Sáng kiến kinh nghiệm Tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1
1. Lý do chọn đề tài
Ở bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiều trong
chương trình. Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Điều đặc biệt, trong đời sống
khoa học kĩ thuật hiện đại, môn Toán góp phần đào tạo học sinh trở thành những
con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu phát
triển của khoa học công nghiệp 4.0, trong xã hội thời kì đổi mới.
Với môn Toán, kiến thức về so sánh các số có hai chữ số, cũng có tác dụng
to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoat, sáng tạo, đức
tính trung thực, thật thà ở mỗi học sinh. Hơn nữa nó còn là kiến thức giúp các em
biết so sánh, lựa chọn những điều tốt (xấu), những điều bổ ích, tốt đẹp đang diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “TÌM RA CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY KỸ NĂNG SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO HỌC SINH LỚP 1” Phần 1: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ở bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiều trong chương trình. Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Điều đặc biệt, trong đời sống khoa học kĩ thuật hiện đại, môn Toán góp phần đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của khoa học công nghiệp 4.0, trong xã hội thời kì đổi mới. Với môn Toán, kiến thức về so sánh các số có hai chữ số, cũng có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoat, sáng tạo, đức tính trung thực, thật thà ở mỗi học sinh. Hơn nữa nó còn là kiến thức giúp các em biết so sánh, lựa chọn những điều tốt (xấu), những điều bổ ích, tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Học Toán về so sánh có nhiều thiết thực như vậy, nhưng để học và làm toán so sánh các số có hai chữ số được tốt thì không phải là dễ. Bởi vì: Dạng toán về so sánh số có hai chữ số, được học trong chương trình lớp Một - là dạng toán khó. Tuy nhiên, nó không cầu kì trong cách diễn đạt ở bài làm, cách trình bày bài như các dạng toán khác mà nó có điểm khó đó. Điểm khó là: Muốn so sánh phải nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số, bài tập lại có nhiều dạng bài khác nhau. Có bài để tìm được kết quả phải sử dụng đến kiến thức cộng, trừ. Có dạng bài tập, còn sử dụng cả kiến thức về tính chất của phép tính để làm. Hơn thế nữa, cách so sánh các số có hai chữ số học ở lớp Một nhưng lại là nền tảng của kiến thức về so sánh các số có 3, 4 chữ số được học ở các lớp trên. Do vậy, khi dạy học sinh học về so sánh các số có hai chữ số, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách so sánh các số đó. Hơn thế, cũng cần tìm hiểu xem tất cả học sinh trong lớp có hiểu bài, có vận dụng linh hoạt được cách so sánh đã học vào quá trình làm bài tập hay không. Lớp Một là lớp học nền móng của bậc Tiểu học, việc học Toán ở lớp 1 cũng chính là việc đặt những viên gạch đầu tiên cho mái nhà tri thức Toán học. Một trong những viên gạch vững chắc đó chính là mảng kiến thức về so sánh số tự nhiên. Để giúp các em, vận dụng được kiến thức so sánh số có hai chữ số vào thực tế làm bài tập, làm tốt các dạng bài so sánh khác nhau. Tôi nghĩ, rất cần có sự động viên, giúp đỡ, kèm cặp của thầy cô. Muốn kèm cặp, giúp đỡ các em cần phải có những giải pháp phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng so sánh các số có hai chữ số, mới thành công. Vì thế, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm với tiêu đề “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tổ dạng toán so sánh các số có hai chữ số” Qua đề tài này, với mong muốn giúp học sinh học tốt, có kĩ năng so sánh các số có hai chữ số. Tạo tiền đề vững chắc, khi học về toán so sánh các số ở lớp trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán. 2. Mục đích nghiên cứu : - Sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra các Giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần nâng cao kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1. - Việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm nhằm đúc rút ra một số kinh nghiệm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện so sánh các số có hai chữ số. Phần 2: Nội dung 3. Đối tượng nghiên cứu : - Nghiên cứu chương trình Toán 1. - Các giải pháp để giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Yên Bài so sánh các số có hai chữ số - Học sinh lớp 1A6 trường Tiểu học Yên Bài . 