Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT:
Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác. Nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và học được Toán, dạy học Toán ở trường phổ thông nói chung cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể. Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

sinh bớt căng thẳng. Giải pháp 4. Giúp học sinh hiểu sâu và giải quyết vấn đề sáng tạo Đây là điều rất cần thiết trong dạy học toán, dạy học phát triển tư duy toán học, tư duy logic. Ví dụ: Thay vì tìm ra câu trả lời của học sinh bằng cách hỏi đúng hay sai, hãy hỏi các em nhiều câu hỏi hơn, những câu hỏi gợi mở, khích lệ. Cần giúp học sinh khám phá kiến thức trong quá trình học nhất là đối với những học sinh rụt rè, học sinh có yếu tố tâm lý không vững vàng. Bằng trực quan, dẫn dắt học sinh tự tìm kiến thức, giúp các em hứng thú, độc lập suy nghĩ giải quyết yêu cầu. Với bài: “Số bị trừ, số trừ, hiệu” (trang 14, tập Một), tôi tiến hành phần Khám phá như sau: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khám phá: - GV trình chiếu tranh trong sgk/14 Còn lại bao nhiêu con chim? Hỏi:- Trong tranh bao nhiêu con chim? - Có mấy con chim bay đi? - Bạn Rô- bốt hỏi gì? - Thảo luận nhóm đôi và viết phép tính tìm số con chim còn lại? (trong thời gian 2’) - Em hãy đọc phép tính? - Vậy trên cành còn lại bao nhiêu con chim? - Em đã làm thế nào để tìm được số con chim còn lại? - GV trình chiếu lần lượt và giới thiệu: - GV giới thiệu: Trong phép trừ trên: + 12 được gọi là số bị trừ, 2 gọi là số trừ. + 10 (kết quả phép trừ) gọi là hiệu. - Lưu ý HS: Trong phép trừ trên 12 gọi là số bị trừ, 2 gọi là số trừ,10 gọi là hiệu nên 12- 2 cũng gọi là hiệu. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép trừ, chỉ rõ các thành phần của phép trừ. - Qua các ví dụ, hãy cho biết hiệu là kết quả của phép tính gì? - Khi biết số bị trừ, số trừ, ta làm như thế nào để tìm được hiệu? => Chốt : Nêu lại các thành phần của phép trừ? - Hs quan sát và trả lời câu hỏi: + Trong tranh có tất cả 12 con chim. + Có 2 con chim bay đi. + Còn lại bao nhiêu con chim? + HS thảo luận, viết bảng con. + Đọc: 12- 2 = 10 + Trên cành còn lại 10 con chim - Vài HS nhắc lại. + Em lấy 12 con chim trừ đi 2 con chim thì còn lại 10 con chim. - Theo dõi - Lắng nghe - Cá nhân, đồng thanh nhắc lại. - HS nhắc lại: 12- 2 cũng gọi là hiệu. - HS lấy ví dụ và chia sẻ. - Hiệu là kết quả của phép tính trừ. - Để tìm hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - Cá nhân, đồng thanh nêu. Giải pháp 5. Tư duy phát triển Người giáo viên có năng lực tổ chức các hoạt động học tập là biết đưa học sinh vào trung tâm của hoạt động học, là giúp học sinh hiểu rằng sai sót là một phần tất yếu của quá trình học tập. Khi phát hiện lỗi sai giáo viên không nên tự chỉnh sửa mà phải giúp học sinh được tiếp cận bằng những câu hỏi tập trung vào điều học sinh học được từ lỗi sai đấy. Giáo viên hãy cẩn trọng lời nói trong các tình huống thử thách. Ví dụ: Khi học bài 2 trang 75 SGK Toán lớp 2 Tập 2: Người ta làm một cây cầu gỗ trên hồ nước và đóng cọc làm thành cầu (như hình vẽ). Hai cọc cạnh nhau cách nhau đúng 1 m. a) Chiều dài đoạn AB là m. b) Độ dài cây cầu được tính bằng độ dài đường gấp khúc ABCD. Độ dài cây cầu là m. GV cần hướng dẫn học sinh tìm chiều dài của đoạn AB bằng cách quan sát hình vẽ và đếm số khoảng cách giữa các cọc (một bên cầu). Để tìm ra độ dài của cây cầu là bao nhiêu mét học sinh tư duy để tìm ra kết quả đúng. Các em đo chiều dài của đoạn AB, đoạn BC và đoạn CD sau đó sử dụng phép cộng hoặc có em thì đếm số khoảng cách. Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó. Để tránh hs làm sai, giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi để học sinh tự tìm ra kết quả đúng. Giải pháp 6. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy, kỹ thuật khăn trải bàn... Ví dụ: Khi dạy bài: Bảng cộng qua 10, tôi có thể sử dụng kĩ thuật dạy học “mảnh ghép” trong phần Khám phá Vòng 1 : Hoàn thành phép cộng: 8 + 4=? 9 + 6=? 7+ 8=? 5 + 6=? Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm. Giao nhiệm vụ: nhóm 1và 2 phép tính thứ nhất, nhóm 3 và 4: phép tính thứ hai, nhóm 5; 6 phép tính thứ ba, nhóm 7 và 8 phép tính thứ tư. GV phát phiếu học tập cho học sinh. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc theo nhóm. Vòng 2: Giáo viên thông báo chia nhóm mới, thời gian làm việc nhóm mới. Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vòng 1. GV giao nhiệm vụ mới: - Nêu kết quả? Trình bày cách tính? Giải pháp 7. Vận dụng dạy học định hướng hành động Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành. Khi dạy bài “ Nặng hơn, nhẹ hơn”, việc cho học sinh cân cặp sách, túi quả, sách giáo khoa, tập vở...giúp các em được hoạt động trong nhóm, kết hợp hoạt động tay chân, gắn thực tiễn với lí thuyết, các em biết so sánh tìm ra vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn. Giải pháp 8. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thực hành trong dạy học. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Người giáo viên tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử, mạng trường học kết nối Với các tiết dạy có thể sử dụng công nghệ thông tin tôi đều sử dụng, học sinh rất hứng thú học, hiệu quả lại cao. Chẳng hạn, dạy bài Bảng cộng qua 10-sgk trang 34 tập một, khi hướng dẫn bài tập 2: Tìm cá cho mèo Giáo viên có thể trình chiếu bài 2 trang 34, đưa câu chuyện vui “ Mèo tìm cá” lồng vào bài toán, gây hứng thú cho học sinh qua việc quan sát tranh. Học sinh tính nhẩm kết quả các phép tính ở mèo rồi tìm số ghi ở con cá là kết quả của mỗi phép tính đó, từ đó biết được mèo nào lấy được cá nào. Từ bài toán này, GV có thể đặt học sinh vào tình huống có vấn đề khác bằng cách thay số ở cá 13 thành 11 (trên màn hình trình chiếu), rồi hỏi “Mèo nào không lấy được cá?” , giúp học sinh phát huy năng lực. Việc sử dụng công nghệ thông tin có thể áp dụng trong từng hoạt động: Khởi động kết nối, khám phá, luyện tập( chữa bài)... Cũng có thể GV chụp bài làm trên vở học sinh đưa màn hình để chữa, không phải sử dụng bảng phụ, học sinh không mất thời gian đi lại. Giải pháp 9: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tạo môi trường học tập tốt hơn. - Tổ chức nhiều trò chơi học tập như: rung chuông vàng, hái hoa học tập..nhằm bổ sung kiến thức, tạo sự tự tin, nhanh nhẹn, kỹ năng điều hành hoạt động nhóm III.2. Tính mới, tính sáng tạo: Dạy học phát triển năng lực được áp dụng mang tính ưu việt mà cách dạy truyền thống chưa có được. Cụ thể: - Dạy học phát triển năng lực giúp pháp triển tư duy, trí thông minh của học sinh: Phát triển tư duy, thông minh của học sinh được coi trọng qua từng hoạt động học tập được tổ chức (khởi động, hình thành tri thức vận dụng tri thức để hình thành kỹ năng, ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào cuộc sống, mở rộng kiến thức qua các kênh thông tin khác nhau như internet sách báo )trong quá trình học tập phát triển năng lực, các em phải giải quyết các vấn đề được đặt ra nên cần sử dụng các thao tác tư duy, động não, suy nghĩ, nhờ đó học sinh mới phát triển được tư duy và trí thông minh của mình. - Làm cho kết quả học tập có tính bền vững: Theo dạy học phát triển năng lực học sinh, kết quả học tập (kiến thức, kỹ năng, thái độ) được chính học sinh hình thành nhờ quá trình trải nghiệm, tư duy cho các em kiến tạo phát triển mà không phải là sự áp đặt từ phía giáo viên. Hơn nữa kiến thức và kỹ năng luôn gắn liền với kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho cuộc sống nên học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiết thực của chúng. Khi đó những kiến thức kỹ năng này sẽ trở thành năng lực học sinh, tức giá trị của cá nhân, có tính giá trị thực tiễn cao. - Khai thác và làm phong phú vốn kinh nghiệm sống của học sinh: Dạy học phát triển năng lực giúp học sinh kiến tạo kiến thức nhờ huy động, vận dụng những kiến thức đã học, khai thác kinh nghiệm, năng lực bản thân. Sau đó, học sinh kiểm nghiệm chúng qua thực tiễn và nhờ đó, các em tự làm giàu, làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Việc học tập không chỉ diễn ra trong lớp học, ở nhà trường mà còn có thể ở những nơi công cộng, cộng đồng dân cư, nơi học sinh được tiếp xúc, giao lưu, trò chuyện với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. - Làm cho việc học của học sinh thú vị, hấp dẫn, tự giác: Tính tự giác học tập không chỉ là hệ quả mà còn là điều kiện bảo đảm quá trình học tập thành công, hiệu quả. Dạy học phát triển năng lực coi trọng việc phát triển trí thông minh của học sinh. Việc tổ chức các hoạt động dạy học hợp lý sẽ giúp học sinh vận dụng thành công trong học tập và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, từ đó, học sinh cảm nhận được việc học là thú vị, hấp dẫn, nhận thấy lợi ích thực tiễn của học tập nên các em sẽ tích cực, tự giác hơn. - Giúp mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ngày càng trở nên thân thiện, bền vững: Trong quá trình dạy học phát triển năng lực, giáo viên luôn hiểu rõ cá nhân học sinh (trí thông minh, năng lực, sở thích, hứng thú, tình cảm, hoàn cảnh, điều kiện học tập.) và cư xử thân thiện với các em. Hơn nữa giáo viên còn đối xử cá biệt với từng học sinh để giúp phát triển những điều tích cực, hạn chế những điểm tồn tại trong mỗi học sinh. Nhờ đó dạy hoc tích cực luôn giúp học sinh tiến bộ và phát triển không ngừng. Khi đó, học sinh cảm nhận được vai trò của người thày và thêm yêu quý, gần gũi với các thày cô. - Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với nhau thêm thân thiết, gắn bó: Dạy học phát triển năng lực coi trọng mối quan hệ giữa học sinh với nhau, trong đó nhóm là một hình thức tổ chức cơ bản. Qua nhóm, các em được tổ chức trao đổi, khuyến khích, thảo luận, giúp đỡ, hợp tác, phối hợp, tranh luận tích cực với nhau. Mối quan hệ giữa các học sinh trở nên thân thiết. Ngoài ra trong đánh giá, giáo viên coi trọng sự tiến bộ của cá nhân học sinh, không so sánh kết quả học tập của các học sinh với nhau, từ đó, trong lớp sẽ không còn hiện tượng so bì, ghen tỵ giữa các học sinh. - Phối hợp với các lực lượng giáo dục một cách hiệu quả: Dạy học phát triển năng lực đòi hỏi học sinh trải nghiệm, tham gia các hoạt động ngoại khóa, kết nối nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống của mình. Khi đó, sự đồng hành của các lực lượng giáo dục, nhất là gia đình và các đoàn thể xã hội, với nhà trường là rất quan trọng. Trong đó, vai trò của các lực lượng giáo dục thể hiện như sau: + Cung cấp, hỗ trợ những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết để học sinh tiến hành học tập có hiệu quả + Tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ học sinh lập kế hoạch, tiến hành, thực hiện, tổ chức các hoạt động ứng dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày tại gia đình, cộng đồng địa phương. + Tham gia kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động ứng dụng mở rộng của học sinh, trong đó xác định những kết quả hoạt động, nhắc nhở, điều chỉnh giúp các em khắc phục, sửa chữa những hạn chế, sai sót, sai lầm tòn hoạt động, ứng xử của các em III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng sáng kiến: - Các biện pháp tôi đưa ra không chỉ được áp dụng ở lớp tôi mà tôi con trao đổi cùng đồng nghiệp trong khối, trong trường cùng áp dụng và đã có ảnh hưởng tích cực. Ở cả 3 lớp khối 2, chất lượng bài thi đều cao. - Việc sử dụng các giải pháp còn góp phần rèn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh óc sáng tạo, rèn luyện đức tính cần cù, kiên trì. Nó giúp cho học sinh nắm được những kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản, vận dụng chúng vào cuộc sống và góp phần phát triển, giáo dục một số năng lực, phẩm chất của con người lao động mới, góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người. - Giúp người dạy chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm của học sinh, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội - Được áp dụng vào việc dạy Toán lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống trong Trường Tiểu học nơi tôi công tác. - Đề tài này không chỉ áp dụng được cho các em học sinh lớp 2 còn có thể áp dụng cho học sinh các khối lớp ở cấpTiểu học và trong tất cả các trường Tiểu học. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: * Hiệu quả: Nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên, kết quả khảo sát môn toán học kì 1 của lớp 2E trường tiểu học Thị Trấn, tôi thu được kết quả như sau: Tổng số HS 1 -> 4 điểm 5 -> 6 điểm 7 -> 8 điểm 9 -> 10điểm SL % SL % SL % SL % 34 0 0 1 3% 8 24% 25 73% Kết quả trên cho thấy: Hiệu quả dạy học cao, chuyển biến rõ rệt cả về chất và lượng. Nhìn vào bảng kết quả trên, tôi thấy đó là kết quả thực chất của các em. Kết quả đó cho chúng ta thấy được có phương pháp tốt thì học sinh làm bài tốt hơn. Chất lượng học của học sinh không tự dưng mà có được, mà đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta biết phương pháp phát huy năng lực của các em trong học toán. Minh chứng cho thấy chất điểm thi khảo sát của lớp đạt chất lượng cao, góp phần đưa chất lượng môn Toán của trường đạt chỉ tiêu. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng các giải pháp mới đem lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, tôi khẳng định sáng kiến:“ Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” đã có hiệu quả tốt, mà không tốn kém về kinh tế. Trong năm học này tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm phát huy năng lực của người học với học sinh lớp mình giảng dạy. * Lợi ích khác: - Học sinh có niềm yêu thích say mê học Toán. - Học sinh có thể vận dụng vào các tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày. - Giúp giáo viên tự tin , hào hứng khi dạy môn Toán lớp 2 . Trên đây là một số giải pháp mà tôi đưa ra theo quan điểm của cá nhân, cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng thẩm định sáng kiến và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi xin trân trọng cảm ơn! CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Thị Trấn, ngày 08 tháng 01 năm 2024 Tác giả sáng kiến : Nguyễn Hồng Quyên
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_m.docx