Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
II. Mục tiêu:
- Phân tích một số tác nhân gây nhiễm môi trường ở trường THCS Đinh Công Tráng và ở địa phương (xã Thanh Lưu ).
- Đề xuất cách xử lí.
- Đưa ra những sáng kiến, giải pháp đề xuất tới lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo xã để xây dựng môi trường học tập và làm việc trong lành.
- Giúp các bạn học sinh và người dân trong xã nhận biết được các tác nhân trực tiếp ( hay gián tiếp) gây ô nhiễm môi trường sống và cùng góp phần chung tay hành động bảo vệ môi trường.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
* Vận dụng kiến thức liên môn:
- Môn Vật lí 7,8,9 : để phân tích các tác nhân gây ô nhiễm môi trường .
- Môn Sinh học: Tác hại của ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Cách pha chế thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học.
- Môn Toán học: số liệu, thống kê.
- Môn Công nghệ: cách làm phân ủ hữu cơ.
- Môn Tin học: Thiết kế các logo, áp phích, sưu tầm tài liệu…
- Môn Hóa học: Các thành phần khí độc hại .
- Môn Giáo dục công dân:
+ Giáo dục hành vi, ý thức giữ gìn môi trường.
+ Những hành động, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường.
- Môn Ngữ Văn: sử dụng hành văn mạch lạc, thuyết phục.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

. Họ và tên: Đoàn Duy Tùng Ngày sinh:18/4/2003 Ngày sinh: 16/09/2004 Lớp : 8C Lớp : 7A I. Tên tình huống: Tìm hiểu, phân tích một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở trường THCS Đinh Công Tráng và ở địa phương (xã Thanh Lưu). Đề xuất biện pháp xử lí, kết hợp tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường II. Mục tiêu: - Phân tích một số tác nhân gây nhiễm môi trường ở trường THCS Đinh Công Tráng và ở địa phương (xã Thanh Lưu ). - Đề xuất cách xử lí. - Đưa ra những sáng kiến, giải pháp đề xuất tới lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo xã để xây dựng môi trường học tập và làm việc trong lành. - Giúp các bạn học sinh và người dân trong xã nhận biết được các tác nhân trực tiếp ( hay gián tiếp) gây ô nhiễm môi trường sống và cùng góp phần chung tay hành động bảo vệ môi trường. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: * Vận dụng kiến thức liên môn: - Môn Vật lí 7,8,9 : để phân tích các tác nhân gây ô nhiễm môi trường . - Môn Sinh học: Tác hại của ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Cách pha chế thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học. - Môn Toán học: số liệu, thống kê. - Môn Công nghệ: cách làm phân ủ hữu cơ. - Môn Tin học: Thiết kế các logo, áp phích, sưu tầm tài liệu - Môn Hóa học: Các thành phần khí độc hại . - Môn Giáo dục công dân: + Giáo dục hành vi, ý thức giữ gìn môi trường. + Những hành động, việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường. - Môn Ngữ Văn: sử dụng hành văn mạch lạc, thuyết phục. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp : + Thu thập số liệu. + Điều tra phỏng vấn. + Điều tra khảo sát. + Phân tích và tổng hợp, xác định và phân loại thành phần rác thải. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: - Tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế. - Tổng hợp các kết quả thu thập được, đưa ra những sáng kiến đề xuất lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo xã. -Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho các bạn học sinh và người dân nơi em sinh sống về : + Phân loại và xử lí rác thải, phế thải, cách ủ phân hữu cơ tận dụng từ rác ,rơm rạ. +Tác hại đối với sức khỏe khi sống gần nguồn ô nhiễm và cách xử lí. + Ảnh hưởng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cách chế tạo thuốc chế phẩm sinh học thay thế. + Hậu quả việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo. Tác động ý thức sử dụng điện tiết kiệm an toàn. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 1. Nghiên cứu lí thuyết: Hiện nay các khu đô thị, khu công nghiệp gia tăng, các phương tiện giao thông tăng về số lượng. Ở các khu chăn nuôi của người dân phần lớn chất thải của gia súc không được xử lí. Rác sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được xử lí triệt để. Rơm rạ sau khi thu hoạch đốt bừa bãi. Việc sử dụng tràn lan thuốc BVTV trong trồng trọt của người dân. Là hiểm họa gây suy thoái môi trường và ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm ánh sáng.... Việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo cũng gây nên hiện tượng ấm dần lên của trái đất, là một trong những nguyên nhân khiến học sinh mắc các tật về mắt ngày càng gia tăng. Vì vậy việc bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. 2. Các bước giải quyết tình huống: 2.1. Tìm hiểu một số tác nhân gây ô nhiễm môi trường: 2.1.1. Trường học : -Nguồn phát sinh : rác do các bạn học sinh xả ra, lá cây rụng. -Tác hại : * Rác vô cơ: Chúng không tự phân huỷ được, nếu không được thu gom kịp thời sẽ gây mất mĩ quan trường học. * Rác hữu cơ: Để lâu sẽ tạo cơ hội cho các loại nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây bệnh cho con người. 2.1.2. Địa phương : a) Ô nhiễm nguồn nước : -Nguồn phát sinh: Vứt rác,vỏ chai thuốc BVTV, xả nước thải, phân chuồng ra dòng chảy. -Tác hại: Gây mất mĩ quan và gây ô nhiễm nguồn nước, chất thải độc hòa tan vào nước ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm (Vật lí 8). Nhiều vi sinh vật có lợi trong đất bị chết làm mất cân bằng sinh thái (Sinh 6). Tỉ lệ người mắc bệnh do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng gia tăng như: viêm màng kết, tiêu chảy,ung thư da, ung thư phổi... Vỏ thuốc trừ sâu vứt bừa bãi Rác vứt dọc sông Cầu Nga (Thanh Lưu) b) Ô nhiễm không khí : - Nguồn phát sinh : + Khói bụi, khí thải từ nhà máy, xe cộ. + Khí độc do: đốt rơm dạ, đốt rác, đốt than, chất thải của gia súc, gia cầm từ các hộ chăn nuôi. + Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể bị khuếch tán vào không khí....(Vật lí 8 ). Phun thuốc trừ sâu Chất thải chăn nuôi Đốt rơm rạ của người dân Khói bụi -Tác hại : + Khí oxit cacbon ( CO) gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, tổn hại đến tim mạch. + Lưu huỳnh đioxit (SO2) được sinh ra từ quá trình đốt than tổ ong, xăng, dầu, gây độc hại đối với sức khỏe con người, động thực vật, là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.( Sinh 8, Hóa 8) + Thuốc bảo vệ thực vật làm người tiếp xúc với thuốc có thể ngộ độc, bị choáng, say thuốc. Ngoài ra nó còn gây ra các bệnh như: bệnh viêm da, bỏng, ung thư, ... Ảnh: Nguồn internet c) Ô nhiễm ánh sáng: -Nguyên nhân: + Sử dụng ánh sáng nhân tạo chưa phù hợp + Các biển quảng cáo bật đèn 24/24 + Các khu phố đèn đường, đèn trang trí...rối loạn đa sắc màu Ánh sáng đèn điện được sử dụng tối đa vào ban đêm (xã Thanh Lưu) -Hậu quả : +Làm gia tăng nguy cơ rối loạn nhịp độ sinh học, đồng thời tác động lên các quá trình chuyển hóa của cơ thể. + Những tác động tiêu cực của màn ánh sáng đối với mắt. - Giảm độ tinh tế. - Giảm khả năng nhận biết màu sắc. - Giảm khả năng nhận biết độ tương phản.(vật lí 7,9) + Là tác nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi trường và hiện tượng ấm dần lên của trái đất gây lũ lụt, hạn hán... Học sinh mắc các tật về mắt(sưu tầm) Hạn hán(sưu tầm) 2.2. Các sáng kiến và đề xuất hướng xử lí 2.2.1. Trong trường học: Chúng em đã tiến hành như sau: Điều tra 50 học sinh trong trường theo nội dung bảng sau: PHIẾU ĐIỀU TRA Họ và tên học sinh :.. Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn Bạn đã bao giờ vứt rác thải bừa bãi chưa? Bạn có vứt rác đúng nơi quy định không? Bạn đã phân loại rác tại gia đình chưa ? Bạn có sử dụng rác tái chế không? Bạn có sử dụng điện tiết kiệm và an toàn không ? Bạn đã từng tham ra tuyên truyền bảo vệ môi trường chưa? Kết quả: Theo phiếu điều tra : Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn 0% 20% 50% 30% 2.2.2 Ở địa phương a) Phát phiếu điều tra đến 20 hộ trong thôn Mẫu phiếu điều tra Tên chủ hộ STT Loại rác Đánh dấu (x) vào ô phù hợp 1 Rác thải sinh hoạt Tiện đâu vứt đấy Để vào nơi quy định Đốt 2 Phân gia súc, gia cầm Xả trực tiếp xuống ao Có bể chứa Có bể xử lý 3 Chai lọ, vỏ ni lông đựng thuốc trừ sâu, trừ ốc, trừ cỏ Vứt bừa bãi Để vào nơi quy định 4 Rơm, rạ sau khi gặt Đốt bừa bãi Để sử dụng Có Không 5 Gia đình đã từng dùng chế phẩm sinh học chưa? 6 Gia đình có sử dụng điện tiết kiệm và an toàn không ? 7 Bàn học bố trí ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên không ? b) Kết quả theo phiếu điều tra : STT Loại rác Kết quả 1 Rác thải sinh hoạt Tiện đâu vứt đấy = 80% Để vào nơi quy định = 10% Đốt = 10% 2 Phân gia súc, gia cầm Xả trực tiếp xuống ao = 70% Có bể chứa = 28% Có bể xử lý= 2% 3 Chai lọ, vỏ ni lông đựng thuốc trừ sâu, trừ ốc, trừ cỏ Vứt bừa bãi = 80% Để vào nơi quy định = 20% 4 Rơm, rạ sau khi gặt Đốt bừa bãi = 60% Để sử dụng = 40% 5 Gia đình đã từng dùng chế phẩm sinh học chưa? Có sử dụng= 20% Không sử dụng= 80% 6 Gia đình có sử dụng điện tiết kiệm và an toàn không ? 85% 15% 7 Bàn học bố trí ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên không ? Có = 65% Không = 35% c) Sử dụng kiến thức liên môn của các môn học để giải quyết tình huống: - Môn Hóa: Quá trình phân hủy rác, đốt thủ công xảy ra các phản ứng hóa học sinh ra khí độc như: SO2, CO, CO2 các kim loại nặng: crôm, thủy ngân, chì trong rác gây ô nhiễm không khí, môi trường. - Môn Lý: + Sự khuếch tán các chất độc trong nước, đất. Sự lan tỏa chất độc trong không khí gây ô nhiễm + Sử dụng điện lãng phí, không an toàn ảnh hưởng đến nguồn năng lượng tự nhiên, chập cháy điện gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. - Toán học: thống kê, mô tả. - Môn Công nghệ : Phương pháp ủ phân hữu cơ. - Môn Sinh: Pha chế thuốc trừ sâu sinh học. 2.2.3 Đề xuất một số biện pháp xử lý: 2.2.3.1. Trường THCS Đinh Công Tráng: Hoạt động của chúng em: a) Phân loại rác thải: - Em và các bạn đã dán nhãn vào các thùng đựng rác để đánh dấu thùng rác hữu cơ, thùng rác vô cơ và rác tái chế. + Rác tái chế: giấy vụn, nhựa, + Rác hữu cơ: lá cây rụng, thức ăn thừa + Rác vô cơ: vỏ bánh kẹo, vỏ hộp sữa, túi nilon... Các bạn đổ rác và phân loại rác b) Đề xuất biện pháp xử lí * Đối với rác: + Rác hữu cơ : - Đem ủ tạo thành phân bón cho hoa và cây trong trường. Ủ phân từ rác hữu cơ thu gom ở trường + Rác vô cơ và rác tái chế: - Giấy vụn đem bán làm kế hoạch nhỏ. - Sử dụng các xô đựng rác đã hỏng để trồng hoa. - Làm những đồ vật handmake từ rác(khung ảnh, hoa giấy, thiếp....). Các sản phẩm chúng em tái chế từ rác Chúng em trang trí lớp học bằng các sản phẩm được tái chế từ rác + Rác thải không phân huỷ được: -Thu gom và vận chuyển rác để xử lí theo quy trình. * Tạo bầu không khí trong lành : + Luôn vệ sinh trường lớp xanh, sạch, đẹp. + Trồng nhiều cây xanh. Chúng em trồng cây xanh trong khuôn viên trường * Sử dụng điện tiết kiệm, an toàn: + Chúng em tuyên truyền các bạn học sinh sử dụng điện tiết kiệm. + Hưởng ứng giờ trái đất. Tắt điện trước khi ra khỏi phòng + Ở nhà bàn học để gần cửa sổ. + Sử dụng loại bóng điện có lợi cho mắt. Để bàn học gần cửa sổ + Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời . Bếp sử dụng năng lượng mặt trời (Sản phẩm do chúng em sáng tạo) Bếp năng lượng mặt trời( sản phẩm do chúng em sáng tạo) 2.2.3.2 Trong xã : a) Phân loại rác thải - Mỗi gia đình cần có chỗ để rác cố định gọn gàng sạch sẽ. - Vận động mỗi gia đình nên phân loại rác như sau: Rác thải sinh hoạt Thu gom Phân loại Rác thải hữu cơ Tái chế được Không tái chế được Trộn ủ Bán (hoặc sử dụng) Để đúng nơi quy định Làm phân bón sinh học Đội vệ sinh thu gom Em phân loại rác tại gia đình Em vận động người dân phân loại rác b) Biện pháp xử lí : * Rác sinh hoạt : - Rác hữu cơ: có thể sử dụng làm phân ủ hữu cơ. Cách thức tiến hành: + Chuẩn bị một thùng xốp có nắp thoáng khí, đáy của thùng có lỗ thoáng để tiếp xúc với không khí. Đặt thùng cách mặt sàn khoảng 5cm, đặt 1 khay ở dưới để hứng nước (nếu có). + Để dưới đáy thùng các vật liệu như lá khô, trấu, rơm dày 15cm. Cho các loại rác hữu cơ như lá rau, vỏ hoa quả, bã chè, bã cà phê,.. + Vẩy nước vào để đảm bảo độ ẩm. + Cung cấp oxi bằng cách đảo trộn thường xuyên và cho thêm các rác hữu cơ mới vào thùng phân ủ hằng ngày. + Sau khoảng 30 ngày ta có một thùng phân ủ với đầy đủ các chất dinh dưỡng để bón cho cây, vừa tiết kiệm chi phí mà lại không gây ô nhiễm môi trường. Em hướng dẫn người dân ủ phân từ rác hữu cơ -Rác tái chế : + Giấy , bìa.. để bán. + Vỏ chai, thùng xốp , xô nhựa.. dùng để trồng rau, hoa. Em tận dụng chai, lọ, túi ni lông, chậu hỏng ...,để trồng rau và hoa - Rác không phân hủy được: Thu gom đưa về nơi tập kết rác của xã * Chống ô nhiễm không khí - Mỗi hộ gia đình, phân các loại gia súc, gia cầm cần có bể chứa. -Các hộ sống gần dân nguồn ô nhiễm nên: Để hũ vôi bột ( khử khí độc). Trồng tường rào xanh để ngăn bụi. - Rơm, rạ trộn ủ làm phân. Một mô hình ủ rơm tại ruộng.. + Quy trình ủ rơm: rơm rạ tươi sau thu hoạch chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có. + Ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45-50 độ C. Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn. + Trong quá trình ủ thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ. Em vận động một hộ dân ủ phân từ rơm Ủ rơm hoàn thành - Chúng em tuyên truyền đến các bạn học sinh và các hộ dân gần nơi em ở về tác hại việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: + Hạn chế sử dụng. +Tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc BVTV. Sử dụng thuốc sinh học để diệt trừ sâu bệnh. - Cách pha chế, để tự tạo thuốc trừ sâu thảo mộc: +Nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu.. + Giã tỏi, ớt, gừng, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín(không hở), để thùng ngâm ở những nơi râm mát , tránh làm bay mất hơi rượu. +Thời gian là 15 ngày. +Cách pha chế : liều lượng pha là đổ 60ml nước cốt rượu ớt, 60 ml nước cốt rượu tỏi, 60ml nước gừng. Sau đó lấy nước pha thêm 12 lít nước. Trong trường hợp nếu ta ngâm chung vào 1 thùng thì chúng ta sẽ lấy khoảng 200ml nước cốt và pha với 12 lít nước. Mỗi bình 12 lít, dùng phun cho 1 sào rau. Nguyên liệu pha chế thuốc trừ sâu sinh học Em vận động người dân sử dụng chế phẩm sinh học do em pha chế * Thực hiện sử dụng điện tiết kiệm an toàn : - Tắt đèn, đèn quảng cáo khi không cần thiết. - Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời (bình thái dương năng ). - Dùng bóng điện tiết kiệm nhiên liệu, tận dụng ánh sáng tự nhiên. 3. Một số đề xuất, kiến nghị sau: 3.1. Đối với xã Thanh Lưu: - Có quy định xử phạt nếu vứt rác bừa bãi. - Ở mỗi cánh đồng xây bể đựng rác. - Vận động các hộ dân tận dụng rơm để ủ phân. - Kêu gọi người dân sử dụng chế phẩm sinh học thay thuốc BVTV. 3.2. Đối với nhà trường - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho chúng em được giao lưu trao đổi về chủ đề “ Khi môi trường sống bị ô nhiễm”.Qua đó kêu gọi mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực. -Có hình thức phê bình những cá nhân, tập thể sử dụng điện chưa tiết kiệm, thiếu an toàn trong nhà trường. 4. Kết quả việc giải quyết tình huống: Giải quyết tình huống trên, chúng em đã góp phần: - Tạo nên ngôi trường, địa phương nơi em ở xanh- sạch- đẹp. - Các hộ gia đình có thể tận dụng phế thải đem lại hiệu quả kinh tế. - Một số hộ dân nhận ra lợi ích thuốc trừ sâu thảo mộc và đã bắt đầu sử dụng. - Giúp mọi người biết bảo vệ sức khỏe cho mình và cho người thân trong gia đình. Khu vực Cầu Nga chuyên là nơi sả rác giờ sạch sẽ thông thoáng VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Sinh , Công nghệ, Hóa , Vật lí, Giáo dục công dân , Ngữ văn trong việc giải quyết tình huống thực tế rất quan trọng, giúp cho : +Vấn đề giải quyết có tính thuyết phục hơn. +Tạo điều kiện cho chúng em chủ động, tích cực, sáng tạo, có nhiều hiểu biết hơn về các lĩnh vực của đời sống xã hội. +Giúp chúng em ý thức hơn trong việc học đi đôi với hành, rèn các kỹ năng giải quyết tình huống trong thực tiễn cuộc sống. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Ánh Tuyết Đoàn Duy Tùng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_de_giai_qu.doc