Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán lớp 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Toán ở bậc tiểu học là một môn học quan trọng, nó có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, Toán học giúp con người giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống một cách thiết thực, góp phần phát triển xã hội, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy trong mạch nội dung Số và phép tính của môn Toán lớp 3 thì khi thực hiện phép nhân, phép chia học sinh còn hay nhầm lẫn, gặp nhiều khó khăn. Do ở lớp 3 học sinh mới bắt đầu được thực hiện phép tính nhân và chia ngoài bảng. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa nắm chắc bản chất của phép nhân và phép chia, chưa phát triển khả năng tư duy của các em. Chính vì vậy việc giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và phép chia là một vấn đề cấp thiết, vô cùng quan trọng. Giúp học sinh có nền tảng để thực hiện tốt các phép nhân, phép chia ở lớp trên và học tốt các mạch kiến thức khác trong chương trình.
Là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 3, qua kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán lớp 3”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán lớp 3

ọc tốt phép nhân chia trong chương trình lớp 3. *Khó khăn: -Phép nhân, chia nhất là nhân, chia số tự nhiên có nhớ ở các lần chia rất khó và dễ mắc sai lầm với học sinh lớp 3 khi các em mới bắt đầu làm quen với nhân chia ngoài bảng và có nhớ. Vì vậy việc học ở phân môn này có những hạn chế nhất định. -Trong việc rèn kĩ năng nhân, chia cho học sinh, giáo viên cõ đầu tư nghiên cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy học đôi khi chưa cao. Có lúc nói suông nên học sinh không hiểu, không nắm bắt được thông tin và kĩ năng vận dụng thực hành giải toán. -Một số học sinh chưa ý thức học thuộc bảng nhân, bảng chia nên hiệu quả vận dụng để thực hiện phép nhân, phép chia chưa đạt hiệu quả cao. Trước khi thực hiện sáng kiến: Tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 3A thu được kết quả như sau: Lớp Trường Sĩ số Trước khi thực hiện HTT % HT % CHT % 3A Tiểu học Gia Đông số 1 32 6 18,75 10 31,25 16 50 2.Các biện pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán lớp 3. * Giải pháp 1: Khơi gợi động cơ học tập cho học sinh Động cơ là một trong những yếu tố quan trọng, giúp học sinh có hứng thú trong học Toán. Vì vậy, việc tạo ra động cơ để học sinh thực hiện phép nhân, phép chia trong quá trình dạy học Toán là vấn đề cấp thiết hàng đầu. Để tạo ra được động cơ giáo viên cần giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của phép nhân, phép chia trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, trong quá trình dạy học bên cạnh những bài Toán trong SGK, tôi đã thiết kế một số tình huống, bài Toán có nội dung thực tế mà các em hay gặp trong đời sống thực tiễn hàng ngày. Tình huống đó có dụng ý sư phạm hấp dẫn không chỉ về nội dung, mà còn cả về hình thức, phải giúp học sinh huy động vốn hiểu biết và kiến thức cũ để giải quyết tình huống. Qua đó học sinh thấy được ứng dụng của phép nhân, phép chia trong giải quyết các tình huống trong đời sống thực tiễn, góp phần tạo động cơ, hứng thú thực hiện phép tính nhân, phép tính chia. Ví dụ: Trong bài: “Nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số” - GV đưa ra tình huống: “Cô giáo có 3 hộp bút chì màu, mỗi hộp có 12 chiếc bút chì màu. Vậy cô giáo có bao nhiêu chiếc bút chì màu? - Từ tình huống này, học sinh sẽ đưa ra được phép tính 12 x 3=? - GV giúp HS phát hiện ra đây là một phép nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số mà chúng ta sẽ học trong bài ngày hôm nay. Ví dụ: Trong bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) Để giúp học sinh hiểu hơn về ứng dụng của phép chia có dư trong đời sống hàng ngày, giúp các em có hứng thú trong bài học. GV đưa ra tình huống để dẫn dắt vào bài mới như sau: Hôm nay nhà cô Ba có cỗ, cô Ba đã mua 79 quả cam để xếp vào các đĩa, sao cho mỗi đĩa xếp nhiều nhất là 6 quả cam. Các em hãy tính giúp cô Ba xem cô phải lấy ít nhất bao nhiêu chiếc đĩa để đựng hết số cam đó. Thay vì cô