Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh lớp 2 về cộng, trừ có nhớ

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

a. Về học sinh :

Nhiều em tiếp thu bài chậm vì sự phát triển tư duy của học sinh chưa cao, chủ yếu là tư duy cụ thể, ghi nhớ máy móc, việc huy động vốn kiến thức thực tiễn của các em chưa nhiều. Một số em do trước đây chưa thuộc bảng cộng trừ khi thực hiện các phép tính còn phải dùng tay hoặc que tính để đếm. Học sinh đặt tính và thực hiện phép tính còn sai. Học sinh không luyện tập thực hành khi giáo viên giao nhiệm vụ học tập.

b. Về giáo viên:

Khi dạy học toán việc lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học của giáo viên nhiều chỗ chưa hợp lí dẫn đến học sinh khó tiếp thu, giờ học đơn điệu không hấp dẫn đối với học sinh. Giáo viên chưa chu đáo, tỉ mỉ với từng học sinh để kịp thời phát hiện và uốn nắn ngay. Để giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức, đồng thời củng cố được tri thức, kĩ năng, cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo, tinh tế để tìm ra các biện pháp dạy học có hiệu quả.

doc 15 trang Hương Thủy 18/04/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh lớp 2 về cộng, trừ có nhớ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh lớp 2 về cộng, trừ có nhớ

