Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2
Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán, các em sẽ biết được nhiều khái niệm toán học. Đồng thời còn rèn cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, thông qua việc giải toán của học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp Tiểu học nói chung và ở lớp hai nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên Tiểu học cần phải nâng cao chất lượng dạy học toán cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua ở khối lớp 2, tôi nhận thấy “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh. Việc học sinh học toán và giải toán có lời văn thường rất chậm chạp so với các dạng bài tập khác. Các em thường có một thói quen là: đọc đề bài qua loa, sau đó giải bài toán ngay. Vì vậy, các em còn lúng túng trong việc xác định dạng toán và tóm tắt đề toán. Khi giải bài toán các em ít tư duy, còn máy móc, mà không để ý đến dữ kiện của bài toán đã cho nên nhiều khi chọn phép tính không đúng dẫn đến kết quả sai.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

áo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Bước 3: Tóm tắt bài toán Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan trọng trong đề toán, biểu thị được bằng lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong bài toán, làm cho bài toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Các em nhìn tóm tắt có thể đọc lại bài toán một cách chính xác (học sinh sẽ giải bài toán dễ dàng hơn). Ở phần này, giáo viên cần cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt khác nhau. Ví dụ: Bài 4 (SGK - trang 14) - Một lớp học có 14 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh ? Cách 1: Nữ: 14 học sinh Nam: 16 học sinh Tất cả: .... học sinh ? ? học sinh Cách 2: 14 nữ 16 nam 16 14 Nam Nữ Cách 3: ? HS Bước 4: Giải bài toán Các em dựa vào tóm tắt để viết bài giải Lớp học đó có số học sinh là: 14 + 16 = 30 (HS) Đáp số: 30 học sinh Trong một bài toán, học sinh có thể có nhiều cách đặt khác nhau .Song trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể tôi đưa cho các em suy nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm ra các câu lời giải đúng và hay nhất phù hợp với câu hỏi của bài toán đó. Tuy nhiên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách hay nhất (ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với các em) còn các cách kia giáo viên đều công nhận là đúng và phù hợp nhưng cần lựa chọn để có câu lời giải là hay nhất để ghi vào bài giải. Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn học sinh đã phải tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy định. - Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi tóm tắt, sau gần tóm tắt là trình bày bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch chân), câu lời giải ghi cách lề khoảng 2 -> 3 ô vuông, chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3 chữ, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải ( có gạch chân) và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa). Lưu ý: Trong mọi trường hợp người giáo viên luôn luôn phải dùng thước để gạch chân và liên tục nhắc học sinh tạo cho các em bỏ thói quen xấu: gạch bằng tay. Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải: Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra , đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán va phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước: - Đọc lại lời giải. - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. - Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên. - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa. Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh 4. Biệp pháp 4: Giúp học sinh nắm chắc các bước giải. Để học sinh nắm chắc cách giải dạng bài toán này, tôi đã thường xuyên tiến hành cho các em luyện tập thực hành trong những tiết tăng buổi cũng như thường xuyên kiểm tra các em thông qua mọi hình thức trò chơi,.. 5. Biện pháp 5: Giúp học sinh khắc phục một số lỗi sai thường gặp khi giải toán có lời văn. Muốn khắc phục những lỗi sai thì việc đầu tiên là phải tìm ra những sai lầm đó. Thông qua việc theo dõi các em hàng ngày trên lớp và thông qua bài kiểm tra khảo sát, tôi nhận thấy các em mắc phải một số sai lầm sau: - Không biết phân tích đề toán dẫn đến không tìm ra được hướng giải. - Xác định sai dạng toán dẫn đến cách giải sai. - Câu trả lời sai,ghi danh số sai, tính toán sai, ghi đáp số sai. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều mắc tất cả những sai lầm trên mà mỗi em chỉ mắc một hoặc hai sai lầm khác nhau. Do đó, nhất thiết giáo viên phải phân loại thành các nhóm học sinh mắc chung một sai lầm để có biện pháp khắc phục cụ thể cho từng sai lầm đó. */ Lỗi sai khi phân tích đề toán và nhận dạng bài toán : Việc hướng dẫn học sinh phân tích, nhận dạng đề toán có vai trò hết sức quan trọng trong qúa trình giải bài toán, bởi các em chỉ có thể giaỉ bài toán một cách chính xác khi các em đã nắm vững yêu cầu của bài toán đó. Chính vì vậy, tôi đặc biệt chú ý đến việc hướng dẫnhọc sinh phân tích đề toán và nhận dạng bài toán. Với mỗi bài toán, tôi thường yêu cầu học sinh đọc đề toán ít nhất là 3 lần và sau khi đọc đề toán cần phải xác định được : Đề toán cho biết những gì? Đề toán yêu cầu ta phải tìm cái gì?. Thời gian đầu, tôi trực tiếp hỏi học sinh những câu hỏi đó. Khi học sinh trả lời trước lớp, tôi luyện cho các em cách trả lời những câu hỏi này không phải là đọc lại đề bài một cách máy móc mà phải thực sự hiểu những số liệu mà đề bài đã cho cũng như những cái mà đề toán yêu cầu phải tìm. Từ việc phân tích kỹ đề toán, tóm tắt được đề toán, giáo viên giúp các em xác định dạng toán để tìm ra cách giải vì mỗi dạng toán có cách giải khác nhau. Trong thực tế, các em cũng rất hay nhầm lẫn giữa các dạng toán như: Bài toán có liên quan đến gấp lên một số lần và bài toán có liên quan đến giảm đi một số lần; bài toán có liên quan đến rút về đơn vị dạng bài tìm giá trị của nhiều phần và dạng bài tìm số phần Với những dạng toán dễ nhầm lẫn này trước khi thực hiện bài giải học sinh phải nêu được tên dạng toán và các bước giải dạng toán đó. Nói tóm lại, nhờ có những biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích đề toán và nhận dạng bài toán tôi đã giúp các em khắc phục được những sai lầm khi tìm hướng giải cho từng bài toán cụ thể. */ Lỗi sai khi viết câu lời giải, phép tính, ghi danh số: Trong quá trình thực hiện bài giải, các em cũng mắc không ít những lỗi sai. Lỗi sai mà các em thường hay mắc nhất là câu trả lời sai. Đối với các bài toán giải bằng một phép tính, các em dễ dàng tìm được câu trả lời nhờ vào câu hỏi của đề toán. Sang bài toán giải bằng hai phép tính, do có một bước tính trung gian nên các em khó trình bày thành một câu trả lời hoàn chỉnh cho phép tính đó. Việc khắc phục lỗi sai này phần lớn dựa vào việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán. Để hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán, tôi dùng hệ thống câu hỏi đi từ phân tích đến tổng hợp. Bao giờ câu hỏi đầu tiên của phần lập kế hoạch giải cũng phải xuất phát từ cái mà đề bài yêu cầu phải tìm. để tìm được ẩn số đó, ta cần biết thêm cái gì? Điều quan trọng khi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải là giáo viên cần hướng dẫn học sinh thiết lập được mối quan hệ giữa: - Cái cần tìm với cái đã cho biết và cái chưa cho biết. - Cái chưa cho biết với cái đã cho biết. Từ đó tìm ra “nút thắt” đầu tiên cần phải tháo gỡ. Sau đó, bằng hệ thống câu hỏi tổng hợp, giáo viên giúp học sinh thiết lập các bước giải bài toán: Sau khi học sinh nắm được cái cần tìm ở từng phép tính, tôi thường nhấn mạnh để học sinh biết: ở mỗi phép tính, ta tìm cái gì thì trả lời về cái đó. Một số lỗi sai nữa mà các em thường gặp phải khi trình bày bài giải là ghi đáp số sai (thường là ghi thừa đáp số). Các em thường ghi kết quả của cả hai phép tính vào đáp số. Đối với trường hợp này, tôi phải nhấn mạnh để các em thấy rõ: Bài toán yêu cầu tìm cái gì thì ghi kết quả đó vào đáp số Nói tóm lại, trong quá trình thực hiện các bước giải bài toán có lời văn, học sinh đã mắc không ít những lỗi sai. Lỗi sai nào cũng có những nguyên nhân của nó. Điều quan trọng là giáo viên phải tìm ra đúng nguyên nhân mắc lỗi sai để từ đó có biện pháp cụ thể giúp các em khắc phục những lỗi sai đó. 6. Biện pháp 6: Khích lệ học sinh hứng thú học tập Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê các em trong học tập, rèn luyện . Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mới khen. Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp. Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn.. Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là dạy học :“ Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 – 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học. CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ KIỂM TRA Trong suốt quá trình nghiên cứu, quan sát học sinh giải toán, tôi thấy các em rất thích giải toán khi các em đã có đủ vốn kiến thức, phương pháp giải toán. Các em giải toán đúng, chính xác hơn khi các em được thầy cô nhiệt tình hướng dẫn với phương pháp dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất. Với phương pháp này tôi đã trang thiết bị cho các em vốn kiến thức phương pháp cơ bản để các em giải dạng toán này không nhầm lẫn, sai sót đến chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. Điều này đã được chứng minh qua các bài thi định kỳ ngày một nâng cao chất lượng. Cụ thể, tôi ra một bài kiểm tra sau khi học dạng toán này để lấy kết quả đối chứng so sánh. Đề bài: Bài 1: Nam có 6 lá cờ, Hùng có 9 lá cờ. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu lá cờ? Bài 2 Hải có 15 hòn bi, Hải cho bạn 6 hòn bi. Hỏi Hải còn lại bao nhiêu hòn bi? Bài 3: Lớp 2A có tất cả 40 học sinh, trong đó có 25 học sinh nữ . Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh nam ? Bài 4 : Mai có 35 cái kẹo, Mai cho Dũng một số cái kẹo, Mai còn lại 14 cái kẹo. Hỏi Mai cho Dũng bao nhiêu cái kẹo? Từ đề bài trên tôi thu được kết quả như sau: Thời gian Số lượng Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % Trước khi thực hiện 30 10 33.3 9 30.0 7 23.3 4 13.4 Sau khi thực hiện 30 17 56.7 10 33.3 3 10.0 0 Nhìn vào bảng kết quả trên, tôi thấy đó là kết quả thực chất của các em. Kết quả đó cho chúng ta thấy được có phương pháp tốt thì học sinh làm bài tốt hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập đến: - Chất lượng môn toán ở bậc Tiểu học rất quan trọng đối với việc giáo dục hiện nay. Nó góp phần là nền tảng cho các bậc học sau này. Nên trong quá trình dạy học tôi đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Giáo viên giảng dạy phải cải tiến phương pháp dạy, vận dụng phối hợp các phương pháp để học sinh phát huy tính chủ động, tính tích cực. Từ đó, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và có chất lượng hơn. - Thêm vào đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực hành một cách chính xác và hiệu quả. - Để từ đó chất lượng môn Toán nói chung và việc giải Toán có lời văn nói riêng ngày càng được nâng cao. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến: Ngay từ đầu năm của năm học, tổ tôi đã tiến hành triển khai chuyên đề Toán lớp 2 để các đồng chí nắm được phương pháp dạy dạng toán có lời văn. Cho nên khi dạy đến dạng bài toán này, phương pháp dạy theo chuyên đề đã được áp dụng với tất cả học sinh các lớp ở khối 2. Chính vì vậy, các em đã nhanh chóng nắm được cách giải của dạng toán này, các em biết phân tích để thấy được sự giống nhau, khác nhau khi thự hiện bài giải, đặc biệt là các em biết nhận dạng toán này một cách thành thục, có kĩ năng, kĩ xảo tốt. Các em học sinh trung bình thì làm khá tốt. Đó là tất cả những gì chúng ta mong muốn để có được khi dạy học sinh giải toán. Tôi mong muốn giải pháp này sẽ được áp dụng sâu rộng hơn để quá trình dạy học toán, thích giải toán và thích tìm tòi, khám phá cái mới, cái cần có khi giải toán. Đạt được tất cả những điều trên đó là thành công lớn trong giảng dạy. 3. Kiến nghị với các cấp quản lý: Để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em học tốt hơn tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: a. Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các tiết dạy chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán để giáo viên được trao đổi về biện pháp giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả Tổ chức dự giờ góp ý cho các giáo viên trong qua trình giảng dạy môn Toán. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các chuyên đề về dạy học môn Toán để giáo viên được giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp giúp cho việc dạy môn Toán được tốt hơn. Tạo điều kiện cho giáo viên được dự một số tiết Toán ở các đơn vị bạn để có điều kiện học hỏi. c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường cơ sở vật chất cho các Nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Duy trì các tiết chuyên đề cụm cho giáo viên. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy, góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc “ Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2”. Kính mong các đồng nghiệp xem xét và góp ý kiến cho tôi để tôi có nhiều thành công trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Gia Đông, ngày 10 tháng 1 năm 2023 NGƯỜI THỰC HIỆN Phạm Thị Ngoan PHẦN IV: PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đào Thái Lai - Đỗ Trung Hiệu “ SGK Toán 2” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đỗ Đình Hoan - Nguyễn Áng - Đỗ Tiến Đạt - Đào Thái Lai - Đỗ Trung Hiệu “ SGV Toán 2” – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Dạy lớp 2 - Theo chương trình Tiểu học mới - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 2, NXB Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 2, NXB Giáo dục. Chương trìnhTtiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ - BGD & ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và Đào tạo).
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc