Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học phép chia cho học sinh lớp Ba
1. Mục đích yêu cầu:
Trong môn toán lớp 3, các phép tính số học là một trong những nội dung cơ bản. Trong các phép tính số học thì phép chia là phép tính khó và phức tạp nhất vì trong phép chia có kết hợp lồng ghép với các phép tính khác. Để thực hiện được phép tính chia đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng ước lượng, nhân nhẩm, trừ nhẩm tốt.
Trong dạy học, tổ nhận thấy rằng học sinh thường gặp khó khăn khi ước lượng tìm thương trong phép chia, đặc biệt là phép chia có dư. Học sinh chưa nắm vững bảng nhân, bảng chia, kĩ năng nhân, trừ nhẩm chưa tốt dẫn đến kết quả chia sai. Một số em học chậm thì không nhớ hết các bước thực hiện khi chia, không nắm được số dư phải bé hơn số chia.
* Ưu điểm:
- Học sinh biết thực hiện các phép chia đơn giản.
- Một số em nắm được các bước thực hiện phép chia và chia thành thạo, biết vận dụng phép chia vào giải toán.
* Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, các em một số hạn chế như: Còn một số học sinh gặp khó khăn khi ước lượng tìm thương trong phép chia; nhân nhẩm, trừ nhẩm còn chậm, chưa chính xác; chưa nắm chắc các bước thực hiện phép chia; các em chưa hứng thú học tập.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhằm khắc phục những hạn chế, đồng thời giúp giáo viên lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp, giúp cho học sinh thực hiện có hiệu quả phép chia và góp phần nâng cao chất lượng môn toán nên tổ khối 3 xin giới thiệu chuyên đề: Nâng cao hiệu quả dạy học phép chia cho học sinh lớp Ba”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học phép chia cho học sinh lớp Ba

TRƯỜNG TH KHÁNH THẠNH TÂN 2 TỔ KHỐI 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÉP CHIA CHO HỌC SINH LỚP BA 1. Mục đích yêu cầu: Trong môn toán lớp 3, các phép tính số học là một trong những nội dung cơ bản. Trong các phép tính số học thì phép chia là phép tính khó và phức tạp nhất vì trong phép chia có kết hợp lồng ghép với các phép tính khác. Để thực hiện được phép tính chia đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng ước lượng, nhân nhẩm, trừ nhẩm tốt. Trong dạy học, tổ nhận thấy rằng học sinh thường gặp khó khăn khi ước lượng tìm thương trong phép chia, đặc biệt là phép chia có dư. Học sinh chưa nắm vững bảng nhân, bảng chia, kĩ năng nhân, trừ nhẩm chưa tốt dẫn đến kết quả chia sai. Một số em học chậm thì không nhớ hết các bước thực hiện khi chia, không nắm được số dư phải bé hơn số chia. * Ưu điểm: - Học sinh biết thực hiện các phép chia đơn giản. - Một số em nắm được các bước thực hiện phép chia và chia thành thạo, biết vận dụng phép chia vào giải toán. * Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, các em một số hạn chế như: Còn một số học sinh gặp khó khăn khi ước lượng tìm thương trong phép chia; nhân nhẩm, trừ nhẩm còn chậm, chưa chính xác; chưa nắm chắc các bước thực hiện phép chia; các em chưa hứng thú học tập. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhằm khắc phục những hạn chế, đồng thời giúp giáo viên lựa chọn hình thức, phương pháp dạy học phù hợp, giúp cho học sinh thực hiện có hiệu quả phép chia và góp phần nâng cao chất lượng môn toán nên tổ khối 3 xin giới thiệu chuyên đề: Nâng cao hiệu quả dạy học phép chia cho học sinh lớp Ba” 2. Các biện pháp giúp học sinh nâng cao hiệu quả khi học phép chia: 2.1. Khảo sát nắm khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh: Trong giảng dạy hằng ngày gv theo dõi phân nhóm những em nào chưa nhẩm tìm thương được; em nào chưa nhân, trừ nhẩm được; em nào chưa nắm vững các bước chia,... để từ đó gv có kế hoạch giúp đỡ cho phù hợp như: Tổ chức phụ đạo theo từng nhóm học sinh, cho bài tập phù hợp với từng đối tượng. 