phải lấy một đống đĩa trong tủ ra, nếu lấy thừa hoặc thiếu đĩa rất mất thời gian. Từ tình huống này HS sẽ đưa ra phép tính 79: 6 =? Và thực hiện chia. * Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học. Trong dạy học tôi luôn có phương châm giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động học tập còn học sinh phải tự tìm ra tri thức. Vì vậy trong các giờ học Toán tôi đã sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh phát triển một số năng lực, phẩm chất. Việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho phải phù hợp với nội dung bài học, nhận thức của học sinh, điều kiện thực tế. Ví dụ: Khi hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 6, trong bài “ Bảng nhân 6” SGK Toán lớp 3, tôi sử dụng phương pháp dạy học thực hành. Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS lấy các hạt ngô hoặc đỗ đã chuẩn bị từ trước sau đó thực hành, hoàn thiện vào phiếu bài tập để lập bảng nhân 6. Bước 2: GV yêu cầu mỗi nhóm thao tác trên các hạt đã chuẩn bị sẵn, mỗi lần lấy là 6 hạt, số lượt lấy lần lượt 1, 2, 3,.9. Sau đó viết phép tính và kết quả tương ứng. Bước 3: GV cho các nhóm thực hành. Bước 4: GV cho các nhóm báo cáo kết quả. PHIẾU HỌC TẬP STT Số hạt lấy mỗi lần Số lần lấy Phép tính nhân tương ứng 1 6 1 6 x 1 = 6 2 6 2 6 x 2 = 12 3 6 3 6 x 3 = 18 4 6 4 6 x 4 = 24 5 6 5 6 x 5 = 30 6 6 6 6 x 6 = 36 7 6 7 6 x 7 = 42 8 6 8 6 x 8 = 48 9 6 9 6 x 9 = 54 Qua việc GV tổ chức thực hành trên các vật thật, học sinh tự lập được bảng nhân 6. Từ đó giúp các em hiểu bản chất của phép nhân. Tuy nhiên ở các bảng nhân tiếp theo, để phát triển tư duy cho các em tôi chỉ cho học sinh thực hành tìm ra kết quả của phép nhân 7 x 1, 7 x 2, 7 x 3 còn kết quả các phép nhân còn lại tìm dựa trên 7 x 4 = 7 x 3 + 7, 7 x 5 = 7 x 4 + 7 Ví dụ: Bài: “Chia số có hai chữ số với số có một chữ số (tiếp theo) Trong bài này tôi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. - GV đưa ra tình huống: “có 648 quyển vở chia đều vào 3 khối. Hỏi mỗi khối có bao nhiêu quyển vở” - GV cho HS làm việc cá nhân, suy nghĩ để tìm ra phép tính. (HS: Để tìm số quyển vở của mỗi khối ta có phép tính: 648: 3 =?) - GV yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính chia 648: 3 =? (* GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và thực hiện phép tính chia 648: 3 =? Theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 4 HS. - HS ngồi vào đúng vào vị trí của mình. - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi: “Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính chia 648: 3) - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm cách đặt tính và tính. Sau thời giam làm việc cá nhân là 1 phút, các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến của mình và cả nhóm thống nhất cách đặt tính và cách tính) - Cả nhóm viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) - GV cho một nhóm tốt nhất lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và chỉ trình bày những ý kiến mà nhóm bạn không có, để tránh mất thời gian. - GV nhận xét. Việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho phải phù hợp với nội dung bài học, nhận thức của học sinh, điều kiện thực tế. * Giải pháp 3: Tìm những lỗi học sinh hay mắc phải khi thực hiện phép tính và cách khắc phục. Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số khó khăn, sai lầm sau: * Dạy học phép nhân. a) Quên nhớ trong phép nhân có nhiều lần nhớ Ví dụ: x 175 4 400 * Biện pháp khắc phục: - GV yêu cầu học sinh ghi số cần nhớ ra lề, tránh bị quên. b) Ghi kết quả sai Ví dụ: x 34 3 912 * Biện pháp khắc phục: GV cần phân tích cho HS hiểu: Nếu viết như trên thì tích có tới 91 chục, nhưng thực ra chỉ có 10 chục mà thôi. Vì: - Ở lượt nhân thứ nhất: 3 nhân 4 đơn vị được 12 đơn vị, tức là 1 chục và 2 đơn vị, viết 2 ở cột đơn vị, còn 1 chục nhớ lại. để thêm vào hàng chục ở lượt nhân tiếp theo. - Ở lượt nhân thứ hai: 3 nhân 3 chục được 9 chục, thêm một chục đã nhớ là 10, viết 10 ở cột chục. * Dạy học phép chia. a. Học sinh đặt tính sai - Khi mới học phép chia một số học sinh vẫn đặt tính phép chia theo cột dọc như khi đặt tính phép tính cộng, trừ, nhân. Vì