Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân

1. Sự cần thiết mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Năm học 2022 – 2023 tôi được sự phân công của Ban giám hiệu chủ nhiệm lớp 2D. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy trong giờ học Toán không áp dụng một số biện pháp sử dụng trò chơi lồng ghép vào các bài học, tôi thấy học sinh rất nhàm chán, ít chú ý và ít tham gia vào việc học. Qua đó, tính tư duy, sáng tạo của các em sẽ không được phát triển. Làm cho giờ học Toán trở nên căng thẳng và mệt mỏi dẫn đến kết quả học tập không cao.

Thực hiện đổi mới Phương pháp dạy học mới theo định hướng chương trình GDPT 2018 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa. Nhằm tạo hứng thú cho các em học khi học môn Toán và giúp các em học tốt hơn bảng nhân và có thể vận dụng tốt bảng nhân vào đời sống thực tiễn tôi đã chọn nghiên cứu sáng kiến “Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân.”

docx 41 trang Hương Thủy 17/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2 trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân
ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì “5 x 2” hoặc “2 x 5” giao cho chủ nhà). Chủ nhà nhận thư và nói lời “cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “Bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà. 
Nếu “Bác đưa thư” nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
Nếu các lần đưa thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi. 
3.3.7 Trò chơi: “Ong đi tìm nhụy”
Mục tiêu: 
- Củng cố kỹ năng tính nhẩm các bảng nhân 
- Rèn tính tập thể.
Chuẩn bị: 
- 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
20
15
8
16
18
 - 10 chú ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
5 x 4
2 x 4
2 x 9
5 x 6
2 x 5
- Phấn màu 
Cách tiến hành trò chơi: 
- Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.
- Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Cô có 2 bông hoa và trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không? 
Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
3.3.8 Trò chơi: “Chọn số”
Mục tiêu: 
Tính cẩn thận trò chơi rèn khả năng tư duy linh hoạt, củng cố lại các bảng nhân 
Chuẩn bị: 
2 bộ số (tương tự bộ số lô tô )
Cách tiến hành trò chơi:
Chia làm 2 đội, mỗi đội 10 bạn, lần lượt từng bạn bóc số tương ứng với tích theo thứ tự của bảng nhân. Sau đó từng thành viên nêu phép nhân có kết quả tương ứng với số trên tay, đội nào thực hiện nhanh nhất, đội đó thắng cuộc.
3.4. Sử dụng trò chơi với giáo án điện tử trong tổ chức các hoạt động dạy học Toán Hai – bảng nhân
Trong môn Toán, PowerPoint đã và đang đem lại những tiết dạy sinh động, hiện thực hóa các hình ảnh, mô hình, trò chơi, vô cùng phong phú và đa dạng. Với nhiều tính năng nổi trội nó giúp ta mô phỏng được các quá trình khó có thể tiến hành hay quan sát ngoài thực tiễn. Chính vì vậy trong những năm gần đây, nhiều giáo viên đã đưa PowerPoint vào trong chương trình dạy học cho học sinh.
Đối với học sinh lớp Hai các em còn nhỏ nên phương pháp trực quan vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động học tập của học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một phương pháp rất phổ biến được giáo viên sử dụng trong lớp học hiện nay do hiệu quả mà nó mang lại cho học sinh ở mọi lứa tuổi. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong khi tổ chức các trò chơi giúp trò chơi sinh động hơn vì có cả âm thanh, hình ảnh sống động, chân thực giúp học sinh cảm thấy hứng khởi hơn trong tiết học vì có thể nhìn hình ảnh trực quan bằng mắt thấy, tai nghe, Do đó, học sinh sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn và hiểu bài học sâu sắc hơn.
Việc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin trong sẽ giúp các em được quan sát những hình ảnh trực quan, sinh động, rõ nét. Đối học sinh lớp Hai các em còn nhỏ nên sử dụng phương pháp trực quan là điều hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả cao trong các giờ học cũng như khi tổ chức các trò chơi trong giờ học Toán.
