Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học

Toán học có một vị trí đặc biệt, trong việc nâng cao và phát triển dân trí, góp phần tạo nên nguồn tài nguyên chất xám, nguồn tài nguyên quý nhất cho đất nước. Toán học là bộ môn khoa học tự nhiên, được hình thành từ rất sớm bởi sự gắn bó chặt chẽ của nó với thực tiễn đời sống con người. Toán học là môn khoa học cơ bản rất quan trọng, nó giúp cho việc hình thành và phát triển cho người học năng lực tư duy logic, phương pháp luận khoa học, phẩm chất trí tuệ, tư tưởng đạo đức.

Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, kích thích, thúc đẩy, hướng tư duy của người học vào vấn đề mà họ cần phải lĩnh hội. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ đó phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Vậy làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư duy, khả năng tư duy tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của môn học đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh? Với mong muốn tìm ra những đáp án đó, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học”.

docx 19 trang Hương Thủy 19/03/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học
nh xác các hình: hình thang cân thì phải gấp một lần tờ giấy cắt hai đáy song song trước rồi cắt hai cạnh hai bên bằng nhau; cắt hình thoi thì phải gấp hai lần tờ giấy rồi cắt cạnh của nó vì hình thoi có hai đường chéo là trục đối xứng và bốn cạnh bằng nhau.
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong bài “Đường trung bình của tam giác, của hình thang” tôi đưa ra bài toán: Giữa hai điểm B, C là một hồ nước sâu. Biết B, C lần lượt là trung điểm của AM, AN (xem hình vẽ). Bạn Mai đi từ M đến N với vận tốc 10 m/phút hết 1 phút 30 giây. Hỏi hai điểm B và C cách nhau bao nhiêu mét? 
Ví dụ 3: Sau khi dạy xong bài “Đối xứng trục” giáo viên đưa ra bài toán: Xác định biển báo giao thông có trục đối xứng? (Liên hệ với An toàn giao thông)
Ví dụ 4: Sau khi dạy xong bài “Đối xứng tâm” tôi đưa ra bài toán: Xác định các chữ cái in hoa có tâm đối xứng? 
Ví dụ 5: Sau khi dạy xong bài “Hình vuông” tôi đưa ra hình ảnh chiếc bánh trưng ngày Tết, kết hợp kiểm tra các tính chất, tâm đối xứng, trục đối xứng của hình vuông.
Ví dụ 6: Sau khi dạy xong bài “diện tích hình chữ nhật” tôi đưa ra bài toán: 
Trên mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 20m; chiều rộng là 16m người ta định xây dựng một vườn hoa hình chữ nhật và chừa ra một phần đường đi để có thể chăm sóc hoa một cách dễ dàng (như hình vẽ).
a) Tính diện tích miếng đất hình chữ nhật.
b) Người ta dự định dùng những viên gạch chống trượt hình vuông có cạnh là 50cm để lót đường đi. Hỏi cần dùng bao nhiêu viên gạch? (biết diện tích các mối nối và sự hao hụt là không đáng kể). 
Vận dụng cách làm đó lớp học rất vui vẻ, học sinh tham gia xây dựng bài tích cực, đồng thời các em sẽ nhớ và vận dụng làm bài tập nhanh hơn và lâu hơn.
Biện pháp 6: Tạo không khí nhẹ nhàng, sôi nổi cho học sinh khi giải bài tập
- Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài tập hình học vì nó có tính chặt chẽ, lôgic và trừu tượng nên giáo viên cần cho học sinh phân tích kỹ bài toán theo hướng đi lên hoặc đi xuống và cho các em nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến bài toán.
Ví dụ: Sau Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là điểm đối xứng với D qua A, gọi F là điểm đối xứng với D qua C. Chứng minh rằng điểm E đối xứng với điểm F qua điểm B. Giáo viên cho học sinh vẽ hình và phân tích theo sơ đồ suy ngược:
- Khi giải bài tập giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm từ 4 đến 6 người, tuỳ yêu cầu của bài toán, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc chủ định, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần, trong nhóm phân công mỗi người một việc, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, giúp đỡ nhau giải quyết vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Nhóm cử ra một người đại diện trình bày trước lớp.
- Đối với phân môn hình học việc chọn lọc và phân loại bài tập là rất quan trọng, vì vậy giáo viên có thể chia bài tập ra làm nhiều dạng: bài tập cơ bản áp dụng ngay công thức, định nghĩa, định lý vừa học giúp học sinh có niềm tin và khắc sâu kiến thức; dạng bài tập thực tế cho thấy tính thực tiễn của toán học; dạng bài tập suy luận tổng hợp đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, hứng thú khám phá  nhằm củng cố lại kiến thức của phần học hay chương đó.
- Khi làm được điều này nó thuận lợi rất nhiều khi giao và hướng dẫn bài tập về nhà cho các em, từ đó các em có thể làm những bài tập tương tự.
Biện pháp 7: Tạo động lực, hứng thú cho học sinh khi vẽ hình
- Học phân môn Hình học thì một yếu tố rất quan trọng là học sinh phải biết vẽ hình. Thế nhưng vẽ ra sao? Yếu tố nào trước? Yếu tố nào sau? Ký hiệu như thế nào? Khi vẽ thì cần dụng cụ gì? ... Điều này học sinh cần có một quá trình rèn luyện lâu dài dưới sự chỉ dẫn của giáo viên ngay từ khi các em làm quen kiến thức mới.
- Khi vẽ hình cần xác định cho học sinh vừa đọc vừa vẽ, cần bổ sung các yếu tố phụ và biết biểu diễn các ngôn ngữ sang ký hiệu hình học.
- Để thực hiện những điều đó giáo viên phải lựa chọn cách vẽ để hướng dẫn học sinh vẽ hình. Cụ thể:
+ Rèn cho học sinh có thói quen ký hiệu trên hình vẽ các trường hợp: điểm, các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, các trường hợp vuông góc, bổ sung các yếu tố phụ trên hình
+ Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các dụng cụ:
 Êke: Vẽ góc vuông, hai đường thẳng song song 
 Compa: Vẽ đường tròn, hình tròn, hai đoạn thẳng bằng nhau, 
 Thước thẳng: Vẽ đường thẳng, vẽ tia phân giác 
- Một yếu tố gây nhiều hứng thú nhất khi học hình học đó là sử dụng phấn màu khi trình bày hình vẽ trên bảng giáo viên nên sử dụng phấn màu hợp lý ở các điểm đặc biệt, đường đặc biệt giúp học sinh dễ phát hiện kiến thức từ hình vẽ.
- Ở một số tiết giáo viên nên sử dụng phần mềm “toán học động”
          Theo tôi, sử dụng phần mềm dạy học toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao. Phần mềm mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm, ... để cho người học có thể quan sát được “hiện tượng” mà các phương tiện khác khó có thể thực hiện được.
Phần mềm hình học động tạo hứng thú học tập, giúp sáng tạo những bài toán hay, phát huy được tính tích cực chủ động trong học toán, góp phần  phát triển trí tuệ, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho HS, nhất là các bài toán có yếu tố chuyển động, điểm cố định, quỹ tích, nó giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội dung tùy chọn, theo các mức độ tùy theo năng lực của từng HS. Có thể kể đến các phần mềm hỗ trợ rất tốt như: Geometer’s Sketchpad, Cabri Geometry, Maple,... Chúng giúp HS có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức mới, thiết kế những bài toán hay, bài toán vui phát huy tính sáng tạo của học sinh. Các phần mềm này cho một bộ công cụ mà ta có thể tương tác giống như “thước kẻ, compa” thật, để người sử dụng có thể thao tác trên chúng để tạo ra các hình hình học và hay hơn cả là các hiệu ứng chuyển động... 
Trong môn Toán, cần chú ý biểu diễn những tính chất “động” trong hình học, những thao tác cắt ghép hình, ... Tuy nhiên, cần tránh việc lạm dụng trình chiếu, không phải bất kì bài nào, bất kì nội dụng nào cũng đưa vào máy tính, không nên dùng máy tính thay cho bảng đen truyền thống. 
Ví dụ: 
Vẽ hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. Do vậy khi tôi yêu cầu nêu cách vẽ hình thoi thì học sinh đã phát hiện có thể dùng compa để vẽ bốn cung tròn có bán kính bằng nhau, giao điểm của bốn cung tròn đó chính là bốn đỉnh của hình thoi. Tôi đã chuẩn bị các bước dựng hình thoi và đặt toàn bộ phần dựng hình ở chế độ tự động cứ 1 giây thì hiện 1 đối tượng:
Có thể hướng dẫn học sinh theo cách:
- Lấy hai điểm A, C bất kỳ
- Vẽ cung tròn tâm A bán kính R và cung tròn tâm C có cùng bán kính.
- Hai cung tròn trên cắt nhau tại hai điểm B và D.