vậy, GV nhắc lại cách đặt tính cho học sinh. b, Ước lượng thương sai Khi chia ngoài bảng học sinh thường ước lượng thương sai nên số dư lớn hơn số chia. Kết quả phép chia lớn hơn cả số bị chia. Nguyên nhân học sinh chưa biết cách ước lượng thương, không nhớ trong phép chia, số dư luôn phải bé hơn số chia. Ví dụ: Học sinh thực hiện tính như sau: 94 2 6 24 18 6 39 * Biện pháp khắc phục: - GV cần hướng dẫn kĩ học sinh cách ước lượng thương. + Để có kết quả 9 chia cho 2 được 4, học sinh phải nhân nhẩm từ 1 đến 5 ( 1 x 2 = 2, 2 x 2 = 4, 3 x 2 = 6, 4 x 2 = 8, 5 x 2 là 10) chọn được thương là 4. Như vậy để ước lượng được thương phải nhân và thử nhiều lần rất mất thời gian. Vì vậy, để ước lượng thương nhanh hơn, GV sẽ hướng dẫn như sau : Khi chia cho 2, ta tìm trong bảng nhân 2, có tích nhỏ hơn 9 (gần nhất) với số bị chia là 8, mà 4 x 2 = 8, ta ước lượng thương được 4. Vì vậy, ở lớp 3 khi chia cho số có 1 chữ số, số chia là số nào thì ta tìm tương ứng trong bảng nhân đó, tích (gần nhất) với số bị chia - Khi hướng dẫn chia, GV cần nhấn mạnh cho HS số dư ở tất cả các lượt chia đều phải nhỏ hơn số chia. Ở lượt chia thứ nhất, 9 chia 2 bằng 3, 3 nhân 2 bằng 6, 9 trừ 6 bằng 2, lượt chia thứ 1 số dư là 2 bằng với số chia. Như vậy ước lượng thương chưa đúng. Khi ước lượng thương số dư lớn hơn số chia, GV hướng dẫn HS ước lượng thương lại, bằng cách tăng thương lên c, Học sinh quên ghi số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương. Ví dụ: Học sinh thực hiện tính như sau: 414 2 4 014 14 0 27 * Biện pháp khắc phục: - GV khi hướng dẫn chia phải lưu ý học sinh có bao nhiêu lượt chia thì thương sẽ có bấy nhiêu chữ số, chỉ có lần chia thứ nhất khi lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia mà chỉ ghi một chữ số ở thương, còn các lần chia tiếp theo cứ hạ một chữ số ở số bị chia xuống để chia thì thương được một chữ số. * Giải pháp 4: Thiết kế một số trò chơi học Toán nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trò chơi học tập giúp học sinh thay đổi hình thức hoạt động học, giúp không khí lớp học sôi nổi, giúp học sinh hứng thú, thu hút được sự chú ý của học sinh, học mà chơi, chơi mà học. Làm cho giờ học môn Toán không khô khan. Hiểu được điều đó, vào đầu giờ học hay trong các bài tập tôi thường sử dụng một số trò chơi sau để học sinh thực hiện phép nhân tốt hơn, hứng thú hơn, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Ví dụ một số trò chơi sau: - Trò chơi: Đưa thỏ về chuồng. Mục tiêu: Luyện tập làm tính nhân, phát triển năng lực giao tiếp. + Chuẩn bị: Mỗi chuồng có 1 phép tính nhân, bao nhiêu phép tính thì có bấy nhiêu chuồng. Mỗi một con thỏ sẽ gắn trên mình một kết quả phép tính và được đặt sẵn vào một cái rổ. + Cách chơi: Để có nhiều học sinh được tham gia. GV chia lớp thành 3 tổ thi đua với nhau, có bao nhiêu phép tính thì mỗi đội có bấy nhiêu thành viên. Khi GV ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội sẽ lên đưa con thỏ có kết quả vào chuồng mang phép tính tương ứng. Sau khi bạn thứ nhất về thì bạn thứ hai mới được lên. Cứ như thế cho đến hết. Trò chơi : “ Kết bạn” Mục đích: Rèn cho HS kĩ năng tính nhẩm nhanh, rèn phản xạ nhanh, tinh mắt cho học sinh + Chuẩn bị: GV không cần chuẩn bị đồ dùng.. + Cách chơi: GV hô: “Kết bạn, Kết bạn”. HS hỏi: “Kết mấy, kết mấy?”.GV hô các phép tính VD như: “Kết 54 : 9 ”, “Kết 21 : 3”, “Kết 21 : 7”, Khi GV đưa ra phép tính, HS phải nhẩm nhanh phép tính GV nêu để được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu. Ai kết thành nhóm đúng nhanh sẽ được tuyên dương, ai kết bạn không đúng, bị chậm sẽ bị phạt theo yêu cầu của lớp. * Giải pháp 5: Khen ngợi, động viên học sinh Học sinh Tiểu học tâm lí chung là thích được khen. Vì vậy trong quá trình dạy học tôi luôn khen ngợi các bạn tiến bộ bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng hành động “ đập tay” với học sinh khi em làm bài đúng, hay khen bằng lời nói, hoặc viết nhận xét hay chuẩn bị sẵn các phiếu khen. Khi học sinh có tiến bộ trong thực hiện phép tính nhân, chia GV sẽ viết nhận xét vào và trao cho các em. Không chỉ khen những bạn khá giỏi, đối với những học sinh chậm tiến tôi càng phải động viên, khích lệ các em nhiều hơn, để các em có niềm tin vào khả năng của bản thân, không nhút nhát, tự ti. Khen ngợi, động viên học sinh giúp giáo viên gần gũi với học sinh hơn, học sinh không còn sợ làm sai, sợ hỏi cô giáo. Từ đó giáo viên sẽ biết được những khó khăn mà học sinh đang gặp phải từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện phép tính nhân, chia. Học sinh học trong một môi trường thoải mái, sẽ giúp các em tích cực, say mê hơn trong học tập. * Kết quả thực hiện Lớp tôi gồm có 33 học sinh Trước khi áp dụng biện pháp giáo dục vào môn Toán , chất lượng của lớp tôi như sau: Hoàn thành Tốt: 12 học sinh, chiếm 36,4% Hoàn thành: 19 học sinh, chiếm 57,6% Chưa hoàn thành: 2 học sinh, chiếm 6 % Kết quả đạt được Qua thực tế một năm áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và thăm dò ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy các em không còn phải lo sợ khi học về phép nhân, phép chia mà ngược lại các em hứng thú, hăng say học tập và chất lượng giải toán của học sinh được nâng cao rõ rệt. Cụ thể: Tiêu chí Lớp thực nghiêm( 3A ) Đầu năm Cuối năm TS % TS % Hoàn thành tốt 6 18,75 20 62,5 Hoàn thành 10 31,25 12 37,5 Chưa hoàn thành 16 50 0 0 Sau khi áp dụng biện pháp giáo dục vào giảng dạy thì chất lượng môn Toán của lớp tôi như sau: Hoàn thành Tốt: 20 học sinh, chiếm 62,5% Hoàn thành: 12 học sinh, chiếm 37,7% Chưa hoàn thành: 0 học sinh, chiếm 0 % Từ kết quả bảng số liệu (trước và sau khi áp dụng) và bài viết của học sinh tôi thấy: + Những em làm sai, làm không đúng mẫu đã giảm; + Chất lượng giải bài toán phép nhân, phép chia của các em tương đối đều; + Các em làm đúng, làm tăng lên + Một số em khi mới tập viết còn lúng túng, lo sợ nhưng từ khi các em học song từng nhóm chữ viết, nắm được kĩ thuật viết các em hồ hởi, hứng thú hơn. + Các thầy cô giáo khi áp dụng sáng kiến này đều cảm thấy giờ hướng dẫn học sinh tập giải toán không còn nặng nề, khó khăn như trước nữa mà hứng thú, yêu thích giờ học toán hơn hơn. Kết luận Từ kết quả trên đã cho thấy sáng kiến mà tôi đưa ra là thiết thực, hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng cả mà điều quan trọng là người giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng các sáng kiến linh hoạt hài hoà, hợp lí thì quá trình giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Trong suốt quá trình nghiên cứu, quan sát học sinh giải toán, tôi thấy các em rất thích giải toán khi các em đã có đủ vốn kiến thức, phương pháp giải toán. Các em giải toán đúng, chính xác hơn khi các em được thầy cô nhiệt tình hướng dẫn với phương pháp dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất. Với phương pháp này tôi đã trang thiết bị cho các em vốn kiến thức phương pháp cơ bản để các em giải dạng toán này không nhầm lẫn, sai sót đến chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. 5. Kiến nghị, đề xuất - Đối với giáo viên: + GV cần chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp, nắm chắc kiến thức, kĩ năng của môn học. + GV phải có tinh thần vượt khó, yêu nghề mến trẻ. + GV phải nắm được xu hướng đổi mới của giáo dục. - Đối với tổ chuyên môn: Qua các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn đưa ra một số kinh nghiệm trong dạy học, cùng nhau trao đổi, tiếp thu những cái mới. - Đối với nhà trường và phòng giáo dục: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học cho học sinh như máy tính, máy chiếu, tranh ảnh. Động viên, khích lệ giáo viên có nhiều biện pháp giáo dục hay trong dạy học. Trên đây là một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4 mà tôi đã thực hiện tại trường Tiểu học Gia Đông số 1. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và các nhà quản lí để biện pháp của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin cam kết: Biện pháp là chính tôi viết, không sao chép và xâm phạm bản quyền của người khác. Các minh chứng là đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin trân thành cảm ơn! Gia Đông, ngày 29 tháng 10 năm 2021 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Hương
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx