Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh khối 9 trường THCS thuận giao phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai
- PHẦN MỞ ĐẦU:
- Mục đích:
Môn Toán là một bộ môn khoa học tự nhiên. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong thực tiễn cuộc sống, ứng dụng rất nhiều trong mọi lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế, tài chính, kế toán .... là tiền đề cơ bản cho các bộ môn khoa học tự nhiên khác. Vì vậy việc giảng dạy môn Toán ở các trường THCS nói chung và môn Toán lớp 9 nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì thế, để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy theo phương pháp dạy học (PPDH) mới hiện nay giáo viên (GV) cần có sự đầu tư, làm việc và suy nghĩ nhiều hơn vì thế chúng ta cần phải nghiên cứu và đây là vấn đề cần thiết chúng ta phải thực hiện nghiêm túc.
– Hiện nay mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, các kiến thức và kỹ năng được hình thành và củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu:
+ Năng lực hành động
+ Năng lực thích ứng
+ Năng lực cùng chung sống và làm việc
+ Năng lực tự khẳng định mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh khối 9 trường THCS thuận giao phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai

: (4– . * Lời giải sai : (4– 2x < ( chia cả hai vế cho 4–) x < . * Phân tích sai lầm: Nhìn qua thì thấy học sinh giải đúng và không có vấn đề gì. Học sinh khi nhìn thấy bài toán này thấy bài toán không khó nên đã chủ quan không để ý đến dấu của bất đẳng thức : “Khi nhân hoặc chia cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số âm thì bất đẳng thức đổi chiều”. Do đó rõ ràng sai ở chỗ học sinh đã bỏ qua việc so sánh 4 và cho nên mới bỏ qua biểu thức 4 – là số âm, dẫn tới lời giải sai. * Lời giải đúng: Vì 4 = < nên 4 – < 0, do đó ta có (4– 2x > x > . Ví dụ 5 : Rút gọn biểu thức : * Lời giải sai: = = x – . * Phân tích sai lầm: Rõ ràng nếu x = – thì x + = 0, khi đó biểu thức sẽ không tồn tại. Mặc dù kết quả giải được của học sinh đó không sai, nhưng sai trong lúc giải vì không có căn cứ lập luận, vì vậy biểu thức trên có thể không tồn tại thì làm sao có thể có kết quả được. * Lời giải đúng : Biểu thức đó là một phân thức, để phân thức tồn tại thì cần phải có x + ≠ 0 hay x ≠ –. Khi đó ta có = = x – (với x ≠ –). Ví dụ 6 : Cho biểu thức : Q = với x ≠ 1, x > 0 a) Rút gọn Q b) Tìm x để Q > –1. Giải : a) Q = Q = – Q = Q = = Q = = Q = – b) * Lời giải sai : Q > –1 nên ta có – > –1 3 > 1+ 2 > 4 > x hay x < 4. Vậy với x < 4 thì Q < –1. * Phân tích sai lầm: Học sinh đã bỏ dấu âm ở cả hai vế của bất đẳng thức vì thế có được bất đẳng thức mới với hai vế đều dương nên kết quả của bài toán dẫn đến sai. * Lời giải đúng: Q > –1 nên ta có – > –1 3 > 2 x > 4. Vậy với x > 4 thì Q > – 1. Những phương pháp giải toán về căn bậc hai: Xét thuật ngữ toán học: Vấn đề này không khó dễ dàng ta có thể khắc phục được nhược điểm này của học sinh ( GV: Có thể áp dụng vào giảng dạy hằng ngày bằng cách nhắc nhở và đặt câu hỏi vấn đáp trả lời). Xét biểu thức phụ có liên quan: Ví dụ 1 : Với a > 0, b > 0 hãy chứng minh < Giải : Ta đi so sánh hai biểu thức sau : a + b và (+ )2 Ta có : (+ )2 = a+ b + 2 Suy ra a + b < (+ )2 do đó ta khai căn hai vế ta được : 0, b > 0 nên ta được : < * Như vậy