- Kẻ các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA ta được hình thoi ABCD.
Học sinh vừa quan sát vừa lắng nghe giáo viên giới thiệu lần lượt từng bước dựng hình thoi, từ đó có thể vẽ lại dựa vào vở của mình không mấy khó khăn.
Tóm lại, các bài tập đều yêu cầu học sinh vẽ hình, nên khi vẽ các em phải đọc kỹ bài, đọc đến đâu vẽ đến đó, vẽ rõ ràng và dùng đúng dụng cụ vẽ, từ đó học sinh trả lời yêu cầu đề bài. Đặc biệt phải hình thành cho học sinh thói quen phân tích kỹ đề bài, định hướng vẽ và dự đoán các trường hợp xảy ra, không nên vẽ hình đặc biệt, điểm đặc biệt.
Chẳng hạn:
 + Cho tam giác ABC thì vẽ không nên vẽ cân, vuông hay đều.
 + Cho M là điểm nằm giữa AB thì không nên lấy tại trung điểm của AB.
Biện pháp 8: Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế các trò chơi học tập trong các hoạt động khởi động (Trò chơi chiếc nón kì diệu, ong đi tìm mật, ô chữ bí mật, lật mạnh ghép tìm bức tranh bí ẩn, giải cứu đại dương, hái dừa...). Nhằm mục đích kích thích hứng thú học tập, đồng thời hệ thống lại kiến thức cho học sinh.
 4. Thực nghiệm sư phạm
a) Mô tả cách thức thực hiện
Tôi lựa chọn phương pháp thực nghiệm đối chứng trực tiếp. Lớp thực nghiệm là lớp 8A5, 8A4. Trước khi thực nghiệm tôi khảo sát hứng thú của học sinh khi học môn Toán và chất lượng đầu vào bài kiểm tra khảo sát môn Toán đầu năm học. Sau thực nghiệm tôi cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá.
b) Kết quả đạt được
* Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Toán
(Thống kê qua mẫu khảo sát phiếu số 1)
Lớp
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A4
26
52%
19
38%
5
10%
0
0%
8A5
30
62,5%
14
29,17%
4
8,33%
0
0%
Bảng 3: Sở thích của học sinh về môn Toán ở giữa học kì I
* Kết quả học tập Toán học của học sinh qua bài kiểm tra giữa học kì I 
 Điểm
Lớp
0-< 2
2-< 3,5
3,5-< 5
5-< 6,5
6,5-< 8
8-< 10
10
Trên TB
8A4
0
0
3
10
14
20
1
44
8A5
0
0
2
9
10
25
2
46
Bảng 4: Thống kê điểm kiểm tra giữa kì I môn Toán của học sinh
Trên cơ sở kết quả thu được, so sánh với kết quả trước tác động ta nhận thấy điểm điểm môn học của học sinh tăng lên rõ rệt. Số học sinh đạt điểm giỏi tăng, số học sinh đạt điểm trung bình giảm.
Học sinh đã có những thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong tiết học, chủ động nêu lên những thắc mắc, khó khăn về bộ môn với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Bên cạnh đó những bài tập giao về nhà đã được các em làm một cách nghiêm túc, tự giác học bài và nắm được các kiến thức cơ bản sau khi học xong mỗi bài. Đa số các em đều vẽ hình đúng, xác định hướng đi bài toán, số học sinh minh chứng lôgic và chặt chẽ được tăng. Các em đã vận dụng kiến thức vào giải các bài toán thực tiễn. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp
* Ưu điểm:
- Học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài. Tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng.
- Phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn trong học tập và đời sống một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề.
- Mặc dù khả năng nhận thức và suy luận của học sinh trong mỗi lớp chưa đồng bộ nhưng khi giải bài toán hình học gắn với thực tế học sinh đã được những kĩ năng cơ bản. 
- Góp phần nâng cao nâng cao kết quả học tập, nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 8 đặc biệt trong kỳ thi giữa kỳ I năm học 2022 – 2023.
 Điểm
Lớp
0-< 2
2-< 3,5
3,5-< 5
5-< 6,5
6,5-< 8
8-< 10
10
Trên TB
8A4
0
0
3
10
14
20
1
44
8A5
0
0
2
9
10
25
2
46
* Hạn chế: Ngoài những kết quả đã đạt như nêu ở trên thì trong quá trình thực hiện áp dụng kinh nghiệm này vào việc hướng dẫn giảng dạy cho học sinh tôi thấy còn những hạn chế sau:
- Do thời gian một tiết học còn hạn chế nên muốn thực hiện được giải pháp thì phải đưa vào giờ dạy tự chọn hoặc tăng cường nếu không sẽ không có thời gian để quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh và không luyện tập được nhiều dạng bài tập cho học sinh.