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài. + Tìm hiểu sách hướng dẫn học Toán lớp 1, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn về đổi mới nội dung - phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương trình bồi dưỡng thường xuyên. - Phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát thực tế: + Tìm hiểu thực tế dạy và học của GV và HS, của bạn bè đồng nghiệp. + Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, tọa đàm với đồng nghiệp. - Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp 1A6 trường Tiểu học Yên Bài. - Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở Bài tập Toán + Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên của GVTH. - Phương pháp thống kê, thu thập số liệu: Điều tra bằng phiếu học tập để đánh giá kết quả thu được sau khi áp dụng SKKN. 5. Giải pháp 2: Giúp học sinh nhớ các kí hiệu dấu lớn, dấu bé khi so sánh các số có hai chữ số. a) Nhận biết đúng tên dấu bé Mặc dù kiến thức về dấu lớn, dấu bé đã học ở những bài học đầu lớp một nhưng khi sử dụng nhiều em vẫn còn nhầm lẫn. Để khắc phục nhược điểm này ngay từ khi học bài về dấu lớn (>), dấu bé (<), tôi đã cố gắng hướng dẫn học sinh nắm vững tên gọi, kí hiệu của chúng. Tôi hướng dẫn như sau: - Cho học sinh quan sát lại kí hiệu dấu lớn (>), dấu bé (<) -Dấu bé đầu nhọn chỉ về phía tay nào? Tay trái (< ) - Dấu lớn đầu nhọn chỉ về phía tay nào? Tay phải (> ) - Khi viết vào giữa hai số thì đầu nhọn bao giờ cũng chỉ về số bé. b) Một lỗi mà học sinh còn mắc phải khi sử dụng dấu là: Ví dụ: Câu b bài 2 trang 110 sách Toán lớp 1 - bộ sách Cánh diều + So sánh 20 với số 40 Khi so sánh, các em biết được 20 bé hơn 40 nhưng còn lúng túng không biết chọn dấu nào đặt cho phù hợp, có em chọn dấu bé là kết quả đúng, nhưng có em chọn dấu lớn đó là kết quả sai. Để khắc phục điểm nhầm lẫn trên, ngay từ khi hướng dẫn các em so sánh trực tiếp hai số. Tôi quy ước với học sinh như sau: Khi so sánh hai số với nhau, số bên trái được hiểu là số sẽ đi so sánh với số còn lại, còn số bên phải được hiểu là số bị so sánh. Tên gọi dấu lớn (hoặc dấu bé) bao giờ cũng được gọi theo số đi so sánh. (Tức là số ở bên trái) Nếu số bên trái là số lớn, ta chọn dấu lớn. Nếu là số bé thì ta chọn dấu bé. Trở lại ví dụ: So sánh 20 với số 40 Ta so sánh biết được 20 bé hơn 40, ta chọn dấu bé. (20 < 40) + So sánh 90 với số 50. Ta so sánh biết được 90 lớn hơn 50, ta chọn dấu lớn. 90 > 50 Với cách hướng dẫn này giúp học sinh nhớ kí hiệu dấu ; các em dễ dàng lựa chọn được dấu phù hợp. 6. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhớ cách so sánh các số có hai chữ số Muốn làm tốt bài tập, học sinh phải nhớ được cách so sánh số có hai chữ số. Vì vậy, tôi đã giúp học sinh nhớ được cách so sánh hai số, trong từng trường hợp cụ thể sau. Lấy ví dụ bài 3 phần b trang 110 sách Toán lớp 1 - bộ sách Cánh diều Trường hợp 1: So sánh hai số có chữ số hàng chục giống nhau: Để nhớ được cách so sánh ở trường hợp này tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu, củng cố cách so sánh như sau: -Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị? -Số chục của hai số đó như thế nào? - Hai số có số chục giống nhau cần phải làm thế nào? - Nêu cách so sánh khi cả hai số có số chục giống nhau? + So sánh số 56 và 57 Cho học sinh nhận xét: - Số 56 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (5 chục và 6 đơn vị) - Số 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (5 chục và 7 đơn vị) - Hai số này có chữ số hàng chục như thế nào? (Đều bằng 5) Hai số có số chục giống nhau ta phải làm thế nào? (Ta so sánh hai chữ số của hàng đơn vị) Hướng dẫn đến đây tôi dừng lại. Các em làm bài, nêu kết quả, bạn nhận xét, giáo viên nhận xét và hỏi. - Nêu cách so sánh hai số có số chục giống nhau? (Vì 6 56) - Khi so sánh 2 số mà có chữ số hàng chục giống nhau thì ta phải làm thế nào? (Ta phải so sánh tiếp 2 chữ số hàng đơn vị, số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn) Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinh trực tiếp so sánh. Trường hợp 2. So sánh hai số có chữ số hàng chục không giống nhau: Ở trường hợp này tôi cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu, củng cố cách so sánh như sau: -Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị? -Số chục của hai số đó như thế nào? - Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau ? + So sánh số 62 với số 59 Cho học sinh nhận xét: - Số 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (6 chục và 2 đơn vị) - Số 59 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (5 chục và 9 đơn vị) - Chữ số chục của hai số trên như thế nào? - Định hướng cho các em đến đây, tôi dừng lại. Các em làm bài, nêu kết quả, bạn nhận xét, tôi kết luận kết quả đúng. Hỏi HS tiếp: - Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau ? (Vì 6 chục lớn hơn 5 chục nên 62 > 59) Vậy: Khi so sánh hai số mà có chữ số hàng chục khác nhau thì ta làm như thế nào ? (Số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn) Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên. Sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinh trực