Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán
Theo luật giáo dục (2005) của nước ta phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm cho học sinh.
Phương pháp dạy học ở trường THCS phải tuân theo những yêu cầu đã được quy định ở luật giáo dục. Do đặc trưng ở cấp học, môn học định hướng chung về phương pháp dạy học là : “Tích cực hóa các họat động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo” (Chương trình môn toán THCS do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành năm 2002)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán

tập. Nếu học sinh vẫn còn lúng túng chưa làm được thì giáo viên gợi ý, gỡ dần từng nút thắt cho học sinh. Giáo viên cần quan sát, uốn nắn kịp thời cách trình bày bài của học sinh, vì học sinh yếu kém đa phần không biết trình bày lời giải sao cho đúng. Ví dụ : Trước khi dạy bài “Cộng hai số nguyên khác dấu” cần rèn cho học sinh kĩ năng trừ hai số tự nhiên, cộng hai số nguyên cùng dấu. Chẳng hạn bài toán “Tính: 28 – 18; 85 – 38; (-9) + (-15); (-17) + (-23); ” Trước khi dạy bài “Rút gọn phân số” cần ôn tập lại cho học sinh cách tìm ước chung lớn nhất thông qua bài tập như “Tìm ƯCLN của 18 và 30” Trước khi dạy bài “Quy đồng mẫu số nhiều phân số” cần ôn tập lại cho học sinh cách tìm bội chung nhỏ nhất, phép nhân hai số nguyên. Ví dụ “Tìm BCNN của 18 và 30”. Trong việc thực hiện ôn tập kiến thức đề đảm bảo trình độ xuất phát cần chú ý: * Mỗi bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu cách thực hiện thành thạo từng bước một. * Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách có hệ thống. * Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Ôn tập dạng toán tìm x Dạng 1: Tìm x biết: a. x + 7 = 19. b. x – 3 = 8. c. 13 – x = 5. d. 9.x = 27. e. x : 13 = 41 g. 28 : x = 14 Dạng 2: Tìm x biết: a. 3x – 8 = 713 b. (x – 19) . 5 = 50 c. 648 – 34 . x = 444 d. 114 : x + 23 = 80 Đối với dạng 1 chỉ cần các em xác định vai trò của x trong bài toán, cách tìm ra sao? Sau khi các em thực hiện tốt rồi mới chuyển sang dạng 2, yêu cầu các em xác định các thành phần cũng như quan hệ của các số, các biểu thức trong bài toán, từ đó bắt đầu giải phép toán nào trước, phép toán nào giải sau. Sau khi kiến thức lớp dưới đã được bù đắp và bằng cách hạ thấp yêu cầu đến mức tối thiểu ở các dạng bài tập tôi nhận thấy các em học sinh đã xích lại gần nhau hơn, tiếp thu bài mới tốt hơn, yêu thích học môn toán hơn. 4.2.2. Thực hiện biện pháp lấp "lỗ hổng" về kiến thức và kỹ năng cho học sinh Qua tìm hiểu thực tế cho thấy: Kiến thức có nhiều "lỗ hổng" là một "bệnh" phổ biến của học sinh yếu kém toán. Vai trò của việc đảm bảo trình độ xuất phát là cần thiết nhưng chỉ để phục vụ cho nội dung sắp học. Còn việc lấp lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng là nhiệm vụ cần thiết nhưng mang tính tổng quát không phụ thuộc ý đồ chuẩn bị cho một bài học cụ thể nào sắp tới. Trong quá trình dạy học người thầy cần quan tâm phát hiện những lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng của học sinh. Tìm ra những "lỗ hổng" điển hình đối với học sinh yếu kém mà ở trên lớp vì điều kiện thời gian chưa khắc phục được để có kế hoạch tiếp tục giúp đỡ. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy ở học sinh yếu kém toán lớp 6 thường bị hổng kiến thức chủ yếu ở phần tập hợp số nguyên, các kỹ năng như thực hiện các phép tính trên số nguyên (cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, hai số nguyên khác dấu), quy đồng mẫu các phân số, các phép tính với phân số ... ở số học. Còn về hình học, học sinh thường vẽ hình theo diễn đạt còn kém, các khái niệm về trung điểm của đoạn thẳng, tia phân giác của góc còn chưa nắm vững... Bởi thế tôi tập trung thời gian cho việc bù đắp những lỗ hổng này cho các nhóm học sinh vào các buổi học phụ đạo và cả giao bài về nhà. Ở các buổi học phụ đạo, tôi đã hệ thống hoá những kiến thức, kỹ năng còn hổng cho học sinh và đặc biệt chú ý đến hệ thống các bài tập chứa đựng nội dung kiến thức và kỹ năng cần bù đắp. Chẳng hạn: Với nhóm học sinh yếu về kỹ năng cộng, trừ số nguyên thì một mặt ở giờ học phụ đạo tôi giúp các em nhớ lại cách thực hiện đồng thời cho các em thực hành nhiều lần với bài tập đơn giản vừa sức để các em mau chóng lấy lại được kiến thức và kỹ năng cơ bản. Mặt khác tôi giao bài tập về nhà và phân công học sinh khá kiểm tra giúp đỡ, hướng dẫn thêm cho nhóm. Ví dụ: Học sinh từ khá giỏi tới học sinh yếu kém, vấn đề về số nguyên âm, nguyên dương là khó khăn, phức tạp. Tuy có hiểu bài đi chăng nữa thì các em cũng rất ngại đụng phải bài toán về số nguyên âm. Trong vấn đề này, học sinh phải phân biệt được hai số nguyên cùng dấu hay trái dấu? Tập cho học sinh cách làm thường xuyên giữa hai số cùng dấu hay trái dấu. Bài toán: a) (-10) + (-35) v (-10) và (-35) cùng dấu hay trái dấu? v Cùng dấu Þ Dấu chung: Cùng dấu: => - ( + ) Cïng dÊu th× céng Bài toán trở thành: - (10 + 35) = - 45 b) (-10) + 35 v (-10) và 35 cùng dấu hay trái dấu? v Trái dấu: => + ( - ) DÊu cña sè cã gi¸ trÞ tuyÖt ®èi lín Tr¸i dÊu th× trõ Bài toán trở thành: +(35 – 10) = 25 Các dạng tương tự, để cho các em thành thạo nhiều hơn, đòi hỏi giáo viên phải giành thời gian cho các em thực hành trên bảng nhiều hơn là nói các em làm vào vở (một tiết học luyện tập, phải cho 2/3 số học sinh trong lớp lên bảng làm bài). Giáo viên kiểm tra, thu, chấm, sửa bài vào trong vở, chỉ ra lỗi sai cho học sinh (nếu có). Thông qua đó học sinh có thể mạnh dạn hơn, không còn e dè, sợ sệt. Ở các nhóm khác cũng tiến hành tương tự. Ngoài ra, thông qua quá trình học lí thuyết và làm bài tập của học sinh tôi đã cố gắng tập cho học sinh có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng của mình và biết cách tra cứu sách vở, tài liệu để tự mình lấp những "lỗ hổng" đó. 4.3 Giúp học sinh yếu kém luyện tập đảm bảo vừa sức Đối với học sinh yếu kém, thầy giáo nên đặt quan điểm đảm bảo tính vững chắc của kiến thức lên hàng đầu. Việc luyện tập theo trình độ chung sẽ không phù hợp với học sinh yếu kém, vì vậy nhóm này cần nhiều thời gian luyện tập hơn. Trước hết phải làm cho các em hiểu rõ đề bài: Đề bài cho biết cái gì? yêu cầu cái gì? Nếu học sinh không hiểu đề bài thì không thể tiếp tục quá trình giải toán để đưa lại kết quả đúng được. Do đó giáo viên cần dành nhiều thì giờ giúp các em vượt qua được vấp váp đầu tiên này. Để rèn một kiến thức hay kỹ năng nào đó thì số lượng bài tập cùng mức độ cùng thể loại đối với các em yếu kém cần nhiều hơn bình thường cùng mức độ. Do đó giáo viên cần chú ý gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại. Ngoài ra các bài tập phải được phân với mức độ gần nhau. Cụ thể : Khi dạy phần kiến thức “Cộng, trừ phân số”, phần bài tập về nhà cho đối tượng học sinh yếu, kém tôi ra các dạng như sau: Bài 1: Tính a) ; b) ; Bài 2: Tính a) ; b) ; Bài 3: Tìm x, biết a) ; b) ; Thông thường khi ra bài tập cho đối tượng học sinh yếu, kém không nên ra quá nhiều và khó, các dạng bài tập phải vừa sức với các em đặc biệt là có kiểm tra, chấm, chữa và cho điểm để động viên, khuyến khích các em. 4.4. Giúp đỡ học sinh rèn luyện kỹ năng học tập,có phương pháp học tập phù hợp. Một thực tế vẫn xảy ra thường xuyên là học sinh không biết cách học như thế nào cho có hiệu quả. Các em do không có kỹ năng học tập nên thường chưa học kỹ, thậm chí chưa hiểu lý thuyết đã lao vào làm bài tập, đọc chưa kỹ đề đã đặt bút vào làm bài, trong khi làm bài các em thường vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn... Vì thế việc hướng dẫn các em phương pháp học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước hết cần nói rõ yêu cầu của việc học tập toán: - Phải nắm vững lý thuyết trước khi làm bài tập. - Trước một bài tập cần đọc kỹ đầu bài, vẽ phác hình ra nháp rồi vẽ lại hình rõ ràng vào vở, viết nháp cẩn thận. Lưu ý học sinh đối với môn toán luôn luôn cần một quyển vở nháp cả trong khi luyện tập và học bài. - Sau khi học xong một chương hay một phần kiến thức nào đó cần giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức (tốt nhất là bằng bảng tóm tắt hoặc bằng sơ đồ tư duy). Tóm tắt lý thuyết cơ bản và các công thức quan trọng cũng như cách giải một số dạng toán cơ bản vào tờ giấy nhớ dán vào góc học tập để học thuộc các công thức mới học hay ghi lại vào một cuốn sổ tay để các em tiện tra cứu khi cần. Phương pháp Việc áp dụng các giải pháp trên có nâng cao chất lượng kết quả học tập bộ môn toán của học sinh yếu kém không? Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Khách thể nghiên cứu 2 nhóm HS của 2 lớp 6B và 6C của trường THCS Bắc Hà – Kiến An – Hải Phòng (mỗi nhóm 20 em) Thiết kế nghiên cứu Nhóm KT trước tác động Tác động KT sau tác động Thực nghiệm – 6C 01 Dạy học có áp dụng chuyên đề bồi dưỡng học sinh yếu kém 03 Đối chứng – 6B 02 Dạy học theo phương pháp dạy học tích cực thông thường 04 Quy trình nghiên cứu Thực trạng hiện nay cho thấy vấn đề học sinh yếu kém ở các bộ môn rất trầm trọng. Trong đó môn toán không phải là ngoại lệ. Với vai trò quan trọng của bộ môn có tính quyết định đến chất lượng học tập các bộ môn khác. Hơn nữa chương trình toán THCS là những viên gạch đặt nền móng đầu tiên cho cả quá trình học tập sau này. Năm học 2013-2014, dưới sự chỉ đạo của các ban ngành giáo dục yêu cầu áp dụng các phương pháp dạy học mới: “Tích cực hóa các họat động học tập của học sinh, rèn luyện khả năng tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh nhằm hình thành và phát triển ở học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo”. Tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước những khó khăn chán nản của học sinh khi học môn toán. Với sự trao đổi, góp ý của đồng nghiệp, tôi đã thử nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 6 ở trường tôi về phương pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém học tốt môn toán và thực tế đem lại kết quả khả quan. Đo lường Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 45 phút - tiết 39 Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I. Ph©n tÝch d÷ liÖu vµ kÕt qu¶ Phép đo Nhóm đối chứng = 20 Nhóm thực nghiệm = 20 Giá trị p của T- test Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Kiểm tra trước tác động 5,5 1,64 5,7 1,94 0,3003 (không có ý nghĩa Kiểm tra sau tác động 5,7 1,51 7,0 1,37 0,0035 (Có ý nghĩa) Chênh lệch 0,2 0,13 1,3 0,57 Sau tác động giá trị p T-test = 0,0035 < 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch trong bài kiểm tra sau tác động giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa tức là sự chênh lệch điểm kiểm tra sau tác động giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. KÕt luËn chung vµ khuyÕn nghÞ - Việc giúp đỡ học sinh yếu, kém học tốt không phải là việc một sớm một chiều mà cả một quá trình thống nhất, tích cực của cả thầy và trò, là hoạt động đồng bộ của tất cả giáo viên các khối lớp. - Việc rèn học sinh yếu, kém là điều cần thiết, tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ có phương pháp riêng của bản thân nhưng dù thế nào đi nữa mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, không khí tươi vui trong các giờ học, việc hình thành thái độ học tập đúng đắn cho học sinh, động viên, khen thưởng kịp thời chính là những yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công, đem lại hứng thú cho học sinh yêu niềm đam mê, yêu thích môn học. Đa phần các em đã có hứng thú với bộ môn toán, chăm học hơn, việc bỏ tiết hạn chế rõ rệt; học sinh đã mạnh dạn học hỏi từ bạn, từ thầy, cô giáo. Đa phần các em thường xuyên phát biểu, trả lời được câu hỏi thắc mắc của giáo viên về kiến thức đã học đối với các em. Sự giao lưu kiến thức giữa thầy - trò không có vách tường ngăn cách. Đa phần lý thuyết đã được học sinh thuộc ngay trên lớp, áp dụng được bài tập trong sách giáo khoa. Chất lượng của các em đang tiến bộ ngày càng rõ rệt. Tuy vậy, chỉ có thành quả giữa thầy - trò thì chất lượng cũng không thể cao theo ý muốn, mà đòi hỏi có nhiều