2.2. Lựa chọn phương pháp phù hợp: -Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, gv tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự khám phá, giải quyết nhiệm vụ của bài để chiếm lĩnh kiến thức mới. Ví dụ bài phép chia hết và phép chia có dư, ở phần tìm hiểu kiến thức mới sau khi nêu vấn đề, tôi cho học sinh tự tìm kết quả của phép chia: 10 : 2; học sinh sẽ dựa vào kiến thức đã học về bảng nhân, bảng chia để tìm kết quả. Sau đó tôi hướng dẫn các em đặt tính và các bước tính chia. Qua cách làm này tôi nhận thấy các em hiểu bài nhanh hơn, các em học chậm được bạn chia sẻ cách làm, thực hiện theo bạn và tiếp thu bài có hiệu quả. -Tổ chức cho học sinh thực hành qua các bài tập luyện tập, thực hành trong sách giáo khoa. Ngoài ra gv phải tự thiết kế thêm nhiều bài để các em luyện tập ở các tiết học tăng cường, các tiết phụ đạo. - Tạo môi trường học tập thân thiện, không khí thoải mái khi học: + Khi các em thực hiện phép tính, nếu các em có quên bảng nhân, bảng chia gv cho phép các em mở tập ra xem, hoặc nhờ bạn giúp rồi cho các em về học lại để những lần sau làm bài tốt hơn. + Những em tiếp thu chậm, nên cho làm quen với dạng toán phép chia hết với các số nhỏ trong phạm vi 20. Sau khi các em đã hiểu về kiến thức này mới chuyển sang dạy cách chia phép chia có dư khó hơn. Từ đó các em mới dễ dàng hiểu, tiếp thu kiến thức và chia chính xác. + Tổ chức đôi bạn học tập để nhờ các em học tốt giúp em học chưa tốt. Ví dụ ở phần thực hành của bài phép chia hết và phép chia có dư gv tổ chức cho học sinh làm việc nhóm đôi, để các em nắm vững bài học giúp đỡ em chưa vững nhận ra được được các bước thực hiện phép chia, trong phép chia số dư luôn bé hơn số chia. + Tổ chức trò chơi học tập, thi đua làm bài tập để tạo không khí thoải mái cho lớp học. 2.3. Rèn kĩ năng nhân nhẩm, trừ nhẩm cho học sinh: - GV ôn tập cho học sinh nắm chắc tất cả các bảng nhân, bảng chia đã học qua các trò chơi đố bạn, trò chơi đọc bảng nhân, bảng chia tiếp sức... - Cho học sinh thực hành viết phép chia từ phép nhân, chẳng hạn: 2 × 3 = 6 thì 6 : 2 = 3; 6 : 3 = 2. - Thiết kế nhiều bài tập tính nhẩm phép trừ, phép nhân cho học sinh luyện tập. 2.4. Rèn kĩ năng ước lượng cho học sinh: * Phép chia hết: Ví dụ thực hiện phép chia 15 : 3 Yêu cầu học sinh nhớ lại 3 nhân với số nào bằng 15; (3 nhân 5 bằng 15 vậy 15 : 3 = 5), nếu học sinh nêu chưa đúng thì giáo viên hướng dẫn các em nhẩm đọc lại bảng nhân 3 để tìm kết quả. Đối với những em học tốt thì hỏi các em trong bảng chia 3 thì 15 : 3 bằng mấy? * Phép chia có dư: Có nhiều cách để ước lượng tìm thương nhưng đối với học sinh lớp 3 thì chúng ta hướng dẫn cho học sinh nhẩm tìm thương dựa vào phép chia hết sẽ giúp các em dễ nắm bắt. Ví dụ: 17 : 3 = ? Trước khi cho học sinh thực hiện 17: 3, tôi cho các em làm 15: 3 để nhớ lại cách chia và để gv liên hệ khi dạy 17: 3. Khi làm 17: 3, gv cho học sinh nhớ lại xem bảng chia 3 có 17 : 3 không? nếu không có thì giảm số bị chia xuống 1 đơn vị thành 16 : 3, tiếp tục nhớ lại bảng chia 3 xem có 16 : 3 không, nếu không tiếp tục giảm số bị chia xuống 1 đơn vị nữa thành 15 : 3, lúc này ta tìm được thương là 15: 3 = 5. Ta lấy 3 × 5 = 15; 17 – 15 = 2. Vậy phép chia 17: 3 = 5 dư 2. Cũng có thể cho học sinh đếm ngược số bị chia là 17 đến khi gặp 1 số bị chia có trong bảng chia 3 (17; 16; 15). Giáo viên phải nhắc học sinh do chưa quen nên mỗi lần chỉ giảm 1 đơn vị, nếu giảm nhiều có thể tìm sai kết quả. Tổ chức cho học sinh thực hành qua nhiều bài tập cho các em quen và nhẩm tìm thương nhanh hơn. 2.5. Hướng dẫn học sinh cách đặt tính rồi tính Do các em mới làm quen với cách đặt tính chia nên giáo viên phải hướng dẫn chậm và kĩ từng bước. Trước tiên cho các em xác định số bị chia, số chia trong phép tính. Số bị chia viết ở bên trái, số chia viết bên phải, thương viết dưới dấu gạch ngang. Phải