- Trên đây tôi đã trình bày Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học, tuy nhiên trong thực tế giảng dạy vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa thực sự có hứng thú trong khi học, đòi hỏi người giáo viên phải bao quát, kịp thời quan tâm đến từng học sinh.
2. Phương hướng khắc phục các hạn chế
Thực tiễn dạy học trong thời gian qua và việc áp dụng các giải pháp trên vào quá trình dạy học môn Toán nói chung và môn Hình học nói riêng tôi đã rút ra một số bài học cơ bản và một số phương hướng để khắc phục các hạn chế như sau:
Một là: Mỗi giáo viên cần phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để không ngừng trau dồi về kiến thức kỹ năng dạy học môn Hình học.
Hai là: Thường xuyên đổi mới về cách soạn, cách giảng, đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để lôi cuốn được học sinh vào quá trình học tập.
Ba là: Cần quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém, giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng tạo niềm tin, hứng thú cho các em vào môn học.
Bốn là: Trong quá trình dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận. Trong mỗi tiết phải tạo ra được quan hệ giao lưu đa chiều giữa giáo viên – học sinh, giữa cá nhân, tổ chức nhóm.
Năm là: Giáo viên cần mạnh dạn đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như các phần mềm vẽ hình, máy chiếu, tivi, các hiệu ứng hình ảnh để tiết học thêm sinh động.
Sau nghiên cứu và triển khai vấn đề này bản thân tôi nhận thấy: Để hướng dẫn học sinh lớp 8 khi học chương I. Tứ giác thì giáo viên phải tạo hứng thú cho học sinh thông qua tìm hiểu kiến thức mới, thông qua các buổi thực hành, thông qua việc phân loại bài tập, hướng dẫn học sinh giải bài tập, qua việc vẽ hình Đồng thời phải luôn gần gũi, tìm hiểu những khó khăn, sở thích của học sinh để từ đó có những biện pháp phù hợp hơn. Bên cạnh đó cần có những thời lượng phù hợp áp dụng kiến thức hình học vào thực tiễn đời sống và để học sinh thấy được tính khoa học và giá trị thực tiễn của bộ môn.
3. Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp 
 Từ kết quả áp dụng trong thực tế giảng dạy Toán học của bản thân, tôi nhận thấy đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học” có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh khối 8 trong các nhà trường phổ thông, với tất cả những người làm công tác giảng dạy Toán.
Một số kinh nghiệm bản thân ghi ra ở đây với hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong những tình huống sư phạm thích hợp nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn toán THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng.
LỜI KẾT
 Do điều kiện và năng lực của bản thân tôi còn hạn chế, các tài liệu tham khảo chưa thật đầy đủ nên chắc chắn khi thực hiện đề tài còn những điều chưa hoàn thiện. Nhưng tôi mong rằng đề tài này ít nhiều cũng giúp học sinh có thêm động lực, sự say mê và nhất là thay đổi được thói quen học thụ động trong học phân môn hình học nói riêng và môn Toán nói chung.
	 Bằng những kinh nghiệm rút ra sau nhiều năm giảng dạy ở trường THCS, nhất là những bài học rút ra sau nhiều năm dự giờ thăm lớp của các đồng chí cùng trường cũng như dự giờ các đồng chí trường bạn. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn trường THCS Quán Toan, tôi đã hoàn thành báo “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học” ở trường THCS Quán Toan.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, cảm ơn các đồng chí trong tổ chuyên môn trường THCS Quán Toan đã giúp tôi hoàn báo cáo này. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của các đồng chí chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo, ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Ngày 01 tháng 11 năm 2022
 Người viết báo cáo
 	Nguyễn Thị Thúy Mùi
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách bài tập Toán 8 tập 1, tập 2 – Nhà xuất bản Giáo Dục.
2. Vũ Hữu Bình – Nâng cao và phát triển toán 8 tập 1, tập 2 – Nhà xuất bản Giáo Dục.
3. Phan Doãn Thoại – Phương pháp giải Toán 8 theo chủ đề phần Hình học – Nhà xuất bản Giáo Dục
4. Nguyễn Bá Kim – Phương pháp dạy học môn Toán – Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
5. Phạm Đức Quang – Dạy học môn Toán trung học cơ sở theo định hướng phát 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.docx