Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới

Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác

Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học.

doc 12 trang Hương Thủy 13/04/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học Toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
ắt đầu học toán.
           - Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
           - Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học, bảng lớp, giới thiệu bài học mới.
Kích thích được sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về bài học/chủ đề sẽ học; HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi; không khí lớp học vui, chờ đợi, thích thú.
           Hoạt động 2: Khám phá
- Giúp học sinh tự khám phá, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. 
- Sử dụng các hình thức tự học, thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức, kỹ thuật dạy học sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của HS
           Hoạt động 3: Luyện tập cơ bản
           - Mục đích chủ yếu là tạo sự nối kết giữa kiến thức vừa khám phá với luyện tập đơn giản
           Hoạt động 4: Luyện tập thực hành
           - Mục đích chủ yếu là giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã nắm bắt ở hoạt động 2, 3 vào những nội dung luyện tập, những tình huống khác nhau ở mức độ cao hơn.
           - Ở hoạt động này, giáo viên cũng chỉ nêu các lệnh điều hành
 - Qua thực hành, luyện tập HS tạo thói quen biết tự kiểm tra, đánh giá (đúng hay sai, sai ở đâu, rồi tự sửa chữa). Tạo thói quen tìm tòi, phát hiện để tìm cách giải bài toán tốt hơn và có thể vận dụng để giải các bài toán tương tự trong thực tế,
 - Tự tin về bản thân khi đã nắm chắc nội dung bài học. 
Nhưng có dự kiến thêm về số lượng bài thực hành cho các đối tượng khác nhau
           Hoạt động nối tiếp
           - Mục đích chủ yếu: Tạo cơ hội cho các em gắn các nội dung đã học vào hoạt động thực tiễn, thích ứng và tự lực hoặc tự xây dựng kế hoạch hợp tác (với anh chị, cha mẹ hoặc bạn bè hoặc với những điều kiện khác nhau, )
	Các hình thức tổ chức dạy học:
Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, với sự hướng dẫn, trợ giúp hợp lí của giáo viên, hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển năng lực toán học. Quá trình đó có thể được tổ chức theo chu trình: Trải nghiệm, khám phá, rút ra bài học – Thực hành, luyện tập - Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. Như vậy, chúng ta không chỉ chú ý tới mặt tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn, với hoạt động thực hành, trải nghiệm.
Cần tăng cường hoạt động nhóm, đổi mới mối quan hệ giữa GV - HS và HS với nhau theo hướng cộng tác, nhằm phát triển năng lực cá nhân, năng lực xã hội,... Bên cạnh việc học tập những kiến thức, kĩ năng riêng lẻ, cần bổ sung các chủ đề học tập theo hướng tích hợp.
Khi tổ chức dạy học và các hoạt động trong chương trình Toán 1 cần tập trung vào các yếu tố sau:
- GV tổ chức hoạt động nhằm thúc đẩy việc học tập tích cực, chủ động của HS;
- Việc giảng dạy Toán cần chú trọng tạo một môi trường hỗ trợ học tập (gắn với thực tiễn);
- Tạo điều kiện thuận lợi cho HS có thể chia sẻ, trao đổi, tranh luận,...;
- Cung cấp đầy đủ cơ hội để HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo;
Trong SGK Toán 1 mới, rất nhiều hoạt động trải nghiệm và trò chơi được thiết kế. GV có thể cân nhắc tổ chức thành các hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm để giúp các em có cơ hội tương tác, thực hành, giúp tăng tính chủ động, tích cực trong việc học.
	Các phương pháp thường được sử dụng:
* Phương pháp trực quan
           Là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên làm cho học sinh nắm được tri thức kĩ năng của môn toán dựa trên các hoạt động quan sát trực tiếp của trẻ đối với các hiện tượng, các sự vật cụ thể có ở đời sống xung quanh trẻ. Khi sử dụng phương pháp trực quan cần lưu ý đồ dùng trực quan phải đẹp, sặc sỡ. Đồ dùng trực quan phải phong phú đa dạng
* Phương pháp giảng giải - minh hoạ
Là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên dùng lời nói để giải thích tài liệu toán có kết hợp với phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
* Phương pháp luyện tập thực hành
Là phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết các nhiệm vụ hay các bài tập để tự học sinh khắc sâu kiến thức đã học hoặc phát triển kiến thức đó trở thành kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức đó làm tính giải toán và áp dụng thực tế.
