Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhóm môn Toán theo mô hình trường học mới
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn.
Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng trong quá trình dạy học thì kết quả sẽ khác nhau về một số mặt như: độ lĩnh hội các tri thức, sự phát triển của trí tuệ cùng với các kĩ năng tư duy về giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi,….
Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là: tính chất tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh; tiếp nhận một cách thụ động các tri thức do giáo viên truyền thụ hay độc lập tìm tòi nghiên cứu để lĩnh hội tri thức, giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em.
Đối với dạy học sinh, học phương pháp trực quan đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu tỏ ra có nhiều ưu thế vì phù hợp với đặc điểm bộ môn. Bên cạnh các phương pháp trên các phương pháp phát huy tính cực chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học nhóm môn Toán theo mô hình trường học mới

môn phải kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm nắm vững tình hình của từng học sinh một cách cụ thể từ điều kiện hoàn cảnh đến sức học của từng em. Thông qua đó tìm được đội ngũ cán bộ lớp và những em phụ trách cán sự bộ môn có năng lực và tác phong mẫu mực. Từ đó giáo viên bộ môn tiến hành hội ý cùng giáo viên chủ nhiệm chia nhóm học tập thuận lợi theo địa bàn dân cư (tốt nhất mỗi tổ có từ 4-6 em mỗi nhóm phải có những em khá giỏi và những em trung bình yếu tạo điều kiện giúp đỡ nhau học tập và trao đổi lẫn nhau) trong mỗi nhóm điều có nhóm trưởng và nhóm phó chịu trách nhiệm điều hành, tốt hơn nữa là chia từng cặp để giúp đỡ lẫn nhau những em khá giỏi kèm những em yếu, kém. Thông qua đó các tổ nhóm giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn có thể tổ chức thi đua trong các đợt kiểm tra, thi (ví dụ: Đôi bạn đạt 15,17 điểm , nhóm không có điểm trung bình yếu ) Trong giờ lên lớp bố trí các em trong tổ nhóm ngồi gần nhau tạo điều kiện các em kèm cặp giúp đỡ nhau và giáo viên thuận lợi trong việc theo dõi đánh giá từng nhóm, tổ. 2.3.1. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm Đối với giờ học ngoài giờ và học ở nhà: + Giáo viên chủ nhiệm bàn bạc với giáo viên bộ môn từng phần từng chương của các môn học nêu chủ đề cơ bản, một số bài tập nhằm định hướng các em thảo luận. + Giáo viên chủ nhiệm phân bố thời gian và địa điểm cho từng nhóm học (Thời gian ở trường là đầu tiết học, các nhóm tổ chức truy bài cho nhau, các tiết trống được sử dụng như là một nhóm học ngoài giờ học chính ở trường) + Giáo viên phối hợp chặc chẽ với cán bộ lớp theo dõi việc học của các nhóm, các nhóm phải có sổ nhật ký ghi chép tình hình học tập chung của cả nhóm để báo cáo trong lớp khi học tập tổng hợp và báo cáo với giáo viên. + Giáo viên phải kiểm tra nhóm đột xuất nhóm hàng tháng và hàng tuần có tổng kết biểu dương kịp thời những điển hình tốt và phê phán những lệch lạc thì việc học nhóm mới thật sự hiệu quả. + Việc bố trí địa điểm cho từng nhóm cũng cần báo lại cho phụ huynh nhằm phối hợp kiểm tra giám sát. Đối với hoạt động nhóm ở lớp + Lớp học được chia thành 4-6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 4-6 học sinh. Các nhóm Trí tuệ, Năng động, Nhân ái đang thảo luận nhóm + Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm, một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm Nhóm trưởng Kiệt đang làm việc cùng các thành viên nhómTrí tuệ + Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không ỷ lại một vài người có hiểu biết và phải năng động hơn các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của các nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của nhóm. Các thành viên nhóm Năng động cùng tham gia làm việc + Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử một đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày. 2.3.2. Phương pháp tiến hành Trình tự của phương pháp “dạy học theo nhóm môn toán THCS” gồm 3 bước 1. Làm việc chung của cả lớp. - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả một giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện ấn định thời gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu. 2. Làm việc theo nhóm: - Phân công trong nhóm. - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện theo nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. 3. Thảo luận tổng kết trước lớp: - Các nhóm báo cáo kết quả. - Thảo luận chung - Giáo viên nhận xét , bổ sung , tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung. - Nếu kết quả thảo luận giữa các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng , hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. - Ví dụ 1: Phân tích đa thức thành nhân tử: 1.Làm việc chung của cả lớp: a. Xác định nhiệm vụ nhận thức: Ta có thể dùng phương pháp nào để phân tích? Và có thể kết hợp mấy phương pháp phân tích đa thức như thế thì bài toán mới hoàn chỉnh. b. Chia nhóm giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập. c. Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập. 2. Làm việc theo nhóm: a. Phân công trong nhóm: Nhóm trưởng phân công giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. b. Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm, thư ký của nhóm sẽ ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập sau khi thống nhất ý kiến trong nhóm. c. Báo cáo kết quả thảo luận: 3. Thảo luận tổng kết trước lớp: a. Đại diện nhóm trình bày trước lớp. b. Thảo luận chung: Các nhóm khác nhận xét nêu ý kiến giáo viên theo dõi uốn nắn lúc cần thiết, có thể giáo viên làm trong tài để phân xử nếu trong quá trình thảo luận các nhóm chưa có sự đồng ý thống nhất. c. Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm đưa ra đáp án đúng , tổng kết. - Ví dụ 2 Trước tiết dạy bài “ Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh” Tôi phân công 5 nhóm (mỗi nhóm 5 - 6 học sinh ) chuẩn bị cho câu hỏi sau: - Nhóm Năng động, Thanh lịch, Trí tuệ: * Vẽ tam giác ABC , biết AB =2 cm , BC= 4 cm , AC = 3cm . Dùng thước đo góc xác định số đo các góc của tam giác đó . - Nhóm Hào hiệp, Nhân ái: * Vẽ tam giác A’B’C’ , biết A’B’ = 2 cm , B’C’ = 4cm , A’C’ = 3cm , Dùng thước đo các góc của tam giác đó . Gợi ý : - Ôn lại kiến thức lớp 6 hoặc các em nghiên cứu trong Sách giáo khoa rồi trình bày cách vẽ theo từng bước . - Vẽ trên giấy tập , sử dụng thước thẳng có chia đơn vị để lấy kích thước theo yêu cầu bài toán . - Em nào quên cách sử dụng thước đo góc thì trong nhóm ta sẽ cùng ôn lại .( nếu cần giáo viên có thể hỗ trợ cho các em ) Khi đã có sự chuẩn bị cách vẽ tam giác của mỗi nhóm ở nhà, thì các em sẽ xây dựng được phần I của kiến thức bài học rất nhanh . - Sau đó đi vào phần II tôi cho các em tiếp tục hoạt động nhóm đôi lớp: -Tôi phát mỗi nhóm hai tam giác có độ dài ba cạnh bằng nhau , yêu cầu mỗi em trong nhóm đo số đo ba góc của tam giác rồi rút ra nhận xét . Sau khi quan sát các em thực hiện và cho các em trình bày nhận xét của nhóm, cuối cùng giáo viên minh hoạ bằng hình vẽ sau để thừa nhận tính chất Phần củng cố: Sau khi cho học sinh nhận dạng các cặp tam giác bằng nhau từ hình vẽ sẵn , tôi đưa ra bài tập để rèn cho các em cách trình bày một bài chứng minh hai tam giác bằng nhau , hai góc bằng nhau Tổ chức cho các em hoạt động nhóm 5 đến 6 học sinh trong thời gian 2 phút, rồi trả lời theo trên màn hình, sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày. Biện pháp thực hiện dạy học theo nhóm Bảng nhóm (Phiếu học tập) cần được sử dụng thường xuyên khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm: - Trong phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác, khối lượng công việc vừa phải đảm bảo học sinh hoàn thành trong thời gian quy định. - Hình thức trình bày gây hứng thú làm việc có quy định thời gian hoàn thành có chổ để tên nhóm, lớp để tiện việc đánh giá học sinh. - Bảng nhóm :có kết quả đúng về nội dung làm việc của học sinh. Tóm lại: - Với phương pháp học tập nhóm sẽ cho phép các thành viên nhóm phát huy tính chủ động tìm tòi phát hiện những kiến thức dễ hiểu, nhớ lâu và nắm vững kiến thức từng môn học. Với phương pháp này sẽ giúp các em nêu sáng kiến của mình và hứng thú hơn khi có sự thành công của nhóm. - Học tập theo phương pháp hợp tác theo nhóm là một phương pháp học tập tích cực theo phương hướng đổi mới phương pháp giảng dạy học tập hiện nay. - Tuy nhiên ta có thể tiến hành một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có sự tận tâm, nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đồng thời học sinh phải phát huy tính tích cực của các bậc phụ huynh. 2.4. Hiệu quả Kết quả sau học kỳ I được nâng lên rõ rệt như sau: Lớp TS HS Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài Số HS làm được TL Số HS làm được TL 8A1 29 20 69% 25 86,2% 7A1 33 5 15,2% 16 48,5% Giỏi Khá T B Yếu Kém Tổng số HS: 29 12 16 01 00 00 % 41,4 55,2 3,4 00 00 2.5. Một số biện pháp dạy học kết hợp hoạt động nhóm cần phát triển ở mô hình trường học mới a. Biện pháp vấn đáp Vấn đáp ( đàm thoại ) là biện pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời , hoặc học sinh có thể bàn cãi với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lãnh hội được nội dung bài học. Chứng cứ vào thuộc tính hoạt động nhận thức , người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp: Vấn đáp tái hiện: thầy giáo đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ , không thèm suy luận. Vấn đáp tái tạo không được xem là phương pháp quý báu sư phạm. Đó là phương pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học. Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục tiêu làm sáng tỏ một đề tài nào đó , thầy giáo lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những giá dụ minh hoạ để học sinh sáng sủa , dễ nhớ. phương pháp này đặc biệt có công hiệu khi có sự tương trợ của các phương tiện nghe – nhìn. b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Trong một tầng lớp đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường , cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những Sự tình nảy sinh trong thực tế là một năng lực đảm bảo sự Thành tựu trong cuộc sống , đặc biệt trong kinh doanh. Vì thế , tập dượt cho học sinh biết phát hiện , đặt ra và giải quyết những Sự tình gặp phải trong học tập , trong cuộc sống của cá nhân , Nhà ở và cộng đồng không chỉ cố ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. 