Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn và ứng dụng thực tế trong môn Toán 7

1.1. Lý do chọn đề tài:

a. Cơ sở lý luận:

Trong nhà trường phổ thông, các môn học có một vị trí quan trọng trong toàn bộ chương trình, bởi lẽ các môn học này góp phần hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cần phải có những người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 40/2000/QH10 đã khẳng định mục tiêu là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước.”. Luật Giáo dục năm 2005 Điều 2 đã xác định:“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

doc 37 trang Hương Thủy 04/04/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn và ứng dụng thực tế trong môn Toán 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn và ứng dụng thực tế trong môn Toán 7

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn và ứng dụng thực tế trong môn Toán 7
bánh. Nhìn lên cửa tháp cao vút như những mũi lao sắc nhọn, đứng trong lòng tháp mà tưởng như thấy cả “vũ trụ bao la”. Cửa chính của hai tháp đểu quay về hướng Nam. Tháp Đôi được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc biệt, đây là một kỹ thuật xây độc đáo của người Chăm mà ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã được. Tháp được cấu trúc thành hai phần chính: Chân tháp là khối đá (tháp lớn) và gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi, các góc tháp hiện được trang trí những nét riêng nhưng trong tổng thể vẫn là các tượng thần, các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ, những tượng chim thần Garuda  hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp kỳ vỹ này. Tất cả đều như một bức tranh sinh động chắc chắn sẽ thu hút du khách khi tới đây không thôi tò mò và thật sự ngạc nhiên về cấu trúc Tháp Đôi.
3’
GV: tổng kết bài bằng sơ đồ tư duy sau: trình chiếu 
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết hoc tiếp theo (2’)
- Ra bài tập về nhà:
 - Làm bài tâp:6 ; 7 , 11 trang 56 SGK và 8 ,12,16 trang 44 SBT
 - Bài tập cho HS khá giỏi
Chia số 184 thành 3 phần sao cho phần thứ nhất và phần thứ hai tỉ lệ với 3 và 2, phần thứ nhất và phần thứ ba tỉ lệ với 5 và7
 - Chuẩn bị bài mới:
	+ Ôn lại các kiến thức: -Định nghĩa, công thức biểu thị mối liên hệ của hai đại lượng tỉ lệ thuận 
 - Tính chất của hai đại luợng tỉ lệ thuận
 + Chuẩn bị thước,máy tính bỏ túi.
 + Tiết sau Tiết sau tiếp tục học §2 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận (tt)
 IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG: 
2.4. Kết quả thực hiện:
 a. Kết quả chung: Sau đây là bảng số liệu so sánh, đối chiếu để thấy được kết quả chung của hoạt động như sau:
Bảng số liệu cho thấy sự thay đổi trong vốn hiểu biết của một số môn học có liên quan tới nội dung môn Toán của học sinh sau khi áp dụng đề tài trong năm học 2017 – 2018. (Để có được bảng số liệu này, tôi đã tiến hành khảo sát bằng bài kiểm tra với học sinh trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài)
LỚP
Tổng số HS
Số học sinh có kiến thức liên môn tốt khi chưa áp dụng đề tài
Số học sinh có kiến thức liên môn tốt khi đã áp dụng đề tài
Tốt
Khá
TB
Tốt
Khá
TB
7A1
40
7
13
20
15
17
8
7A5
43
10
18
15
20
20
3
 b. Kết quả cụ thể:
Với giáo viên: Bản thân tôi đã đúc rút cho mình kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy môn Toán học 7 : muốn đưa nội dung tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục vào giảng dạy nhất thiết phải tuân thủ theo quy trình sau mới đạt được hiệu quả cao: 
- Đồng thời, tôi đã đưa tích hợp liên môn và ứng dụng thực tế vào các giáo án bài dạy theo đúng yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo. 
- Tôi nhận thức được việc Tích hợp liên môn và các vấn đề giáo dục giúp cho môn Toán học trở nên hấp dẫn hơn, có mối quan hệ khăng khít với các môn học khác hơn và cũng đi vào thực tiễn cuộc sống hơn.
- Tôi và các đồng nghiệp (giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường) đã tham gia nhiều hoạt động có đưa nội dung dạy học tích hợp liên môn do nhà trường tổ chức (như tổ chức học và thảo luận các chuyên đề).
Với học sinh:
 - Trước tiên là với lĩnh hội kiến thức môn Toán học của học sinh: Các em trở nên hào hứng hơn rất nhiều khi môn Toán học trở nên gần gũi với các môn học khác, gần gũi với thực tế. Vì vậy trong giờ học- học sinh rất hăng hái và không còn nói học môn toán khô khan như trước đây nữa.
 - Kiến thức liên môn của các em ngày càng được nâng cao, mở rộng. Các em còn biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những công việc trong cuộc sống.
 - Nhận thức về cách ứng xử, bảo vệ môi trường của các em đã có sự cải thiện đáng kể không chỉ về mặt tư tưởng mà còn bằng các hành động cụ thể.
+ Học sinh giảm bớt hẳn các hành động như: Đánh nhau, thiếu lễ phép với thầy cô, người lớn, trong lớp đoàn kết tạo thành những tập thể, chi đội vững mạnh.
+ 100% các lớp tham gia lao động, trực nhật vệ sinh nghiêm túc, sạch sẽ.
+ Hầu hết các em học sinh vứt rác đúng quy định, không bẻ cây xanh.
 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến: 
 a.Nội dung:
 Cuộc sống đa dạng đã đem lại cho con người không ít niềm vui. Nhưng cuộc sống cũng rất phức tạp đòi hỏi con người cần phải giải quyết một cách hợp lý, có kỹ năng. Vậy để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, để hoàn thiện bản thân, bắt kịp với xu thế mới của thế giới, của thời đại đòi hỏi con người phải có kiến thức (kiến thức này cần được trang bị trong quá trình học tập các môn học ở các nhà trường, trong cuộc sống). Nhưng để con người hiểu và nhận thức đúng đắn cũng như có những hoạt động thiết thực, cụ thể, thực sự có hiệu quả không phải là điều dễ dàng.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc tích hợp liên môn , tích hợp giáo dục với học sinh trong môn Toán học 7 nói riêng, Và ở tất cả các bộ môn nói chung. Tôi đã tìm tòi các tư liệu, các hướng khai thác về vấn đề này sao cho có hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên đây là một vấn đề hay, đã được triển khai đại trà trong vài năm nên nhiều người tìm tòi. Vì thế những vấn đề tôi đưa ra chưa hẳn là đột phá nhưng nó phần nào giúp tôi và các đồng nghiệp có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề tích hợp liên môn và giáo dục bảo vệ môi trường để vấn đề này khi đưa vào giảng dạy – đặc biệt là giảng dạy môn Toán học trở nên hấp dẫn hơn, có hiệu quả thực sự .
b.Ý nghĩa:
 Sáng kiến góp phần giúp các giáo viên có được định hướng cụ thể và một số kinh nghiệm khi đưa Tích hợp liên môn và các vấn đề xã hội vào giảng dạy môn Toán học sao cho có hiệu quả, được học sinh đón nhận và có tác động tích cực đến nhận thức của học sinh. Đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, vượt qua những tình huống, thách thức bất ngờ để hình hành năng lực sống tự lập cho các em.
 c.Hiệu quả: 
 Sau khi áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy môn Toán học đã thu được một số kết quả nhất định.
 * Sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của giáo viên và học sinh:
 - Với giáo viên: Bản thân tôi và các đồng nghiệp trong trường đã nhận thức đầy đủ về vai trò của việc tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục vào trong giảng dạy. Vì thế, ý thức sưu tầm và ý thức đưa hai nội dung này vào trong công tác dạy và học trở thành hoạt động thường xuyên, cách thức đưa vấn đề cũng hợp lý, hài hòa và hấp dẫn hơn, có hiệu quả hơn mà không làm mất đặc trưng của môn Toán học.
 - Với học sinh: Học sinh không chỉ được cung cấp thêm kiến thức của một số môn học có liên quan ( tuy không thực sự nhiều nhưng lại rất có ích cho các em trong việc vận dụng nó để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách linh hoạt). Vấn đề ứng xử và các kỹ năng trong cuộc sống đã trở thành vấn đề của bản thân từng học sinh chứ không phải là vấn đề chung của cả xã hội. Học sinh thấy hứng thú hơn với môn Toán học và nhận thấy ứng dụng của toán học rất gần gũi với thực tế cuộc sống của các em cũng như nó có mối quan hệ khăng khít với các lĩnh vực khác. Đặc biệt khi học tôi thấy học sinh không chỉ dừng lại ở việc lĩnh hội tri thức mà tri thức đó phần nào đã được biến thành hành động thực tế (Đây là một trong những mục tiêu mà giáo dục hướng tới –tức là học đi đôi với hành).
 * Sự chuyển biến trong hành động, việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh:
 - Với giáo viên: 
+ Chủ động đưa nội dung tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục vào bài dạy khi thiết kế giáo án và thực thi nó trong quá trình dạy học.
+ Chủ động sưu tầm tranh, ảnh liên quan, hướng dẫn học sinh cách thực hiện. 
+ Cùng với các cơ quan đoàn thể (trong và ngoài nhà trường) và học sinh có những việc làm góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an toàn giao thông, nâng cao hiểu biết về các môn học, áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống.
 - Với học sinh: Có những hành động, việc làm cụ thể như:
+ Chủ động nắm bắt kiến thức trong các giờ học, biết tạo mối liên hệ giữa kiến thức các môn học với nhau để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
+ Có ý thức giữ gìn và xây dựng một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp trong trường, trong lớp, trong gia đình, xã hội: sự đoàn kết trong tập thể, cách cư xử, ứng xử với người xung quanh, thực hiện tốt an toàn giao thông.
+ Chủ động dọn vệ sinh lớp học, trường học, ở nhà, địa phương.
+ Tuyên truyền vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, sống tiết kiệm,  tới bạn bè, người thân.
 d. Khả năng ứng dụng:
Đề tài đã khai thác một vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu tất cả các giáo viên bộ môn đều phải thực hiện. Vì vậy, việc ứng dụng đề tài là hoàn toàn có thể thực hiện ở tất cả các nhà trường trong cả nước.
Với các trường được trang bị thiết bị dạy và học phù hợp, giáo viên có thể dễ dàng thực hiện nội dung này với hiệu quả cao. Với những trường học chưa có điều kiện về cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu, giáo viên có thể thay thế các bức tranh bằng các hình ảnh trong sách giáo khoa, báo chí hoặc hình ảnh giáo viên sưu tầm được, hoặc thông qua ngôn ngữ để thực hiện các hoạt động giáo dục Tích hợp liên môn và tích hợp Giáo dục trong môn Toán học sao cho sinh động, hấp dẫn.
Với bản thân: Tôi đã ứng dụng đề tài vào việc giảng dạy môn Toán học 7 thường xuyên trong 2 năm qua. Và đặc biệt với những kinh nghiệm này đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình giảng dạy môn Toán ở cấp THCS.
Với các đồng nghiệp thì những vấn đề tôi nêu ra, cùng một số tư liệu tôi sưu tầm đã giúp ích cho đồng nghiệp rất nhiều trong khi giảng dạy (đặc biệt là các giáo án, các hình ảnh, các video thực tế đã có tác động rất nhiều đến học sinh khi các giáo viên sử dụng).
 e. Bài học kinh nghiệm: Qua việc nghiên cứu và giảng dạy tôi rút ra bài học.
 - Trước tiên người giáo viên cần hiểu rằng: Để trở thành một giáo viên được học sinh yêu mến phải là người có kiến thức. Muốn có được kiến thức sâu, rộng thì người giáo viên cần phải yêu nghề, kiên trì, phải đọc, sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình.
 - Phải biết học hỏi, biết lắng nghe, tìm hiểu và trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 - Có kiến thức tốt chưa hẳn đã dạy hay. Mà dạy hay cần có phương pháp khoa học cả về cách truyền đạt và nội dung kiến thức. 
 - Cần có kế hoạch cụ thể trong toàn bộ môn học, trong từng tiết học, kế hoạch trong các hoạt động thực tế để từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các em.
 g. Hướng tiếp tục nghiên cứu:
 Để hoàn thiện hơn cho sáng kiến, trong quá trình giảng dạy tôi tiếp tục đi tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề trọng tâm như:
 - Thứ nhất: Cách thức đưa vấn đề vào trong giảng dạy ở môn toán học mà tôi được phân công giảng dạy.
 - Thứ hai: Tiếp tục tìm hiểu hệ thống kiến thức các môn học để làm phong phú hệ thống kiến thức của bản thân.