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh lớp 2 về cộng, trừ có nhớ
9	 * Tính từ phải sang trái 
	25	 * 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1 
 	54 * 2 cộng 2 bằng 4 thêm 1 bằng 5, viết 5.
	- Phép cộng có nhớ ở hàng nào? (Phép cộng có nhớ ở hàng đơn vị) 
	- Nhiều học sinh nêu lại cách tính để ghi nhớ. 
	- Cho học sinh thực hành.
	- Theo dõi giúp đỡ học sinh. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh chưa thực hiện được.
* Đối với phép tính cộng lưu ý cách đặt tính 
	- Đa số các em sai bởi chưa thuộc bảng cộng. Việc đặt tính của các em chưa đúng hàng, hoặc các em đặt tính lệch phép tính cộng có nhớ và thường quên nhớ nên khi cộng các em thường cộng sai kết quả. 
 Ví dụ: 
	67 25 48 229 236 
 + 3 +35 +42 + 5 + 5
 97 285 8 0 279 231
Vì vậy khi dạy phép cộng, đầu tiên giáo viên kiểm tra bảng cộng từng học sinh. Đây là phần quan trọng nhất vì chỉ khi các em thuộc bảng cộng thì các em mới có thể thực hiện tốt. 
Giúp học sinh nắm vững kiến thức về số tự nhiên, về hàng, về giá trị của các chữ số từ đó giúp các em nắm vững cách đặt phép tính đúng, thẳng hàng. 
Khi hướng dẫn các em thực hiện tính, tôi luôn lưu ý học sinh khi cộng từ phải sang trái, cộng từ hàng đơn vị rồi mới đến các hàng tiếp theo như hàng chục, hàng trăm.. 
Đối với những học sinh hay quên nhớ, tôi thường lưu ý các em mỗi lần cộng có nhớ các em cần đánh số lần nhớ hoặc dùng dấu chấm để đánh dấu vào bên trái số mình đang cộng. Biện pháp này giúp các em khi cộng sẽ không quên nhớ vào hàng liền kề.
Những học sinh chưa thuộc bảng cộng tôi thường xuyên kiểm tra các em, sau khi các em làm bài xong tôi thường yêu cầu các em thử lại để xem kết quả thực hiện của mình đã đúng chưa, từ đó giúp các em thấy được chỗ mình sai và tác hại của việc không thuộc bảng cộng. Qua đó chính các em này tự giác học thuộc bảng cộng để khi lên làm bài không bị sai. 
Những em đặt tính chưa đúng, tôi thường yêu cầu học sinh nhận xét cách đặt tính của bạn, chỉ ra chỗ được, chỗ chưa được của bạn để sửa. Từ những việc làm đó tôi thấy học sinh tôi làm bài bớt sai hơn và các em cũng tự tin làm bài hơn.
Ví dụ:
67 25 48 229 236 
 + 3 . + 35 . + 42 . + 5 . + 5 .
 70 60 90 234 241
5 cộng 5 bằng 10, viết 0, nhớ 1.
2 cộng 3 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
3.2.2.4. Phép trừ: 
	a) Hướng dẫn học sinh thực hiện trên khối lập phương:
	Bài: 11 - 5
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh:
 	+ Thể hiện phép tính bằng trực quan.
 	Có 11 khối lập phương, cần bớt 5 khối lập phương: Nếu ta bớt 1 khối lập phương, rồi lại bớt 4 khối lập phương nữa (tức là bớt 5 khối lập phương) thì sẽ chuyển được về các phép tính đã học.
 11 - 1 = 10; 10 – 4 = 6
Trừ 1 để được 10 rồi trừ 4.
 - GV kết luận: Trừ để được 10 rồi lấy 10 trừ số còn lại	
 Đặt tính rồi tính:
	 11	 
	 5 
 6 
	- Dựa vào hình vẽ sách giáo khoa trang 60 học sinh tìm ra cách tính nhẩm: 11 - 5 = 11 - 1 - 4 = 10 - 4 = 6
	Bài tập 2: Tính nhẩm trang 48
	11 - 3 = 	 11 - 8 = 	 11 - 6 =
	11 - 7 = 	 11 - 4 = 	 11 - 9 = 
	Trên cơ sở học sinh thuộc bảng trừ học sinh tự tìm ra kết quả mỗi phép tính hoặc học sinh tính nhẩm 11 - 3 = 11 - 1 - 2 = 10 - 2 = 8
Dựa vào cách tính nhẩm bài 11 - 5, học sinh vận dụng tính nhẩm trong các bài tiếp theo.
	b) Rèn kĩ năng đặt tính cho học sinh:
	- Hướng dẫn đặt tính của phép tính trừ như phép tính cộng: 34 - 5
	- Đây là phép tính trừ dạng gì? (Đây là phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số)
	- Hỏi: Học sinh phân tích cấu tạo số 34 và 5 (học sinh chỉ ra các hàng số 31 chữ số 3 hàng chục, chữ số 1 hàng đơn vị. Số 5 hàng đơn vị). Muốn thực hiện phép tính đúng phải đặt tính như thế nào? (Đặt tính đúng).
	- Cho học sinh thực hành bảng con, nhận xét hướng dẫn kết quả cách đặt tính. Chỉ cho học sinh thấy khi ta đặt tính không thẳng cột thì khó thực hiện phép tính và dễ cho ra kết quả sai.
	c) Rèn kĩ năng tính cho học sinh:
	`* Hướng dẫn học sinh cách tính.
	GV hướng dẫn học sinh thực hành phép tính cụ thể như sau:
	 34	 * 4 không trừ được 5 lấy 14 trừ 5 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
	 5 * 3 trừ 1 bằng 2 viết 2.
 29 
	- HS nêu cách thực hiện và kết quả phép tính. 
	- Hỏi: Hàng đơn vị của số bị trừ có trừ được cho số trừ không? (Hàng đơn vị của số bị trừ không trừ được cho số trừ).
	- Hỏi: Ta làm như thế nào? (mượn một chục ở hàng chục thành 14 để trừ, 14 trừ 5 bằng 9, viết 9, nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2 viết 2). Nhiều học sinh lặp lại.
	- Đối với các phép tính trừ có nhớ HS thực hiện thường quên không nhớ. Tôi đã hướng dẫn các em bằng cách đánh 1 dấu chấm nhỏ trên số của hàng tiếp theo. Khi thực hiện các em sẽ không bị quên. 
	*Các bài dạng 11 - 5; 13 – 5; 34 - 5; 54 – 25; Thực hiện tương tự .
	- Qua cách hướng dẫn như trên với cách dạy cộng trừ nhẩm lồng vào từng bài học phần cộng trừ có nhớ, học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động học tập theo năng lực cá nhân, học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo. Học sinh có thói quen lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình, tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy tính cộng trừ có nhớ tôi thấy hiệu quả rất khả quan, số học sinh giỏi được tăng lên đáng kể, số học sinh yếu không còn.
	* Đối với phép tính trừ các em cần lưu ý các vấn đề sau 
Các em chưa thuộc bảng trừ hoặc thuộc nhưng hay nhẩm bảng trừ này với bảng trừ khác hoặc chưa biết cách tách khi thực hiện phép trừ. 
- Học sinh đặt tính chưa thẳng hàng hoặc phép tính trừ lại làm tính cộng
- Khi trừ các em quên phần có nhớ hoặc phép trừ không nhớ lại nhớ. 
- Các em chưa tập trung chú ý nghe cô giáo giảng bài nên dẫn đến kết quả như sau: 
Ví dụ:
 81 350 583
 - 44 - 18 - 266
 47 170 329
- Việc dạy phép tính trừ là ngược lại của phép tính cộng. Để làm đúng kết quả học sinh cũng phải học thuộc bảng trừ, cách đặt tính, cách thực hiện tính. Kĩ năng thực hiện phép trừ cũng giống như thực hiện phép cộng, vì vậy khi dạy ở những dạng bài này giáo viên cũng hướng dẫn tương tự như khi dạy các bài về phép tính cộng. 
- Thường xuyên kiểm tra bảng trừ của học sinh. Ví dụ trong tiết dạy giáo viên có thể bất chợt hỏi một vài học sinh trong lớp về kết quả của một số phép tính trừ, chẳng hạn như: 12 - 5 =? ; 15 - 8 =? ; 13 - 9 =? . 
- Sau khi học sinh thuộc bảng trừ, nắm được cách trừ thì học sinh sẽ vận dụng và làm tốt phần thực hiện tính và vận dụng để tính nhẩm, tính nhanh. 
- Hướng dẫn các em khi thực hiện phép trừ có nhớ ta phải đặt tính sao cho các hàng, các cột thẳng với nhau và thực hiện từ phải sang trái (hay từ hàng đơn vị). Nếu phép trừ có nhớ, ta nhớ sang hàng liền trước của số trừ và sau khi thêm nhớ rồi mới trừ. 
- Gọi học sinh thực hiện tính, nêu cách đặt tính và nêu cách thực hiện. 
Ví dụ:
 81 350 583
 - 44 -18 -266
 37 332 319
* 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2, nhớ 1 
* 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
* Hạ 3, viết 3 
3.2.2.5. Hướng dẫn học sinh học ở lớp 
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ tức là phải có năng lực sư phạm.
	Ngoài ra giáo viên muốn tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và đạt hiệu quả cao thì cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Hiện nay, để tiến hành kịp với thời đại thì cần thay đổi một số phương pháp dạy học tích cực của học sinh để phù hợp với từng nội dung môn học, từng đối tượng và trong quá trình dạy học tôi đã sử dụng linh hoạt các biện pháp sau để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập, cụ thể là:
- Đối với việc học ở lớp duy trì truy bài đầu giờ, kiểm tra bài cũ, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh, chữa bài tập thường xuyên thông qua cán sự lớp theo dõi kiểm tra. Phát huy các phong trào đôi bạn cùng tiến.
	- Có hình thức khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích kịp thời đối với các em học sinh và nhắc nhở những em lười học, không chú ý trong giờ học.
	- Câu hỏi kiểm tra ngắn gọn, sát nội dung bài học và phù hợp với hai đối tượng học sinh: đạt và chưa đạt yêu cầu để học sinh nắm bài được tốt hơn.
	- Thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động và thảo luận theo nhóm, tổ chức trò chơi hoặc sắm vai tuỳ theo môn học, bài học. 
	- Tạo hứng thú cho học sinh bằng cách nêu gương và thi đua giữa các tổ, nhóm hoặc giữa các cá nhân...
	- Áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại theo hướng tích cực cụ thể từng môn để gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học.
	+ Khi hướng dẫn HS trả lời bài cũ: Giáo viên yêu cầu HS trả lời ngắn gọn, nắm vững kiến thức trọng tâm, trả lời hoặc làm bài tập có liên quan đến kiến thức đã học, hoàn thành bài với phép tính dễ hiểu với bước giải nhanh nhất.
	+ Khi đến lớp giáo viên sử dụng nhiều phương pháp như: Trực quan, đàm thoại, thuyết trình, thực hành. Bởi vì học sinh tiểu học, tư duy của các em là trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Do đó, Giáo viên phải sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó giáo viên nên dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành nhằm phát huy óc tưởng tượng, tư duy sáng tạo của các em. Sau mỗi dạng bài chúng ta nên cho học sinh chốt kiến thức lại.
	+ Tạo hứng thú cho các em bằng cách: Tổ chức thi giải toán nhanh, đố vui để học tổ, nhóm, áp dụng các kĩ thuật hiện đại để học sinh không nhàm chán. Sau đó cho học sinh cả lớp nhận xét, đánh giá, giáo viên bổ sung và tuyên dương, khen thưởng.
Ví dụ 1: Bài Luyện tập trang 63.
Bài 2: Tính nhẩm: 
12 - 3 = 9 12 - 4 = 8 12 - 6 = 6 
12 - 9 = 3 12 - 8 = 4 12 - 7 = 5 
	Yêu cầu học sinh nhẩm sau đó cho học sinh chơi trò chơi đố bạn mỗi em được quyền đố bạn một phép tính. Bạn trả lời đúng thưởng bạn một tràn pháo tay. Sau đó bạn đố tiếp cho đến hết bài.
Ví dụ 2: Em làm được những gì? trang 77.
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
 Yêu cầu học sinh làm bảng con. 
Đặt tính rồi tính để học sinh hứng thú trong học tập và đạt kết quả cao tránh học sinh nhàm chán, giáo viên để viên kẹo ngay phép tính em nào làm nhanh đúng, đưa bảng lên trước được thưởng viên kẹo.
 51 + 18	 4 + 62 78 - 38	 95 – 70
Ví dụ 3: Phép trừ có số bị trừ là số tròn chục trang 92: 
Bài 3: Áp dụng phương pháp hỏi đáp về đề bài yêu cầu học sinh làm vào vở, 1 học sinh làm bảng phụ, sửa bài. Gọi 3 học sinh đọc bài của mình. Nhận xét tuyên dương. 
 Bài giải
Số con cá trong vỏ ốc là:
 20 – 7 = 13 (con)
 Đáp số: 13 con cá trong vỏ ốc.
3.2.2.6. Dạy học theo nhóm
Tôi phân lớp ra từng nhóm, mỗi nhóm 4 em. Đầu giờ vào lớp các em tự kiểm tra bài cũ theo nhóm. Ngoài ra tôi còn phân công từng đôi bạn học tập ở gần các em lo động viên nhau kiểm tra bài tập cô giao làm hoặc chuẩn bị bài mới ở lớp. Ở mỗi nhóm, nếu giáo viên kiểm tra một em không làm bài cả nhóm bị trừ điểm thi đua vào tiết sinh hoạt lớp. Dạy học theo nhóm còn áp dụng cho các bài tập để các em có tính đoàn kết hợp tác trong học tập, các em còn tự phát triển năng lực của bản thân
Ví dụ: Áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn và phòng tranh. Kĩ thuật này áp dụng Bài Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 trang 86.
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
 49 + 34	58 + 23 
 68 + 7	79 + 6 
Cách thực hiện: Học sinh được chia thành 4 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ 6 em trong đó có một nhóm trưởng một thư kí, bốn thành viên và 1 tờ giấy A0 đặt trên bàn như là một chiếc khăn trải bàn.
	Chia giấy A0 một phần chính và bốn phần xung quanh. Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên làm 1 phép tính, các em suy nghĩ viết kết quả của mình vào phần cạnh "khăn trải bàn" trước mặt mình. Sau đó nhóm trưởng cùng các bạn trong nhóm sẽ thống nhất và tổng hợp ý kiến của các bạn để hoàn thành bài làm của cả nhóm và thư kí ghi vào phần chính. Khi hoàn thành thư kí lên tự chọn vị trí trên lớp thuận tiện để trưng bày sản phẩm, báo cáo kết quả cho cô và cả lớp cùng nghe, sau đó tổ chức nhận xét thống nhất chung cả lớp.
 49
+
 34
 49
+
 34
 58
+
 23
 68
+
 7 
 79
+
 6
 68
+
 7
 79
+
 6
 58
+
 23
3.2.2.7. Dạy cộng, trừ bằng các bài hát, trò chơi.
- Để giúp các em học sinh hứng thú và làm bài đạt hiệu quả cao khi học bảng cộng, trừ có nhớ chúng ta lồng ghép những bảng tính khô khan vào những bài hát vui nhộn, dễ nhớ giúp các em học dễ thuộc hơn chúng ta có thể cho các em nghe bài hát và hát theo vào cuối giờ hoặc củng cố bài học sinh hát theo như” Lời bài hát em học Toán”
Một thêm hai bằng ba
Em đưa ba ngón taу lên nàу
Mười bông hoa trừ năm
Em đưa năm ngón taу lên đều
Mười bông hoa tặng cô
Em xoaу taу số mười lên nàу
Mười bông hoa bà cho
Em hoan hô hết taу lên nàу.
- Trẻ con thích được chơi được hát làm trò vì vậy chúng ta đưa các trò chơi vào giải toán. 
Ví dụ: Áp dụng Trò chơi "Ai nhanh hơn" Bài Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 trang 93
	Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 học sinh. Mỗi học sinh làm một phép tính, bằng hình thức tiếp sức. Đội nào làm nhanh đúng đội đó thắng cuộc. 
	 43	 35	26 22
 - - - - - 	 26	 19 8 7
	3.2.2.8. Tải về hình ảnh bảng cộng, bảng trừ ngộ nghĩnh
Ngoài các phương pháp trên thì giáo viên có thể tải những hình ảnh bảng cộng, bảng trừ thật đẹp, ngộ nghĩnh và đáng yêu về in, sau đó dán ở trên lớp cho học sinh dễ quan sát, dễ nhìn dễ nhớ, có thể đính những vị trí học sinh ngồi học hay chơi và cũng có thể dùng để dạy các em học bằng những hình ảnh này hằng ngày để các em dễ nhớ dễ thuộc.
3.3. Khả năng áp dụng giải pháp:
	Đề tài sáng kiến có thể áp dụng các biện pháp nhằm Tạo hứng thú cho học sinh lớp 2 các phép cộng, trừ có nhớ. Đề tài sáng kiến có thể áp dụng trường tôi có hiệu quả và nhân rộng ra các trường bạn. 
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
	- Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn áp dụng kĩ thuật dạy học hiện đại, các trò chơi và phương pháp phù hợp trong mỗi bài tập, mỗi tiết dạy. Kết quả thu được học sinh hứng thú học tốt, rèn kĩ năng cộng, trừ qua 10 thì học sinh chủ động sáng tạo, giúp các em học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Chất lượng học sinh học môn Toán nâng lên rõ rệt. Tôi thấy học sinh phát triển về trí tuệ nhanh, các em mạnh dạn tự tin hơn khi học tập. Để có kết quả tốt như trên, tôi tiến hành khảo sát tại lớp 2/1 mà tôi được phân công giảng dạy kết quả: 
	Kết quả đạt được cụ thể của bài kiểm tra cuối năm 2022 - 2023:
Lớp
SS
Đầu năm
Cuối năm
9 - 10
7 - 8
5 - 6
1 - 4
9-10
7 - 8
5 - 6
1 - 4
2/1
29
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
20,7
6
20,7
10
34,5
7
24,1
16
55,2
8
27,6
5
17,2
0

3.5 Tài liệu kèm theo: (không có)
 Mỏ cày Bắc, ngày 16 tháng 01 năm 2024
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số :
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở.
STT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỉ lệ(%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến(ghi rõ đối với từng đồng tác giả(nếu có)
1
Lê Thị Phượng
30/10/
1976
Tiểu học Khánh Thạnh Tân 2

Dạy lớp
ĐHTH
100%
Tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Tạo hứng thú cho học sinh lớp 2 về cộng trừ có nhớ 
Tác giả sáng kiến: Lê Thị Phượng
Lĩnh vực áp dụng: Nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5/9/2022
 Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.
 Khánh Thạnh Tân , ngày 16 tháng 01 năm 2024
 Người nộp đơn
 Lê Thị Phượng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_lop_2_ve_con.doc