trong bài toán này muốn so sánh được với thì ta phải đi so sánh hai biểu thức khác có liên quan và biết được quan hệ thứ tự của chúng, do đó biểu thức liên quan đó ta gọi là biểu thức phụ. Ví dụ 2 : Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của biểu thức A : A = Giải : Ta phải có |x| ≤ 3. Dễ thấy A > 0 . Ta xét biểu thức phụ sau : B = 2– Ta có : 0 ≤ ≤ => – ≤– ≤ 0 => 2– ≤ 2 – ≤ 2 giá trị nhỏ nhất của B = 2– = x = 0 Khi đó giá trị lớn nhất của A = = 2 + . Giá trị lớn nhất của B = 2 khi và chỉ khi = 0 x = , khi đó giá trị nhỏ nhất của A = = . * Nhận xét : Trong ví dụ trên, để tìm được giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức A, ta phải đi xét một biểu thức phụ . Vận dụng các hệ thức biến đổi đã học: Giáo viên chú ý cho học sinh biến đổi và thực hiện các bài toán về căn bậc hai bằng cách sử dụng các hệ thức và công thức đã học : Hằng đẳng thức, Quy tắc khai phương một tích, quy tắc nhân các căn bậc hai, quy tắc khai phương một thương, quy tắc chia hai căn bậc hai, đưa thừa số ra ngoài dấu căn, đưa thừa số vào trong dấu căn, Khử mẫu của biểu thức lấy căn, trục căn thức ở mẫu Ngoài các hệ thức đã nêu ở trên, trong khi tính toán học sinh gặp những bài toán có liên quan đến căn bậc hai ở biểu thức, nhưng bài toán lại yêu cầu đi tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của biểu thức đã cho. Hay yêu cầu đi tìm giá trị của một tham số nào đó để biểu thức đó luôn âm hoặc luôn dương hoặc bằng 0 hoặc bằng một giá trị nào đó thì giáo viên cần phải nắm vững nội dung kiến thức sao cho khi hướng dẫn học sinh thực hiện nhẹ nhàng mà học sinh vẫn hiểu được bài toán đó . Ví dụ 1 : Cho biểu thức : P = với a > 0 và a ≠ 1. a) Rút gọn biểu thức P; b) Tìm giá trị của a để P < 0 Giải : a) P = = = = = . Vậy P = với a > 0 và a ≠ 1. b) Do a > 0 và a ≠ 1 nên P < 0 khi và chỉ khi 1. Ví dụ 2 : Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức A : A = + biết x + y = 4 Giải : Ta có A2 = ( x–1) + (y – 2) + 2 = = (x + y) – 3 + 2= 1+ 2 Ta lại có 2 ≤ (x –1) + (y– 2) = 1 Nên A2 ≤ 2 => Giá trị lớn nhất của A = khi và chỉ khi . Trên đây là một số phương pháp giải toán về căn bậc hai và những sai lầm mà học sinh hay mắc phải, xong trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập, giáo viên cần phân tích kỹ đề bài để học sinh tìm được phương pháp giải phù hợp, tránh lập luận sai hoặc hiểu sai đầu bài sẽ dẫn đến kết quả không chính xác. Kết quả thực hiện: Qua thực tế giảng dạy chương I – môn đại số 9 năm học 2018 – 2019 này. Sau khi xây dựng đề cương chi tiết của sáng kiến kinh nghiệm được rút ra từ năm học 2017 – 2018 tôi đã vận dụng vào các giờ dạy ở các của khối 9 chủ yếu vào các tiết luyện tập, ôn tập. Qua việc khảo sát chấm chữa các bài kiểm tra tôi nhận thấy rằng tỉ lệ bài tập học sinh giải đúng tăng lên. Cụ thể: Bài kiểm tra 15 phút : Tổng số 87 em Số bài kiểm tra học sinh giải đúng là 78 em chiếm 89%. (ở năm học 2017 –2018 là 68%) Tuy mới dừng lại ở các bài tập chủ yếu mang tính áp dụng nhưng hiệu quả đem lại cũng đã phản ánh phần nào hướng đi đúng. Bài kiểm tra chương I : Tổng số 87 em Số bài kiểm tra học sinh giải đúng là 75 em chiếm 86% (ở năm học 2017 –2018 là 67%) các bài tập đã có độ khó, cần suy luận và tư duy cao. Như vậy sau khi tôi phân tích kỹ các sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong khi giải bài toán về căn bậc hai thì số học sinh giải đúng bài tập tăng lên, số học sinh mắc sai lầm khi lập luận tìm lời giải giảm đi nhiều. Từ đó chất lượng dạy và học môn Đại số 9 nói riêng và môn Toán 9 nói chung được nâng lên. Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện: Qua quá trình giảng dạy bộ môn Toán, qua việc nghiên cứu phương án giúp học sinh tránh sai lầm khi giải toán về căn bậc hai trong chương I – Đại số 9, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau : * Về phía giáo viên: – Người thầy phải không ngừng học hỏi, nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm đến chất lượng của từng học sinh, nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh và phải hiểu được gia cảnh cũng như khả năng tiếp thu của học sinh, từ đó tìm ra phương pháp dạy học hợp lý theo sát từng đối tượng học sinh. Đồng thời trong khi dạy các tiết học luyện tập, ôn tập giáo viên cần chỉ rõ những sai lầm mà học sinh thường mắc phải, phân tích kĩ các lập luận sai để học sinh ghi nhớ và rút kinh nghiệm trong khi làm các bài tập tiếp theo. Sau đó giáo viên cần tổng hợp đưa ra phương pháp giải cho từng loại bài để học sinh giải bài tập dễ dàng hơn. – Thông qua các phương án và phương pháp trên thì giáo viên cần phải nghiêm khắc, uốn nắn những sai sót mà học sinh mắc phải, đồng thời động viên kịp thời khi các em làm bài tập tốt nhằm gây hứng thú học tập cho các em, đặc biệt lôi cuốn được đại đa số các em khác hăng hái vào công việc. – Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học. – Giáo viên phải chịu hy sinh một số lợi ích riêng đặc biệt về thời gian để bố trí các buổi phụ đạo cho học sinh và chú ý lấp lại những lỗ hỏng kiến thức cho các em. * Về phía học sinh: – Bản thân học sinh phải thực sự cố gắng, có ý thức tự học tự rèn, kiên trì và chịu khó trong quá trình học tập. – Phải có đầy đủ các phương tiện học tập, đồ dùng học tập đặc biệt là máy tính điện tử bỏ túi Casio f(x) từ 220 trở lên; giành nhiều thời gian cho việc làm bài tập ở nhà thường xuyên trao đổi, thảo luận cùng bạn bè để nâng cao kiến thức cho bản thân. – Trong giờ học trên lớp cần nắm vững phần lý thuyết hiểu được bản chất của vấn đề, có kỹ năng vận dụng tốt lí thuyết vào giải bài tập. Từ đó học sinh mới có thể tránh được những sai lầm khi giải toán. KẾT LUẬN: Phần kiến thức về căn bậc hai trong chương I – Đại số 9 rất rộng và sâu, tương đối khó với học sinh, có thể nói nó có sự liên quan và mang tính thực tiễn rất cao, bài tập và kiến thức rộng, nhiều. Qua việc giảng dạy thực tế tôi nhận thấy để dạy học được tốt phần chương I – Đại số 9 thì cần phải nắm vững những sai lầm của học sinh thường mắc phải và bên cạnh đó học sinh cũng phải có đầy đủ kiến thức cũ, phải có đầu óc tổng quát, lôgic do vậy sẽ có nhiều học sinh cảm thấy khó học phần kiến thức này. Để nâng cao chất lượng dạy và học giúp học sinh hứng thú học tập môn Toán nói chung và phần chương I – Đại số 9 nói riêng thì mỗi giáo viên phải tích lũy kiến thức, phải có phương pháp giảng dạy tích cực, củng cố kiến thức cũ cho học sinh và là cây cầu nối linh hoạt có hồn giữa kiến thức và học sinh. Với sáng kiến “Giúp học sinh phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai” tôi đã cố gắng trình bày các sai lầm của học sinh thường mắc phải một