Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giải toán Violympic cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1 đạt hiệu quả
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
a- Giúp học sinh tự luyện tập, nâng cao khả năng tư duy toán học. Rèn học sinh tính chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và tạo thêm hứng thú cho học sinh lớp 1 học tập môn Toán. Tạo điều kiện cho học sinh làm quen và sử dụng máy tính, Internet như một phương thức học tập.
3.2.2. Nội dung của giải pháp:
a/ Lựa chọn đúng đối tượng học sinh:
Lựa chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em học giỏi, hoặc chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức.
b/ Xây dựng chương trình bồi dưỡng:
Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình học, các dạng toán thường gặp. Cần phải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao. Xây dựng chương trình ôn luyện theo dạng bài và theo từng vòng thi.
Việc mở rộng cũng như nâng cao kiến thức cũng phải khoa học. Nâng cao một cách từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, từ khó vừa đến khó hơn, không nôn nóng, vội vàng, không ôn luyện tràn nan. Mỗi dạng toán cho các em làm nhiều bài, nhiều lần, phải làm thành thạo, nhuần nhuyễn sau đó mới chuyển sang dạng khác. Và sau 2 – 3 dạng lại cho học sinh ôn tập để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của các em.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giải toán Violympic cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1 đạt hiệu quả

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Kiên Lương, ngày 10 tháng 5 năm 2017 MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số: ............................ 1. Tên giải pháp: “Một vài biện pháp giải toán Violympic cho học sinh lớp Một ở trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1 đạt hiệu quả”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Mô tả bản chất của giải pháp: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Môn Toán là một trong những môn học có vị trí hết sức quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây Bộ giáo dục đào tạo đã phát động cuộc thi giải toán trên mạng. Hưởng ứng phong trào này, Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai, động viên, khích lệ giáo viên và học sinh cùng tham gia. Là giáo viên được phân công giảng dạy lớp 1 và bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng, bản thân tôi nhận thấy đây là một sân chơi rất lý thú, bổ ích và có ý nghĩa. Song để giúp các em tham gia thi giải toán có được kết quả tốt thì việc bồi dưỡng là yếu tố rất quan trọng. Cần bồi dưỡng cho các em những gì ? Bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả cao? là cả một vấn đề mà tôi còn trăn trở. Và qua hai năm thực hiện, bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa giải pháp “Một vài biện pháp giải toán Violympic cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1 đạt hiệu quả”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: a- Giúp học sinh tự luyện tập, nâng cao khả năng tư duy toán học. Rèn học sinh tính chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và tạo thêm hứng thú cho học sinh lớp 1 học tập môn Toán. Tạo điều kiện cho học sinh làm quen và sử dụng máy tính, Internet như một phương thức học tập. 3.2.2. Nội dung của giải pháp: a/ Lựa chọn đúng đối tượng học sinh: Lựa chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em học giỏi, hoặc chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức. b/ Xây dựng chương trình bồi dưỡng: Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình học, các dạng toán thường gặp. Cần phải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao. Xây dựng chương trình ôn luyện theo dạng bài và theo từng vòng thi. Việc mở rộng cũng như nâng cao kiến thức cũng phải khoa học. Nâng cao một cách từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, từ khó vừa đến khó hơn, không nôn nóng, vội vàng, không ôn luyện tràn nan. Mỗi dạng toán cho các em làm nhiều bài, nhiều lần, phải làm thành thạo, nhuần nhuyễn sau đó mới chuyển sang dạng khác. Và sau 2 – 3 dạng lại cho học sinh ôn tập để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của các em. Khi xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng còn phải tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của học sinh, không nên gò ép, gây áp lực khiến các em sợ học và cũng cần lựa chọn thời gian thích hợp hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng để giúp các em có thể tiếp thu và làm bài một cách tốt nhất. c/ Tìm ra phương pháp dạy cho từng dạng toán. Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh. Không nên máy móc gò bó, không áp đặt, tôn trọng và khích lệ những sáng tạo mà học sinh đưa ra. Giáo viên có thể gợi ý để các em tìm ra nhiều cách giải. Như thế vừa phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thú học tập với các em. Ngoài ra bật mí cho học sinh các thủ thuật giải toán nhanh. Giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải. Vì hầu hết các em chưa tự mình tổng hợp được mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Giải toán trên mạng không chỉ yêu cầu học sinh có kiến thức vững chắc mà đòi hỏi các em phải có kĩ năng làm bài nhanh, kĩ năng quan sát, thao tác trên máy tính. Để các em làm bài nhanh tôi chú trọng đến việc rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh. Việc này rất cần thiết trong tất cả các bài toán. Giáo viên phải tìm tòi, phải có “mẹo” để hướng dẫn học sinh. d / Hướng dẫn học sinh thực hành giải toán trên mạng : Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải toán trên mạng Internet thì trước hết giáo viên cũng cần truy cập mạng và vào giải như học sinh. Từ đó nắm bắt cách thức vào thi, các dạng bài, cũng như những kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh. Đồng thời qua đó dự đoán những dạng bài mà học sinh có thể lúng túng ở chỗ nào để có biện pháp khắc phục. Thường xuyên theo dõi học sinh thực hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Động viên khen ngợi và khuyến khích các em. Tạo không khí vui nhộn, trợ giúp các em kịp thời tránh để các em nản trí khi gặp bài khó. Thực tế cho thấy nếu không được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi lại dễ bị rớt ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo thói quen ở nhà là không cần phải tính toán kĩ, khi thi bị điểm thấp thì thoát ra thi lại để đạt điểm cao hơn. Việc giúp các em vững vàng tâm lý trước và trong khi thi cũng rất quan trọng. Bởi các em học sinh Tiểu học thường “ bản lĩnh” thi cử chưa tốt. Một số em hồi hộp, lo sợ khi vào phòng thi, có em do tâm lý thi 1 bài chưa tốt đã nghĩ là mình hỏng rồi thế là buông xuôi, thậm chí bỏ những bài sau hoặc thoát ra. Vì vậy giáo viên cần giúp các em có tâm lý thoải mái trước khi vào phòng thi. đ. Kết hợp với giáo viên trong tổ, phụ huynh học sinh. Khi được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh khối 1 giải toán trên mạng Internet tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm các lớp quan sát lựa chọn những em có tổ chất thông minh nhanh nhẹn . Học sinh lớp 1 yết tố trợ giúp của phụ huynh là rất quan trọng vì khả năng tự học chưa cao, các em chưa biết sử dụng máy và chưa đọc thành thạo. Vì thế tôi tạo nic và hướng dẫn phụ huynh tạo thêm nhiều nic khác để các em làm cho thuần thục. Tư vấn cho phụ huynh cách hướng dẫn các em ôn luyện ở nhà đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu, lập nic vào thi như học sinh để thấy được những vướng mắc có thể xảy ra đối với học sinh. Từ đó giáo viên có những định hướng đúng đắn, đúc rút và cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian ôn luyện, biết dự đoán các bài, dạng toán có thể xuất hiện ở những vòng tiếp theo để luyện cho các em. Thay đổi không khí học tập bằng các hình thức học tập khác nhau tạo hứng thú học tập, động viên giúp đỡ kịp thời. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Với các giải pháp nêu trên tôi đã áp dụng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu giải Toán Violympic trên mạng Internet ở lớp 1 trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1 đạt hiệu quả cao. Vì thế tôi thiết nghĩ giải pháp của tôi có thể nhân rộng với các khối lớp 1 đã và đang tham gia thi giải toán trên mạng Internet trong huyện, tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: Vận dụng những biện pháp trên vào thực tế giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh lớp tôi bồi dưỡng đã được nâng cao rõ rệt. Học sinh nắm chắc kiến thức, làm bài tốt thích thú với việc giải toán và sử dụng máy tính thành thạo. Kết quả qua các năm như sau: Năm 2014 – 2015: Vòng huyện: Đạt 1 giải nhì, và 3 giải khuyến khích. Vòng tỉnh: Đạt 1 giải nhất và 3 giải khuyến khích. Năm 2015 – 2016: Vòng huyện Đạt 1 giải I , 1 giải II, 1 giải III và 11 giải khuyến khích. Vòng tỉnh: Đạt 1 giải I, 1 giải III và 9 giải khuyến khích. Năm 2016 – 2017: Vòng huyện Đạt 1 giải I, 1 giải II, 1 giải III và . Giải khuyến khích. Vòng tỉnh: Đạt 1 giải I, 1 giải II và . giải khuyến khích. Tôi rất hài lòng với kết quả đã đạt được, tôi thấy rằng thực nghiệm của tôi đã thành công. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi ngày càng nỗ lực phấn đấu để chất lượng giáo dục huyện nhà ngày một tốt hơn. b. Phạm vi áp dụng Với các giải pháp nêu trên tôi đã áp dụng cho học sinh khối 1 trường Tiểu học thị trấn Kiên Lương 1 và có thể áp dụng cho lớp 1 ở các trường có học sinh tham gia giải toán trên mạng Internet những năm tiết theo. Trên đây là một vài biện pháp mà tôi đã áp dụng để bồi dưỡng học sinh thi giải toán trên mạng. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này để nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian nghiên cứu chưa được nhiều và bản thân còn hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo ngành và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết báo cáo Nguyễn Thị Thảo
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giai_toan_violympic.doc