Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động học Toán cho học sinh lớp 2 qua trò chơi học tập
I. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH SÁNG KIẾN:
Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền thụ kiến thức một chiều. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt, học sinh tiếp thu bài một cách thụ động và kết quả học tập sẽ không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Định hướng chung của đổi mới phương pháp dạy hoc trong môn Toán ở Tiểu học nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng là:” Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Một trong những hoạt động có kết quả là tổ chức trò chơi toán học giúp học sinh phát hiện kiến thức mới, luyện tập, củng cố kiến thức của bài học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và gây hứng thú cho học sinh trong học tập, đồng thời kích thích sự tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em tự thể hiện mình. Từ đó, học sinh phát triển tư duy, học tập cách xử lí nhanh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Mặt khác trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động học Toán cho học sinh lớp 2 qua trò chơi học tập

ụng để củng cố bài học. Mục đích: - Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức sau mỗi bài học. - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và nhẩm tính nhanh. - Học sinh hứng thú với hoạt động học tập, tinh thần thoải mái sau mỗi tiết học. Chuẩn bị: - Máy chiếu thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi liên quan tới mỗi bài Cách chơi: Trên màn chiếu xuất hiện hình ảnh các cây, trên cây có các quả được đánh theo số. Mỗi cái quả sẽ ứng với một câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. Học sinh sẽ được phép chọn một cái quả và trả lời câu hỏi. Nếu bạn nào trả lời sai sẽ phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. Mỗi lần trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà. Ví dụ: Trò chơi này có thể áp dụng vào bài: Hình chữ nhật - Hình tứ giác Câu hỏi 1: cho hình vẽ : Hình vẽ trên là : A. Hình chữ nhật B. Hình tứ giác Câu hỏi 2: Trong các hình dưới đây hình nào là hình tứ giác? Hình A Hình B A. Hình A B. Hình B Câu hỏi 3. Cho hình vẽ: Hình vẽ trên có mấy hình tứ giác? Mấy hình chữ nhật? 2 hình tứ giác, 1 hình chữ nhật 1 hình tứ giác, 2 hình chữ nhật C . 1 hình tứ giác, 1 hình chữ nhật Trò chơi với hình ảnh thân quen, gần gũi sẽ lôi cuốn sự chú ý của các em. Khi các em đã chú ý thì việc ghi nhớ trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả cao. Đây chính là điều mà tôi muốn hướng đến khi tổ chức trò chơi. Bên cạnh truyền thụ kiến thức qua trò chơi tôi cũng nhẹ nhàng giáo dục cho các em nhớ đến lợi ích của cây xanh. Cây xanh mang lại cho chúng ta bóng mát, hoa thơm, trái ngọt đồng thời còn giúp cho bầu không khí trở nên trong lành. Từ đó các em cần có ý thức trồng cây và bảo vệ cây xanh, cũng chính là bảo vệ môi trường. 2.4. Trò chơi: Ong đi tìm mật. (Trò chơi có thể áp dụng vào các tiết dạy liên quan đến bảng +, - , x , ; Ví dụ: Bài 23 : Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 * Mục đích : + Biết cách tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm) + Vận dụng vào giải toán có lời văn. * Chuẩn bị : + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số, mặt sau gắn nam châm. + Máy chiếu thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi liên quan tới mỗi bài 3 1 4 2 5 8 6 10 7 9 Ví dụ: Củng cố bảng chia 5: 5 : 5 35 : 5 50 : 5 30 : 5 10 : 5 15 : 5 25 : 5 45 : 5 40 : 5 20 : 5 + 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm + Phấn màu Cách chơi : + Chọn 2 đội, mỗi đội 5 em + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. - GV nêu cách chơi. * Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, Giáo viên đánh giá và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học. 70 : 7 + Tại sao chú ong không tìm được mật ? ( Vì các con chưa học bảng chia 7) + Phép tính “70 : 7” có thuộc bảng chia 5 không ? ( Không thuộc bảng chia 5. Phép tính này thuộc bảng chia 7, lên lớp 3 các con sẽ học) + Muốn chú Ong này tìm được đường về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?