Ví dụ: Dạy bài “Các số 4, 5”. 
Hoạt động 2: Giới thiệu số 4
Sử dụng phương pháp: Trực quan, giảng giải – minh họa, thực hành.
Cách tiến hành:
Lập số. 
GV cho HS quan sát tranh và nêu yêu cầu: 
+ Hãy nói về những chiếc xe trong tranh mà em quan sát được?
- GV nói: có 4 chiếc xe ô tô, có 4 chấm tròn, ta có số 4.
- GV khuyến khích nhiều nhóm lên nói trước lớp.
- Đọc viết, số 4
- GV giới thiệu: số 4 được viết bởi chữ số 4 – đọc là “bốn”.
- GV hướng dẫn cách viết số 4. 
- Để viết số 1 , 2 , 3 , 4.
 	- Ta dùng các chữ số 1, 2 , 3 , 4.
- GV đọc số từ 1 đến 4
* Phương pháp gợi mở - vấn đáp
Phương pháp gợi mở - vấn đáp là một phương pháp dạy học toán mà ở đó người giáo viên không đưa ra kiến thức trực tiếp mà giáo viên dùng hệ thống câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trả lời từng câu.
Ví dụ: Bài “Các số 4, 5” (tiết 2)
Hoạt động: Củng cố
Sử dụng phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp.
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức trò chơi: Gió thổi. 
- GV hướng dẫn cách chơi: 
Bạn: Gió thổi, gió thổi.
Lớp: thổi ai, thổi ai?
Bạn: Thổi 4 bạn lại gần nhau. 
Tương tự với: 1, 2, 3, 5.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Mục tiêu đánh giá kết quả học tập môn Toán lớp 1 là: Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt đã nêu trong chương trình môn Toán lớp 1. 
Cần vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức đánh giá (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành,...) vào những thời điểm thích hợp. Các hình thức đánh giá cần được đảm bảo nguyên tắc học sinh bộc lộ được phẩm chất, năng lực cá nhân. 
- Đánh giá thường xuyên SGK Toán 1 mới được thiết kế với nhiều hoạt động, hệ thống bài tập đa dạng về mức độ và phong phú về hình thức từ trắc nghiệm đến câu hỏi mở, do đó giáo viên cần có sự quan sát, ghi lại quá trình thực hiện để từ đó có được đánh giá cụ thể, chính xác, đảm bảo đánh giá quá trình đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.
- Đánh giá định kì có mục đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu học tập. 
Ví dụ: Khi đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập phân hoá; đánh giá năng lực mô hình hoá toán học có thể sử dụng bài tập gắn với tình huống toán học trong thực tiễn; đánh giá năng lực giải quyết vấn đề có thể sử dụng công cụ là các tình huống yêu cầu HS phải nhận dạng, phát hiện và trình bày được vấn đề, sử dụng các câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề đó; đánh giá năng lực giao tiếp toán học có thể sử dụng các hoạt động thực hành, các trò chơi học Toán để học sinh có cơ hội được nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.
Kế hoạch dạy – học minh họa:
BÀI: SỐ 6 (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức, kĩ năng:
 - Đếm, lập số, đọc, viết số 6.
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 6.
- Làm quen số thứ tự trong phạm vi 6.
 Vận dụng thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự.
- So sánh các số trong phạm vi 6.
- Phân tích, tổng hợp số.
	2. Phẩm chất:
Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học và làm bài tập.
Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
	3. Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động 
Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của cô
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
	4. Năng lực đặc thù:
Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
Tư duy và lập luận toán học: dựa vào các tranh đếm và hình thành số 6, dùng khối lập phương lập ra được các sơ đồ tách – gộp 6.
Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: biết tìm thẻ số 6 trong bộ thực hành, biết đếm các khối lập phương, biết cách sử dụng các khối lập phương trong hoạt động lập sơ đồ tách – gộp 6.