cách tổng quát nhất, bên cạnh đó tôi đi phân tích các điểm mới và khó trong phần kiến thức này so với khả năng tiếp thu của học sinh để giáo viên có khả năng phát hiện ra những sai lầm của học sinh để từ đó định hướng và đưa ra được hướng cũng như biện pháp khắc phục các sai lầm đó. Bên cạnh đó tôi luôn phân tích các sai lầm của học sinh và nêu ra các phương pháp khắc phục và định hướng dạy học ở từng dạng cơ bản để nâng cao cách nhìn nhận của học sinh qua đó giáo viên có thể giải quyết vấn đề mà học sinh mắc phải một cách dễ hiểu. Ngoài ra tôi còn đưa ra một số bài tập tiêu biểu thông qua các ví dụ để các em có thể thực hành kỹ năng của mình. Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và tôi chỉ nghiên cứu ở một phạm vi. Vì vậy tôi chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản nhất để áp dụng vào trong năm học này qua sự đút rút của các năm học trước đã dạy. Tôi xin được đề xuất một số ý nhỏ như sau nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh : + Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung và chương trình sách giáo khoa, soạn giáo án cụ thể và chi tiết, thiết kế đồ dùng dạy học và TBDH sao cho sinh động và thu hút đối tượng học sinh tham gia. + Giáo viên cần tích cực học hỏi và tham gia chuyên đề, hội thảo của tổ, nhóm và nhà trường, tham gia tích cực và nghiên cứu tài liệu về bồi dưỡng thường xuyên. + Học sinh cần học kĩ lý thuyết và cố gắng hiểu kĩ kiến thức ngay trên lớp. + Học sinh về nhà tích cực làm bài tập đầy đủ, phân phối thời gian hợp lý. + Gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội cần quan tâm hơn nữa và trách nhiệm hơn nữa tới việc học tập của con em mình. Vì khả năng có hạn, kinh nghiệm giảng dạy môn Toán 9 chưa nhiều, tầm quan sát tổng thể chưa cao, lại nghiên cứu trong một thời gian ngắn, nên khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong được lãnh đạo và đồng nghiệp chỉ bảo, giúp đỡ và bổ sung cho tôi để sáng kiến được đầy đủ hơn có thể vận dụng được tốt và có chất lượng trong những năm học sau. Nghiên cứu của tôi chỉ là bước đầu cho thấy việc sử dụng một số phương pháp giải toán mới và cho các em biết được một số sai lầm khi giải toán về căn bậc hai, bước đầu thành công giúp nâng cao được chất lượng bộ môn Toán của trường. Tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây: Đối với lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo ngành giáo dục: Thường xuyên tổ chức cho giáo viên học tập các phương pháp mới để nâng cao chất lượng bộ môn. Tăng cường các tiết thao giảng cấp trường, cấp thị, cụm để giáo viên các trường có cơ hội giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác giáo dục. Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về các phương pháp các cách giải mới hay hơn và dễ hiểu hơn nhằm giúp học sinh nắm bài học tốt hơn Đối với học sinh: cần nghiên cứu kĩ bài học, luyện tập thường xuyên. Và tìm tòi đọc sách hay nghiên cứu internet để biết thêm nhiều phương pháp làm bài cũng như trách mắc các sai lầm trong khi làm toán HÌNH ẢNH VỀ MỘT SỐ TIẾT LUYỆN TẬP, ÔN TẬP: Đây là các tiết sửa bài kiểm tra, luyện tập và cũng như sửa các lỗi sai của các em học sinh khối 9 trường THCS Thuận Giao trong khi giải các dạng toán về căn bậc hai. Các tiết học được tổ chức nhằm rút ra được những lỗi sai cho các em học sinh và đồng thời các em có thể nắm vững hơn các kiến thức về bài tập căn bậc hai. Thông qua các tiết sửa bài này một số em học sinh trung bình yếu có thể trình bày tốt hơn các bài kiếm tra về sau. BẢNG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CỦA HAI LỚP 9A6 VÀ 9A7 BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG I: CĂN BẬC HAI BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA LỚP 9A6 Khối 9 - Lớp 9A6 STT Họ và tên Điểm Kiểm Tra 1 Nguyễn Thị Khả Ái 6 2 Nguyễn Quốc An 5 3 Nguyễn Thị Vân Anh 6.5 4 Nguyễn Văn Bảo 10 5 Trần Hữu Bình 8 6 Đỗ Trường Duy 2 7 Nguyễn Thanh Dương 3.5 8 Nguyễn Hữu Thành Đạt 6 9 Võ Văn Minh Đức 5.5 10 Nguyễn Trung Hậu 7 11 Trịnh Thị Ga Hi 6.5 12 Nguyễn Hồ Tuyết Hoa 7 13 Nguyễn Huỳnh Ngọc Hoan 8.5 14 Lê Bá Huy 9 15 Ngô Lợi Gia Khang 6 16 Bùi Hoài Linh 2 17 Trần Quang Linh 5 18 Đoàn Thị Thanh Loan 6 19 Phan Văn Long 7 20 Nguyễn Thị Ngọc Mai 8 21 Bùi Thị Ái My 5 22 Hoàng Nhật Nam 3.5 23 Nguyễn Bá Phương Nam 6.5 24 Trương Hạo Nam 7 25 Dương Mỹ Ngọc 8 26 Ngô Thị Huyền Nhi 3 27 Nguyễn Huỳnh Thanh Nhi 8 28 Nguyễn Thị Ngọc Phương 9 29 Trần Huy Phương 5 30 Lê Thị Kim Soan 5.5 31 Lê Anh Tài 7 32 Bùi Thị Thanh Thảo 6 33 Phạm Hửu Thắng 7 34 Trần Ngọc Anh Thư 9 35 Trần Văn Thương 5 36 Vương Ngọc Tú 6 37 Nguyễn Đình Tuấn 7 38 Trần Thị Cát Tường 6 39 Nguyễn Lê Vân 6.5 40 Trịnh Thị Thảo Vân 5 41 Nguyễn Thị Kiều Vi 6 42 Huỳnh Nguyễn Văn Tuấn Vĩ 3 43 Hồ Nguyễn Thảo Vy 6 44 Nguyễn Huỳnh Thúy Vy 8 BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA LỚP 9A7 Khối 9 - Lớp 9A7 STT Họ và tên Điểm Kiểm Tra 1 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 7 2 Phạm Thị Kim Anh 5 3 Trương Thị Huyền Anh 5.5 4 Võ Minh Bằng 4 5 Trần Văn Chiến 8 6 Trần Tiến Đạt 6 7 Vương Thành Đạt 9 8 Cao Văn Đệ 5 9 Huỳnh Nguyễn Trung Hậu 9 10 Nguyễn Anh Hậu 2 11 Nguyễn Thị Thu Hiền 5.5 12 Lê Trường Khả 6 13 Kiên Văn Kiệt 5 14 Đỗ Ngọc Yến Linh 5 15 Nguyễn Nhật Long 7 16 Nguyễn Thị Tố Nga 6 17 Huỳnh Thị Kim Ngân 6 18 Phạm Thị Ngoan 7 19 Huỳnh Lê Kim Ngọc 3.5 20 Nguyễn Đặng Thảo Nguyên 8 21 Phùng Văn Phát 4 22 Dương Cao Hoài Phúc 3 23 Phạm Trọng Phúc 6 24 Lê Thị Thanh Phương 6.5 25 Trịnh Mai Phương 7 26 Nguyễn Minh Quân 7 27 Phạm Thị Ngọc Quỳnh 5 28 Võ Hoàng Sang 5 29 Nguyễn Trung Tá 10 30 Cam Văn Tấn 7.5 31 Lê Hữu Chí Thành 7.5 32 Huỳnh Minh Thuận 8 33 Lê Cẩm Thúy 7 34 Phạm Thủy Tiên 5 35 Nguyễn Thị Thùy Trang 6 36 Trần Ngọc Văn Trường 6 37 Nguyễn Thị Cẩm Tú 5.5 38 Nguyễn Tuấn Tú 5 39 Lê Quốc Tuấn 4 40 Nguyễn Phương Uyên 7.5 41 Nguyễn Khánh Vân 8.5 42 Võ Hoàng Thúy Vi 9 43 Phan Khánh Vy 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Bộ Giáo dục và đào tạo (Dự án Việt - Bỉ) 2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Toán học - NXB Giáo dục năm 2007 3. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm - Lê Văn Hồng - NXB Thế giới năm 2008 4. Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập Toán học 9 - NXB Giáo dục 5. Các tài liệu về chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán học 9 Tôi xin chân thành cám ơn ! Ý kiến xác nhận của Hội đồng Sáng kiến cấp trường CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký tên, đóng dấu) Tác giả (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Tấn Tài
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_khoi_9.docx