nguồn giúp đỡ khác như: gia đình, môi trường Đoàn - Đội trong trường liên tục có sự duy trì và có sự giúp đỡ nhiều hơn trong đồ dùng học tập, trang thiết bị cần thiết của các cấp có thẩm quyền, ... Trên đây là kết quả tôi đã tiến hành thực nghiệm qua một số năm giảng dạy, qua học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô giáo trong hội đồng nhà trường. Mục đích của tôi là làm như thế nào rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, giúp cho khả năng dạy học của mình nâng cao hơn, giảm thiểu học sinh chán học mà bỏ học, nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu dạy và học trong thời kì mới. Với kinh nghiệm và khả năng bản thân còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành từ các bạn, anh, chị đồng nghiệp, các thầy, cô giáo của hội đồng khoa học các cấp để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu trong dạy học. Tôi xin trân trọng cảm ơn! * KHUYẾN NGHỊ a) Về phía học sinh : - Trên lớp phải tập trung chú ý nghe giảng bài. - Trong giờ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. - Học bài, nắm vững lý thuyết, định lí, định nghĩa, khái niệm. - Cần tự học, chuẩn bị bài soạn ở nhà, làm bài tập về nhà thường xuyên, đầy đủ. - Luyện tập các dạng bài đã học để tạo thành kĩ năng. b) Về phía giáo viên : - Giáo viên phải nắm vững trình độ học sinh ở từng lớp, từng đối tượng để có phương pháp giảng dạy phù hợp, hệ thống câu hỏi gợi mở thích hợp. - Nắm vững sự liên hệ các chương, các bài trong chương trình, sắp xếp kiến thức để có kế hoạch giảng dạy cụ thể, phù hợp từng chương, từng bài. - Tìm hiểu và nắm vững các thuật ngữ toán học, các khái niệm, định nghiã và được dùng để định nghĩa. - Dự kiến các sai sót mà học sinh hay mắc phải. Từ đó nhấn mạnh chỗ quan trọng giúp học sinh nhớ lâu. - Cần chuẩn bị cho học sinh có tâm lý thoải mái trong khi học tập để sự tiếp thu được phát triển, chủ động phát biểu xây dựng bài, không bị ức chế bởi tâm lí sợ hãi. - Hướng dẫn học sinh giải toán theo thao tác, tránh giải tuỳ tiện và nhân đó ôn lại các thuật toán cơ bản. - Sử dụng hình vẽ, mô hình giúp học sinh nắm được khái niệm một cách trực quan làm tiết học sinh động hơn. - Có kế hoạch phụ đạo kịp thời. c) Về phía nhà trường, gia đình và xã hội: - Nhà trường cần tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để xác định đối tượng học sinh yếu kém. - Nâng cao chất lượng đại trà của các khối lớp bằng các buổi học ngoài giờ chính khoá và đặc biệt tăng cường các buổi phụ đạo cho học sinh yếu kém. - Tăng cường phối hợp giữa gia đình với nhà trường, các đoàn thể; giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm để tạo ra một sức mạnh tổng hợp. - Phát động các đợt thi đua học tập trong công tác Đội. Tổ chức các câu lạc bộ giúp nhau học tập: đôi bạn cùng tiến, học nhóm, thi đua giữa các nhóm học tập, ... - Xây dựng các tiết chuyên đề về tiết luyện tập, tiết ôn tập, rèn kĩ năng cho học sinh. - Đề nghị Ban giám hiệu và các đoàn thể thường xuyên hỗ trợ những em có hoàn cảnh khó khăn thường là những em học sinh yếu, để các em đạt kết quả tốt hơn ở cuối năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan §øc ChÝnh – T«n Th©n-SGK To¸n 6 tËp 1 – NXBGD Phan §øc ChÝnh – T«n Th©n-SGK To¸n 6 tËp 2 – NXBGD Nhóm tác giả: Lê Văn Hồng - Phạm Đức Quang - Nguyễn Thế Thạch - Nguyễn Duy Thuận - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III ( 2004 - 2007), NXB Giáo dục, 2007. Phương pháp dạy học môn Toán, Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, NXB Giáo dục, 2000, trang 160 www.google.com.vn và www.yahoo.com.vn. Híng dÉn chuÈn kiÕn thøc kÜ n¨ng cña Bé gi¸o dôc n¨m häc 2010 – 2011. D¹y vµ häc tÝch cùc. Mét sè ph¬ng ph¸p vµ kÜ thuËt d¹y häc – Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o, dù ¸n ViÖt – BØ. Nghiªn cøu khoa häc s ph¹m øng dông – Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o, dù ¸n ViÖt - BØ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_giup_hoc_sinh_yeu_ke.docx