( 50 : 5 ) *Trò chơi này rèn luyện cho các em tính nhanh nhẹn, biết phối hợp với đồng đội để tìm được kết quả đúng trong thời gian nhanh nhất. - Chú ong là con vật rất gần gũi với các em, thường xuất hiện trong những bài hát hay bức tranh của các em nên các em rất hứng thú. Sự hứng thú đó giúp các em khắc sâu kiên thức của bài. 2.5. Trò chơi: Tìm lá cho hoa (Trò chơi có thể áp dụng vào bài 63: Luyện tập chung- trang 98) * Mục đích : + Củng cố về cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính. + Rèn tính tập thể cao. * Chuẩn bị : + 2 bông hoa màu bằng bìa cứng, mặt sau gắn nam châm. 60 55 + 8 chiếc lá xanh, có gắn nam châm mặt sau 536-476 650-590 405+145 567- 512 280-225 800- 235 635-328 427-372 * Cách chơi : Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em Gắn 2 bông hoa và những chiếc lá lên bảng rồi giới thiệu. Cô có 2 bông hoa mà nhị của nó là kết quả phải chọn nhanh những chiếc lá có phép tính ứng với kết quả ở nhị hoa và gắn vào cành hoa của đội mình để tạo thành bông hoa toán học thật đúng, thật đẹp. + 2 đội xếp hàng một, khi nghe hiệu lệnh cả 2 đội bắt đầu chơi. Đội nào nhanh, đúng thì sẽ là đội thắng cuộc. Sau khi đã đánh giá phân đội thắng - thua, Giáo viên chỉ vào chiếc lá và hỏi : 800-235 635-328 + : Tại sao con gắn lá này cho hoa ? (để học sinh trả lời) + Nếu các con gắn chiếc lá này các con sẽ gắn vào bông hoa nào? * Trò chơi này có thể áp dụng trong các tiết Luyện tập chung hoặc các tiết ôn tập. * Qua trò chơi cho thấy được đâu có phải toán học là khô cứng. Mà nếu dùng trái tim và kiến thức của bản thân mỗi giáo viên có thể tìm cho mình một phương thức giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Qua đây tôi cũng nhẹ nhàng giáo dục cho các em hoa có lá sẽ thêm đẹp, cây cần có các bộ phận để sống vì vậy không nên hái hoa hay bẻ cành cây nơi công cộng. 2.6. Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ (Trò chơi có thể áp dụng vào bài 29: Giờ, phút) *Mục đích: + Củng cố kĩ năng xem đồng hồ + Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian: giờ phút * Chuẩn bị : 4 mô hình đồng hồ * Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học) + Lần thứ nhất : gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội) , phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc quay sai bị loại khỏi cuộc chơi. + Lần thứ 2 : Các đội lại thay người chơi khác + Cứ chơi như vậy 8 – 10 lần . Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc. * Trò chơi có thể áp dụng vào các tiết học liên quan đến xem đồng hồ, giúp các con nhớ cách xem đồng hồ. Trò chơi còn có thể giáo dục cho các em hiểu rằng thời gian rất quý giá. Mỗi học sinh cần tranh thủ từng giây, từng phút để học tập. 2.7. Trò chơi: Giải cứu rừng xanh (Trò chơi có thể áp dụng vào bài 42 : Số bị chia- Số chia-Thương ) * Mục đích: Củng cố kĩ năng tìm số bị chia, số chia, thương * Chuẩn bị: +Máy chiếu thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi liên quan tới mỗi bài + Hướng dẫn: Các con vật đáng yêu vì mải chơi nên bị lạc đường về nhà, ở gần đó có một tên thợ săn độc ác đang tiến gần đến để làm hại các con vật. Em hãy chỉ đường cho mỗi chú con vật về đúng nhà của mình kẻo trời sắp tối. Biết rằng muốn về được nhà phải giải đúng bài toán ghi trên lưng mỗi con vật. * Trò chơi giúp các em khắc sâu kiến thức về cách tìm số bị chia – số chia – thương. Ngoài ra có thể áp dụng vào các tiết học khác nữa như tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ. * Trò chơi còn hình thành cho các em thói quen biết giúp đỡ người khác khi cần thiết. Và để giúp được người khác thì phải có kiến thức, muốn có kiến thức thì bản thân phải học tập tích cực. 2.8. Trò chơi trực tuyến Quizizz - Do tình hình dịch bệnh các em phải học trực tuyến, sự tương tác kém, nên khi các con học zoom tạo ra các trò chơi nhằm giúp học sinh hứng thú và kích thích hơn. * Mục đích: Củng cố kĩ năng cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 20;100 bảng nhân 2; 5 và chia 2; 5. * Chuẩn bị: +Máy chiếu thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi liên quan tới mỗi bài và các đáp án để học sinh lựa chọn. + Hướng dẫn: GV gửi link vào hộp chat để học sinh vào chơi trực tiếp. Học sinh hào hứng học tập. 2.9. Trò chơi Vòng quay may mắn * Mục đích: Củng cố các phép nhân, chia trong bảng chia 2,5. * Chuẩn bị: +Máy chiếu thiết kế vòng quay, hệ thống câu hỏi liên quan tới mỗi bài để học sinh trả lời. + Hướng dẫn: Học sinh quay vòng quay ( nếu học trực tiếp). Hoặc giáo viên chọn bắt đầu quay để chọn câu hỏi và trả lời. 2.10. Trò chơi Hộp quà bí mật * Mục đích: Củng cố các kiến thức đã học. * Chuẩn bị: +Máy chiếu thiết kế trò chơi, hệ thống câu hỏi liên quan tới mỗi bài để học sinh trả lời trong mỗi chiếc hộp. + Hướng dẫn: Học sinh chọn một chiếc hộp và bắt đầu trả lời câu hỏi trong mỗi chiếc hộp. III. KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI LỚP: - Thông qua trò chơi học sinh hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài học nhanh hơn, khắc sâu được kiến thức đã học, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Vì thế kết quả học tập của học sinh nâng lên rõ rệt. Các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê với môn toán. Qua quá trình dạy thực nghiệm trên lớp 2 vào giữa học kì II, tôi thấy các em đã có tiến bộ so với lần khảo sát trước như sau: Số học sinh Học thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL(% ) SL TL ( %) SL TL(%) 43 14 32,6 26 60,4 3 7,0 43 20 46,5 22 51,2 1 2,3 Nhờ đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng linh hoạt vào các tiết học tôi đã thu được những kết quả ban đầu. Học sinh lớp tôi đã hứng thú với môn toán. Mỗi tiết học có các bài toán được tổ chức dưới dạng trò chơi các em rất háo hức được tham gia, đặc biệt là những em còn học yếu nay đã mạnh dạn hơn. Nhờ vậy nhiều em có tiến bộ rõ rệt, tôi sẽ tiếp tục áp dụng các trò chơi nhằm giúp cho các em phát huy tính tích cực chủ động học Toán. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: 1. Hiệu quả về khoa học: Chúng ta đều hiểu rằng hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh là hai hoạt động chuyên biệt do hai chủ thể khác nhau thực hiện nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó hoạt động học đích thực của học sinh chỉ có thể thực hiện được nhờ hoạt động dạy của giáo viên và hoạt đông dạy của giáo viên chỉ có thể tồn tại khi có hoạt động của học sinh. Bản chất của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh là mối quan hệ “Thầy tổ chức-Trò hoạt động” hai hoạt động này tuy hai mà một, tuy một mà hai, vì cùng trong cơ chế phân cộng và hợp tác với nhau nhưng cùng hướng tới một mục đích chung là mục tiêu giáo dục. Giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vậy qua thực tế giảng dạy cùng với việc thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được những bài học. 2. Hiệu quả về kinh tế: Mỗi học sinh cần nghe lời bố mẹ, thầy cô giáo, chăm chỉ học tập và thường xuyên giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. Tích cực chủ động tham gia các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức cho bản thân. Điều đó thể hiện ở thói quen học hỏi, học ở bạn bè, học ở thầy, cô. Thường xuyên tham gia các hoạt động giao tiếp với bạn bè, mọi người xung quanh để phát triển ngôn ngữ và tự tin giao tiếp. Ham học hỏi, mở rộng kiến thức chẳng hạn như tham gia các sân chơi trí tuệ trên truyền hình hoặc giải toán qua mạng. Sự hướng dẫn của cô giáo cùng với sự tự giác, chủ động, tích cực, say mê học Toán của học sinh chắc chắn mỗi em sẽ đạt được kết quả tốt. 3. Hiệu quả về xã hội: Việc tổ chức trò chơi học Toán cũng như các môn học khác rất quan trọng: + Nó tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. + Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Ngoài ra mỗi người giáo viên cần phải yêu nghề, mến trẻ có lòng tin vào các em, say mê, nhiệt huyết với nghề. Luôn có những biện pháp động viên, khen ngợi các em kịp thời. Dẫn dắt các em chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo cho các em sự tin cậy yêu mến cô giáo, tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tốt- theo tinh thần học mà chơi, chơi mà học. Nắm vững các kiến thức để định hướng cho các em. Thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh, nhà trường và đồng nghiệp để tạo điều kiện tốt nhất cho các em trong quá trình học tập.Thường xuyên tham gia các đợt tập huấn đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ cho việc dạy học sinh . Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó cần không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Đặc biệt tự rèn cho mình thói quen tự học, tự tìm hiểu bởi chúng ta biết rằng “Mỗi người cần phải nhận hai thứ giáo dục: một thứ do kẻ khác truyền cho, một thứ khác quan trọng hơn, do chính mình tạo lấy” (Gibbon). Cho nên giáo viên chẳng những phải có sự hiểu biết sâu rộng trong học vấn mà phải có kĩ năng nghiệp vụ, kĩ thuật phù hợp với trình độ phát triển của văn minh nhà trường và xã hội. Vì thế học rất quan trọng, phải học tập suốt đời K.Đ.Usinxki cũng đã từng nói: “Người giáo viên còn sống chừng nào họ còn học, khi họ vừa mới ngừng việc học thì con người giáo viên trong họ cũng chết liền”. Học sinh tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. Từ đó chuẩn bị cho việc học môn Toán ở các cấp học trên, đồng thời giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày. V. TÍNH KHẢ THI: Việc thực hiện sáng kiến này giáo viên nào cũng có thể làm được. Từ đó nâng cao chất lượng học tập ở lớp 2. VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN: Đề tài được thực hiện từ tháng 9/ 2021 đến tháng 4/ 2022. VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN: Để thực hiện trò chơi học tập kinh phí không đáng kể nhưng đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian, đào sâu xuy nghĩ để phát huy tác dụng của trò chơi, tạo hứng thú học tập cho học sinh. C. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiếp tục thường xuyên tổ chức hội thảo, chuyên đề về công tác giảng dạy cho giáo viên được trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. 2. Đối với nhà trường: Các tổ khối chuyên môn sinh hoạt thường xuyên trao đổi những vấn đề còn băn khoăn cần thống nhất. Quán triệt hơn nữa tinh thần học tập của học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi được tích lũy qua thực tế giảng dạy. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được hội đồng xét duyệt và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung thêm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Người viết sáng kiến Chu Thị Cúc
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_hoc_to.doc