3. KẾT LUẬN Tuy nhiên bên cạnh kết quả bước đầu đã nêu vẫn còn một số hạn chế: - Do không gian chật hẹp và thời gian hạn định của tiết học - Việc học nhóm ngoài tiết học chính thức cũng gặp không ít khó khăn: - Học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ ít, học sinh nào cũng muốn ở nhóm có bạn khá giỏi. - Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất. - Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học. Các phương pháp này cần phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên. - Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn,nghiệp vụ và vốn sống của người thầy. 4. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 4.1. Đối với giáo viên - Cần phải tâm huyết với nghề,quan tâm giúp đỡ các em lúc khó khăn, lúng túng trong bài toán khó, không nên tạo không khí ngột ngạt trong lớp học. - Cần lựa chọn nhiều phương pháp và tổ chức các hoạt động học tập khác nhau để vận dụng các giải pháp trên một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Tránh tình trạng vận dụng một cách khô cứng, máy móc làm ảnh hưởng đến hiệu quả tiết dạy và năng suất học tập bộ môn của học sinh. - Để giảng dạy hiệu quả, giáo viên cần nắm chắc lí thuyết và có những bước giải hợp lí đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức và phù hợp với đối tượng học sinh vùng miền. 4.2. Đối với học sinh - Đi học thường xuyên, chú ý nghe giảng bài, tích cực làm bài tập. - Trang bị đầy đủ các loại đồ dùng, sách giáo khoa, sách tham khảo và các đồ dùng học tập toán học khác. 4.3. Đối với các cấp quản lí giáo dục Đối với nhà trường cần đóng góp ý kiến và tổ chức nhiều chuyên đề ngoại khoá nhằm đổi mới phương pháp dạy học trong lớp trường học mới. Đồng thời giúp người thực hiện đề tài có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu ra phạm vi học sinh toàn khối trường THCS TT Vĩnh Thạnh. Được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong trường, tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi và chọn ra một hệ thống bài tập tương đối phù hợp để minh hoạ cho sáng kiến kinh nghiệm này. Trong quá trình viết sáng kiến này do điều kiện hạn hẹp về thời gian và kinh nghiệm, năng lực của bản thân còn hạn chế nên các bài tập đưa ra mới chỉ mang tính chất giới thiệu nhằm ý kiến và xây dưng với các đồng chí để cùng các bạn bè đồng nghiệp rút kinh nghiệm qua các giờ dạy thực nghiệm. Vì vậy kinh nghiệm này chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người đọc. Tôi mong rằng sẽ được tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí để sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! TT Vĩnh Thạnh, ngày 11 tháng 3 năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Minh HươngTÀI LIỆU THAM KHẢO Sách hướng dẫn Toán 7,8, NxbGD Tuyển chọn 400 bài toán 8. (Nguyễn Anh Dũng, NXB Đà Nẵng) Phương pháp dạy học các nội dung môn Toán. (Phạm Gia Đức, NXB ĐHSP, 6/2007) Bộ GD&ĐT, Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS . WWW.Violet.vn, Các đề thi, kiểm tra của các trường THCS. Bài tập số học về đại số - Tủ sách ĐHSP – Nhà xuất bản GD 1985. MỤC LỤC Trang 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................2 2.1. Cơ sở lý luận........................................................................................2 2.2. Thực trạng................................................................................................2 2.3. Các biện pháp đã tiến hành ..................................................................4 2.3.1. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm..........................................6 2.3.2. Phương pháp tiến hành...............................................................10 2.4. Hiệu quả...............................................................................................14 2.5. Một số biện pháp dạy học kết hợp hoạt động nhóm cần phát triển ở mô hình trường học mới .................................................................................14 3. KẾT LUẬN.................................................................................................15 4. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT..... ......................................................................15 4.1. Đối với giáo viên...................................................................................15 4.2. Đối với học sinh....................................................................................16 4.3. Đối với các cấp lãnh đạo........................................................................16 DUYỆT HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ....... ....... ....... ....... ....... ....... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Nguyễn Văn Lộc HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ...... ....... ....................... HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ ....... ....... ................. ....... .......
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_nhom_mon_to.doc