tập cũng như trong đời sống, lao động, sản xuất. Các tiềm năng ứng dụng và ý nghĩa to lớn của những bài toán có nội dung thực tiễn được gợi mở và dần dần được củng cố bằng hệ thống các bài toán có nội dung thực tiễn đa dạng, phong phú. II. NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG Việc áp dụng các phương pháp nêu trên vào hoạt động giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh tăng lên đáng kể, các em yêu thích học môn Toán hơn, đặc biệt là không còn thấy môn Toán là môn học khó và nhàm chán nữa. Chất lượng bộ môn tăng lên và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các phương pháp trên có thể vận dụng được ở các trường, với mức độ khác nhau tùy vào trình độ nhận thức của học sinh. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong công tác bản thân người giáo viên phải luôn gương mẫu trong mọi công việc, hành động; phải nhiệt tình, xem học sinh là người thân của mình. Không được thỏa mãn bằng lòng với thực tại mà phải luôn phấn đấu bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp trong trường, trong khối. Phải luôn nắm vững thông tin hai chiều về học sinh của mình để có biện pháp giáo dục đúng đắn. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nắm vững được đối tượng học sinh về mọi mặt. Trên cơ sở đó phân loại về học tập, cá tính, nề nếp, hoàn cảnh gia đình để có biện pháp, kế hoạch theo sát từng đối tượng hầu giúp các em học tập tốt, đạo đức tốt. Giáo viên phải nghiêm khắc với học sinh, không bỏ qua những sai phạm. nhưng phải chú ý khen thưởng là chính. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 56 Giáo viên thường xuyên kiểm tra mức độ tiếp thu và vận dụng của học sinh trong quá trình cung cấp các thông tin mới có liên quan đến các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Nếu thực hiện tốt phương pháp trên trong quá trình giảng dạy và học tập thì chất lượng học tập bộ môn của học sinh sẽ được nâng cao hơn, đồng thời tạo sự hứng thú và niềm vui trong học tập của học sinh. IV. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ 1. Đối với giáo viên Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm nhiều hơn đến những học sinh yếu kém và có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, hết mình vì học sinh thân yêu. 2. Đối với học sinh Cần phải tích cực trong học tập, thường xuyên làm nhiều bài tập, phát biểu, trao đổi ý kiến với giáo viên, mạnh dạn xây dựng tiết học sinh động, hiệu quả. 3. Đối với phụ huynh học sinh Quan tâm nhiều hơn đến việc học của con mình, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường trong việc giáo dục đạo đức của các em. 4. Đối với giáo viên chủ nhiệm Phối hợp của phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục, tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh. Quan tâm nhiều đến các đối tượng học sinh chậm tiến bộ và có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. 5. Đối với nhà trường Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; tổ chức các sân chơi, câu lạc bộ Toán học, các buổi ngoại khóa,để học sinh có hứng thú học tập môn Toán hơn. Duy trì việc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện cho các giáo viên trao đổi kinh nghiệm. Phước Vĩnh, ngày 22 tháng 12 năm 2023 Người thực hiện Nguyễn Ánh Thy Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán 7 – tập II (NXBĐHSP) 2. Sách giáo viên Toán 7 – tập II (NXBĐHSP) 3. Sách bài tập Toán 7 – tập II (NXBĐHSP) Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 58 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO Phước Vĩnh, ngày .... tháng ... năm 202.. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 rèn luyện và nâng cao năng lực giải toán qua dạy học nội dung "Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác" Người thực hiện: Nguyễn Ánh Thy Trang 59 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN HUYỆN PHÚ GIÁO Phú giáo, ngày .... tháng .... năm 202... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_ren_luyen_va_nang.pdf