Mô hình hóa toán học: lập được sơ đồ tách – gộp 6 từ khối lập phương để trình bày và diễn đạt nội dung, ý tưởng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Giáo viên: 6 khối lập phương, các thẻ chữ số từ 1 đến 6.
 Học sinh: 6 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Khởi động. (2 phút)
Mục tiêu: 
Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. 
Giúp HS ôn lại các dấu =, >, <.
Phương pháp – Hình thức: Trò chơi.
Cách tiến hành:
Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Giáo viên nêu yêu cầu: 
Mời 2 đội gồm 8 bạn, mỗi đội 4 bạn.
GV treo sẵn 4 bài điền dấu, mỗi em sẽ điền dấu vào bài. Đội nào xong trước sẽ thắng
Hoạt động 2: Giới thiệu số 6 (8 phút)
Mục tiêu: 
Đếm lập số, đọc, viết được số 6.
Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 6.
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, giảng giải – minh họa, thực hành.
Cách tiến hành:
Lập số
GV cho HS quan sát tranh và nêu yêu cầu: 
 + Có mấy con bướm?
 + Có mấy chấm tròn?
- GV nói: có 6 con bướm, có 6 chấm tròn, ta có số 6.
Đọc viết, số 6
GV giới thiệu: số 6 được viết bởi chữ số 6 – đọc là “sáu”.
GV hướng dẫn cách viết số 6. 
GV đọc số từ 1 đến 6
GV nhận xét, chốt và chuyển ý.
Qua hoạt động 2: 
 Thông qua việc quan sát hình và trình bày, học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
 Thông qua cách trình bày, giải thích, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học.
Hoạt động 3: Thực hành đếm, lập số (8 phút)
Mục tiêu:
Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 6
Làm quen số thứ tự trong phạm vi 6
Nội dung thuật ngữ, nói được câu sử dụng số thứ tự.
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập, làm việc nhóm.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay, khối lập phương để đếm và lập số.
- GV vỗ tay lần lượt từ 1 tới 6 cái và ngược lại.
- GV chia nhóm 5 và phân công nhiệm vụ: (HS sẽ lần lượt thay đổi nhiệm vụ)
 + 1 HS vỗ tay.
 + 1 HS bật ngón tay.
 + 1 HS viết bảng con. 
 + 1 HS xếp khối lập phương.
 + 1 HS tìm thẻ số gắn lên bảng cài.
GV quan sát, nhận xét, chuyển ý.
Qua hoạt động 3:
 Thông qua việc thực hành đếm, lập số, học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
 Thông qua việc thực hành theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
Nghỉ giữa tiết: Hát, vận động theo bài hát (1 phút)
Hoạt động 4: Tách - gộp số 6 (12 phút) 
Mục tiêu: Phân tích tổng hợp số.
Phương pháp – Hình thức: Trực quan, thực hành – luyện tập.
- GV ra hiệu lệnh.
3
4
5
- GV hệ thống lại, đặt 3 bảng con của 3 học sinh trên bảng lớp, tổ chức cho HS đọc sơ đồ.
6
6
6
3
1
2
GV nhận xét, chốt ý.
Qua hoạt động 4:
 Thông qua việc thực hành tách – gộp mô hình khối lập phương, học sinh phát triển năng lực mô hình hoá toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 Thông qua việc trình bày cách tách – gộp số, học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học.
 Hoạt động 5: Củng cố. (4 phút)
Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội kết nối kiến thức vừa học với thực tiễn cuộc sống, giao tiếp toán học.
Phương pháp, hình thức: Trò chơi, gợi mở - vấn đáp.
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức trò chơi: Truyền điện
- GV hướng dẫn cách chơi, nêu yêu cầu: đếm nhanh từ 1 đến 6 những đồ vật có trong lớp.
Qua hoạt động 5:
 Thông qua việc trình bày học sinh được phát triển năng lực giao tiếp toán học.
Hoạt động ở nhà (1 phút)
Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.
- Về nhà tập thực hiện lại thao tác tách – gộp 6, ghi và đọc lại các sơ đồ theo thao tác. (thực hiện nhiều cách khác nhau).
- Tìm những đồ vật trong nhà từ 1 đến 6
- Chuẩn bị tiếp bài Số 6 (tiết 2)

HS làm theo yêu cầu của GV.
 * Tiêu chí đánh giá: HS tham gia chơi vui, sôi nổi, điền dấu đúng và nhanh.
- HS đếm và trả lời
+ Có 6 con bướm.
+ Có 6 chấm tròn.
- HS lắng nghe.
- HS nhận biết số 6 và đọc số theo dãy, cả lớp.
- HS quan sát.
- HS viết số 6 vào bảng con và đọc “sáu”.
- HS viết bảng con các số từ 1 đến 6. 
- HS đọc xuôi, ngược dãy số vừa viết.
 * Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết được số 6; đọc, viết được số 6, đếm xuôi, ngược dãy số từ 1 đến 6.
 * Tiêu chí đánh giá: đọc to, rõ số dãy số từ 1 đến 6, viết số 6 đúng mẫu.
- HS bật ngón tay lần lượt từ 1 đến 6 ngón, (bật từng ngón như sách giáo khoa trang 38) vừa bật ngón tay vừa đếm. Một, hai, ba,. Và ngược lại: sáu, năm, bốn 
- HS lấy 6 khối lập phương rồi đếm lần lượt từ 1 đến 6. 
- HS thực hành trong nhóm. 
* Dự kiến sản phẩm: HS biết tìm thẻ số 6, bật ngón tay, viết số 6, xếp 6 khối lập phương.
* Tiêu chí đánh giá: tìm được thẻ số 6, viết số 6 đúng mẫu, xếp đúng 6 khối lập phương, bật ngón tay đúng đến 6, làm việc nhóm hiệu quả.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Mỗi HS để 6 khối lập phương trên bàn.
- HS tự tách 6 khối lập phương thành hai phần bất kì. (cá nhân).
- HS viết trường hợp tách của mình vào sơ đồ tách - gộp số trên bảng con.
- HS trình bày (đưa bảng con, nói cấu tạo số 6. Ví dụ: gồm 5 và 1, 
6 gồm 4 và 2, ...)
- HS đọc các sơ đồ tách - gộp 6 theo que chỉ và hướng dẫn của GV.
 (Mỗi sơ đồ đọc 4 cách)
Ví dụ: + 6 gồm 1 và 5
 + 6 gồm 5 và 1
 + Gộp 1 và 5 được 6
 + Gộp 5 và 1 được 6
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp.
* Dự kiến sản phẩm: : thao tác và trình bày được cách thực hiện tách – gộp 6.
* Tiêu chí đánh giá: thực hiện đúng thao tác tách – gộp, viết được sơ đồ và nói đúng nội dung sơ đồ tách – gộp 6. 
HS thi đua đếm những đồ vật có trong lớp từ 1 đến 6. (bàn, ghế, bạn nam, bạn nữ, )
- HS lắng nghe
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến này của tôi áp dụng cho học sinh lớp Một ở trường tôi, được đồng nghiệp đánh giá đạt hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi các trường tiểu học khác trong huyện để nâng cao chất lượng dạy học.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
- Tôi đã thực hiện các giải pháp trên một cách thường xuyên và thu được hiệu quả sau: 
+ Kết quả môn Toán năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 - 2021:
Kết quả
NH 2019 – 2020 
Sĩ số: 28 
NH 2020 – 2021 
Sĩ số: 33
HTT
13 – 46,4%
19 – 57,6%
HT
15 – 53,6%
14 – 42,4%
- Với những kết quả trên đã khẳng định những giải pháp mà tôi thực hiện đã mang lại hiệu quả, không những học sinh nắm được kiến thức toán học mà còn phát huy được tính tích cực của học sinh. Các em nắm vững kiến thức toán và luyện tập thành thạo các kỹ năng tính toán làm tiền đề để các em học lên các lớp trên.
3.5. Tài liệu kèm theo: không có 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_toan_lop_1_theo_ch.doc