đặt tính theo đúng cột, đúng vị trí và đúng số của các số bị chia và số chia, thương. Thực hiện các phép tính từ trái sang phải. 2.6. Giúp học sinh nắm vững các bước thực hiện phép chia: Sau khi hướng dẫn cho học sinh thực hiện phép chia, gv cho các em thảo luận xem mình đã thực hiện phép chia qua những bước nào? Sau đó gv nhận xét chốt lại và cho các em ghi nhớ các bước cơ bản là chia, nhân, trừ. Giáo viên lưu ý học sinh: Thực hiện chia từ trái sang phải, trong phép chia có dư thì số dư luôn bé hơn số chia (giáo viên chỉ vào những ví dụ cụ thể cho các em dễ nhận ra). Khi hướng dẫn học sinh giáo viên phải thao tác chậm, hướng dẫn kĩ từng bước để học sinh nắm. Đối với phép chia số có 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số thì hướng dẫn cách xác định số bị chia cho từng bước tính. 2.7. Hướng dẫn học sinh thử lại phép chia: Khi dạy phép chia gv hướng dẫn và yêu cầu học sinh thử lại sau khi tính xong, việc làm này có thể mất thời gian nhưng giúp các em có thói quen kiểm tra lại bài làm của mình và các em phát hiện chỗ sai của mình rồi tự sửa lại các em sẽ khắc sâu kiến thức hơn. - Đối với phép chia hết thì ta lấy thương nhân với số chia, nếu kết quả bằng số bị chia thì phép tính đúng. - Đối với phép chia có dư thì ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư, nếu kết quả bằng số bị chia thì phép tính đúng. 2.8. Thường xuyên ôn tập phép chia cho học sinh: Phép chia là phép tính khó nhớ nhưng dễ quên, vì vậy giáo viên phải ôn tập thường xuyên cho các em. Khi học qua các nội dung khác tôi cũng giành thời gian dạy các tiết tăng cường hoặc phụ đạo để ôn tập phép chia cho các em. 2.9. Nâng cao kĩ năng thực hiện phép chia cho học sinh: Để nâng cao kĩ năng thực hiện phép chia cho học sinh, trong tiết học tăng cường tôi soạn một số bài tập để các em thực hành, ví dụ: Bài tập 1: Những phép chia nào dưới đây có cùng số dư? a) 37 : 2; b) 64 : 5; c) 45 : 6; d) 73 : 8; e) 76 : 6; g) 453 : 9. Bài tập 2: Bạn An có 118 viên bi, bạn Ngọc có 56 viên bi. Nếu chia đều số bi của hai bạn vào 6 hộp thì mỗi hộp có mấy viên bi? Bài tập 3: Một đoàn khách gồm 55 người muốn qua sông, nhưng mỗi thuyền chỉ chở được 5 người kể cả người lái thuyền. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền để chở hết số khách đó? Để các em không bị nhàm chán khi luyện tập lại kiến thức cũ, tôi tổ chức cho các em trò chơi “Đi Tìm Kho Báu”. Tôi chia lớp thành 3 đội đi tìm kho báu, trên đường đến kho báu các nhóm sẽ gặp lần lượt các chướng ngại vật là các bài tập, giải đúng mới được đi tiếp, nhóm nào tìm được kho báu trước thì chiến thắng. Các bài tập này vừa giúp các em ôn tập phép chia, rèn kĩ năng làm bài nhanh, vừa giúp các em vận dụng phép chia vào giải các bài toán gắn với thực 6. Bài học kinh nghiệm: - Để khắc phục những khó khăn của giáo viên và học sinh trong dạy học nội dung phép chia ở lớp 3 thì mỗi giáo viên cần nắm vững trọng tâm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán nói riêng. - Phải chuẩn bị tốt bài dạy, lập được kế hoạch dạy học (hàng năm, từng tuần, từng bài). Bài soạn nên viết dưới dạng một " Kế hoạch hành động sư phạm" tập trung vào tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, xác định rõ vị trí và vai trò của giáo viên, học sinh, tài liệu và thiết bị dạy học (sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng dạy và đồ dùng học...) trong từng hoạt động dạy học chủ yếu - Xác định rõ mức độ cần đạt cho từng đối tượng học sinh. - Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh tạo điều kiện để học sinh phát triển giải quyết vấn đề của bài học rồi chiếm lĩnh kiến thức mới, thực hành luyện tập theo năng lực từng đối tượng học sinh. - Xây dựng môi trường học tập thân thiện, có tính sư phạm cao.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phep_chia_ch.doc