Vấn đề mà tôi đưa ra trong sáng kiến không bao giờ là vấn đề cũ, lỗi thời. Bởi xã hội ngày càng phát triển kéo theo càng nhiều vấn đề phức tạp.Vì thế vấn đề giải quyết các tồn tại của xã hội hiện đại ấy đòi hỏi con người cần có năng lực giải quyết tốt ( mà năng lực giải quyết của con người có được là nhờ sự tích lũy và vận dụng kiến thức có được từ quá trình học tập, từ thực tiễn cuộc sống)
 3.2. Các đề xuất khuyến nghị:
 Tôi rất mong các đồng nghiệp, các cán bộ phụ trách chuyên môn các cấp có sự đóng góp ý kiến chân thành để tôi tiếp tục hoàn thành tốt hơn công việc này trong những năm học tới.
 Tôi cũng xin đưa ra một vài đề nghị sau:
+ Tất cả các đồng nghiệp cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng nội dung này ở tất cả các phân môn trở nên dễ dàng hơn.
- Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường:
+ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, sách tham khảo.
Trên đây, tôi đã trình bày: “ Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn và ứng dụng trong môn Toán học 7”.
Rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các cấp có thẩm quyền!
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quy nhơn, ngày 26 tháng 1 năm 2019
 Người viết
	Nguyễn Thị Hồng Hà 
Tµi liÖu tham kh¶o
1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Toán học 7 – NXBGD.
2. SGK Toán học 7 – NXBGD.
3. SGV Toán học 7 - NXBGD.
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán học THCS, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
 5. Tài liệu tập huấn: “ Tích hợp liên môn Trung học Cơ sở”
 6. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Toán học Trung học Cơ sở – Nhà xuất bản Giáo dục.
 7. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tìm hiểu qua Internet và các tư liệu tham khảo khác.
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.1
1.1. Lý do chọn đề tài .1
a. Cơ sở lý luận  ..1
b. Cơ sở thực tiễn ... 2
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm .4
1.5. Phương pháp nghiên cứu .4
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .4
2. NỘI DUNG 4
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu ...4
a. Dạy học theo chủ đề  tích hợp liên môn là gì? .......4
b. Ưu điểm dạy học theo chủ đề  tích hợp liên môn .5
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5
a. Sự cần thiết phải đưa tích hợp Liên môn vào trong trường học nói chung trong môn Toán học nói riêng ...5
b. Tình hình thực tế việc Tích hợp liên môn và ứng dụng thực tế trong giảng dạy ở nhà trường .. ..6
c. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động ..7
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp ...7
a. Giáo viên cần nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi đưa Tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Toán học cấp THCS  ..8
a1) Chỉ tích hợp với một số nội dung thực sự liên quan đến các môn học khác không gượng ép, không tràn lan, không tích hợp với bài không liên quan 8
a2) Phải đảm bảo đặc trưng của môn học không biến giờ học Toán học thành giờ bảo vệ môi trường hay luật giao thông,  giờ học của các môn khác .9
a3) Không tăng thêm nội dung kiến thức dẫn đến quá tải .9
a4) Chỉ tích hợp các mức độ phù hợp ..10
a5) Giáo viên cần tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn khi đưa Tích hợp liên môn vào giảng dạy 11
b. Giáo viên cần có kiến thức cơ bản về các môn học khác và các kiến thức xã hội có liên quan 12
c. Giáo viên cần chủ động đưa nội dung Tích hợp Liên môn vào giảng dạy với những bài liên quan. Nhưng cần có sự chọn lọc phù hợp ..13
d. Một số hình thức đưa Tích hợp liên môn vào trong môn Toán học 18
e. Phương pháp đưa Tích hợp liên môn vào môn Toán học .18
e.1. Nhóm phương pháp dùng lời ...18
e.2. Phương pháp liên hệ thực tế .20
e.3. Phương pháp hoạt động nhóm ..20
e.4. Sử dụng trò chơi tạo hứng thú cho học sinh dễ tiếp cận với nội dung kiến thức các môn học khác .21
g. Thiết kế bài giảng có sử dụng tích hợp liên môn .22
VÍ DỤ - TIẾT 24: MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG 
 TỈ LỆ THUẬN.22
2.4.Kết quả thực hiện ...................................................................................28
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..29
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến ...29
a.Nội dung ...29
b.Ý nghĩa .30
c.Hiệu quả .......30
d. Khả năng ứng dụng .31
e. Bài học kinh nghiệm .32
g. Hướng tiếp tục nghiên cứu ...32
3.2. Các đề xuất khuyến nghị ..33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................34
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_l.doc