tiếp so sánh. Vì sao em khoanh vào số 9? (Vì theo thứ tự dãy số tự nhiên, số 9 là lớn nhất trong 4 số trên) b. Dạng bài khoanh vào số bé nhất Câu b: Khoanh vào số bé nhất: - Bài tập yêu cầu ta làm gì? - Có mấy số? (4 số). Đều là số có mấy chữ số? (Có một chữ số) - Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? (cần phải so sánh) Sau khi học sinh làm bài xong,các em chữa bài, Tôi củng cố: Vì sao em khoanh vào số 3? (Vì theo thứ tự dãy số tự nhiên, số 3 là bé nhất trong 4 số trên) Qua cách hướng dẫn trên, các em biết tìm hiểu đề, định hướng được cách giải quyết bài tập. Các em không còn lúng túng khi gặp dạng bài tập khó này. Dạng 3 . Dạng bài viết theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. Với dạng bài này tôi cũng giúp học sinh hiểu đề như sau: -Đề bài yêu cầu ta làm gì? - Viết theo thứ tự từ bé đến lớn là viết như thế nào? - Viết theo thứ tự từ bé đến lớn là viết như thế nào ? - Để viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc Từ lớn đến bé) các em cần phải làm gì? Sau khi nhận xét bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi: - Em đã so sánh như thế nào? Với các câu hỏi này, giúp học sinh ở các trình độ khác nhau đều hiểu được viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hay từ lớn đến bé) là viết như thế nào. Từ đó, có hướng để được làm bài tập. Ví dụ: Bài 4 phần c – trang 120 sách Toán lớp 1 tập 1 – bộ sách Cánh diều Bài tập yêu cầu gì? (Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.) - Viết theo thứ tự từ lớn đến bé là viết như thế nào? ( Số lớn nhất phải đứng đầu tiên rồi đến các số lớn tiếp theo.) Vậy để viết được các số theo thứ tự từ lớn đến bé (hay từ bé đến lớn) các em cần phải làm gì? (So sánh các số) Hướng dẫn đến đây, tôi dừng lại để học sinh làm bài. Kết quả: Theo thứ tự từ lớn đến bé: 68, 55, 49, 34 Sau khi nhận xét kết quả của học sinh, tôi chỉ vào câu a và hỏi: - Em đã so sánh như thế nào? (Các số trên có chữ số hàng chục là 6, 5, 4, 3 mà 6 > 5 > 4 > 3 nên 68 > 55 > 49 > 34. Vì vậy, thứ tự các số từ lớn đến bé là: 68, 55, 49, 34) Như vậy: Toán về so sánh các số có hai chữ số, có rất nhiều dạng bài khác nhau. Dù ở dạng bài tập nào, cuối cùng cơ bản là vẫn sử dụng cách so sánh các số có hai chữ số để làm. Điều quan trọng trước khi làm bài, cần phải giúp học sinh xác định được yêu cầu của bài. Hướng dẫn cách làm bằng hệ thống câu hỏi. Còn có một số phép so sánh,có thể sử dụng tính chất của phép tính để so sánh cho nhanh. Cần khuyến khích học sinh sử dụng cách này, để phát huy tính sáng tạo, trí thông minh khi làm bài của các em. Duy trì, thực hiện tốt việc làm trên chính là giúp các em có kĩ năng tốt về so sánh các số có hai chữ số. Phần III. Kết luận Rút ra quy tắc và các bước thực hiện khi làm toán. Ở các phần trên khi hướng dẫn HS tìm hiểu về vị trí, giá trị của mỗi số và chữ số trong các số tự nhiên, tìm hiểu về thuật ngữ toán học cũng như tìm hiểu dữ liệu của mỗi đề toán, tôi đều đã rút ra quy tắc chung để làm cho mỗi dạng toán. Ở đây tôi xin đưa thêm ra vấn đề nữa trong mảng kiến thức so sánh số tự nhiên như sau. Lấy ví dụ bài 3 trang 163 sách Toán lớp 1 - bộ sách Cánh diều Đầu tiên GV để cho HS làm bảng con thực hiện bài tập trên, kiểm tra kết quả sẽ thấy rất nhiều em điền sai. Điều tra tôi thấy nhiều em (Kể cả các bậc phụ huynh) sai lầm là so sánh không theo thứ tự, dẫn đến mặc dù biết số nào lớn, số nào bé hơn mà vẫn điền dấu sai. Quy tắc được rút ra ở đây là: - So sánh từ trái sang phải. - Số nào có nhiều chữ số hơn là số đó lớn hơn. - Số nào có ít chữ số hơn là số bé hơn. Cũng với cách làm: Nếu chưa rút ra được quy tắc, HS rất dễ nhầm lẫn với việc nhìn phiến diện cho rằng số nào có chữ số lớn hơn là số đó lớn hơn, điều đó dẫn đến việc lựa chọn dấu sai. Quy tắc được rút ra ở đây là: - So sánh số chục trước, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có số chục bé hơn thì số đó bé hơn. (Không cần so sánh đến số đơn vị nữa) - Nếu số hàng chục bằng nhau thì so sánh số đơn vị. Mỗi quy tắc trên không phải chỉ nói một lần mà qua mỗi bài tập GV lại nhắc lại một lần qua việc đàm thoại với HS như: Phải so sánh từ đâu sang đâu? - Sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra các Giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần nâng cao kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1. - Việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm nhằm đúc rút ra một số kinh nghiệm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện so sánh các số có hai chữ số. -Trên đây là những Giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của tôi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong ban lãnh đạo và đồng nghiệp.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tim_ra_cac_giai_phap_de_nang_cao_chat.docx