Các giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, các em sẽ học tập hào hứng hơn và dễ tiếp thu bài hơn. Chính vì những lợi ích trên mà bản thân tôi luôn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và khi tổ chức các trò chơi trong giờ học Toán cho học sinh lớp Hai. Qua các giờ học trên các em cảm thấy rất thích thú, hoạt động sôi nổi hơn. Ngoài ra khi tổ chức các trò chơi trong giờ học Toán chúng tôi cũng thường ứng dụng công nghệ thông tin để tiện lợi trong việc trình chiếu trò chơi ô chữ, ong đi tìm số, .... Vì nó giúp chúng tôi thực hiện được những sơ đồ động, các hình ảnh, ô chữ, tư liệu và chính nhờ điều này mà tiết học thêm sinh động. Điều này giúp các em khơi gợi được óc tò mò, yêu thích học hỏi và khám phá hơn. Và từ đó các em hứng thú hơn khi tham gia các trò chơi trong giờ học Toán ở lớp Hai
* Trò chơi thứ 1: Trò chơi đoàn tàu tri thức.
Trò chơi “Đoàn tàu tri thức”
Nội dung áp dụng: 
Trò chơi này có thể áp dụng được vào tất cả các bài học trong chương trình môn Toán học lớp Hai. Tuy nhiên, giáo viên nên lồng ghép trong phần tìm hiểu kiến thức mới ở nội dung bảng nhân
Mục tiêu: 
Rèn khả năng quan sát, huy động tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh chậm.
Chuẩn bị: 
Giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu với các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
Cách chơi: 
Giáo viên chia lớp thành cách nhóm, tùy vào số lượng học sinh mà chia. Các nhóm bốc thăm để chọn lượt chơi, nhóm chơi được chọn toa tàu, mỗi toa là một câu hỏi.
Nhóm trả lời đúng thì sẽ được chọn toa tiếp theo, sai sẽ phải dừng cuộc chơi và nhường cho nhóm tiếp theo. Thời gian cho mỗi nhóm là 3 phút.
Ví dụ: 
Toa 1: 
Toa 2: Số ?
Toa 3: 
Toa 4: 
* Trò chơi thứ 2: Trò chơi bí mật trong quả bóng.
Trò chơi bí mật trong quả bóng.
Nội dung áp dụng: Với trò chơi này giáo viên có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là áp dụng vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học.
Mục tiêu: 
Rèn khả năng quan sát, khả năng tư duy, huy động tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Chuẩn bị: 
Giáo viên chuẩn bị máy tính, tổ chức trò chơi trong lớp học có bố trí máy tính, máy chiếu; chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
 Cách chơi: 
Giáo viên cài đặt trò chơi sẵn trên máy tính trình chiếu cho học sinh. Trình chiếu trò chơi lên màn hình, bao gồm các câu hỏi. Cho học sinh tham gia chơi bằng tinh thần xung phong. Học sinh được chọn 01 quả bóng trên màn hình, mỗi quả bóng sẽ chứa một câu hỏi, khi chọn câu hỏi học sinh sẽ tự dùng chuột bấm vào quả bóng xuất hiện trên máy tính của mình. 
Khi trả lời câu hỏi xong, học sinh tiếp tục bấm vào bóng, nếu câu trả lời đúng bóng sẽ vào lưới, nếu sai thì bóng không vào. Học sinh trả lời đúng sẽ được 1 điểm tốt.
Ví dụ: 
Bài 1 trang 17 Vở Bài Tập Toán lớp 2 tập 2: Viết vào chỗ chấm.
Trả lời:
Em thực hiện như sau: 
Bài 2 trang 17 Vở Bài Tập Toán lớp 2 tập 2: Làm theo mẫu
         Mẫu: 5 x 6 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 30
a) 5 x 2 = 
b) 5 x 5 = 
c) 5 x 10 = 
Trả lời:
a) 5 x 2 = 5 + 5 = 10
b) 5 x 5 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 25
c) 5 x 10 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 50
Bài 3 trang 17 Vở Bài Tập Toán lớp 2 tập 2: Viết số vào chỗ chấm.
Trả lời:
Trong bảng nhân 5, tích liền sau hơn tích liền trước nó 5 đơn vị. Vậy nên để điền được tích liền sau, em chỉ cần lấy tích liền trước cộng với 5 đơn vị. Cụ thể như sau:
- Tích 5 x 3 = 15 thì tích 5 x 4 em chỉ cần lấy 15 + 5 = 20. Vậy 5 x 4 = 20.
- Tích 5 x 4 = 20 thì tích 5 x 5 em chỉ cần lấy 20 + 5 = 25. Vậy 5 x 5 = 25.
- Tích 5 x 5 = 25 thì tích 5 x 6 em chỉ cần lấy 25 + 5 = 30. Vậy 5 x 6 = 30.
- Tích 5 x 6 = 30 thì tích 5 x 7 em chỉ cần lấy 30 + 5 = 35. Vậy 5 x 7 = 35.
- Tích 5 x 7 = 35 thì tích 5 x 8 em chỉ cần lấy 35 + 5 = 40. Vậy 5 x 8 = 40.
- Tích 5 x 8 = 40 thì tích 5 x 9 em chỉ cần lấy 40 + 5 = 45. Vậy 5 x 9 = 45.
- Tích 5 x 9 = 45 thì tích 5 x 10 em chỉ cần lấy 45 + 5 = 50. Vậy 5 x 10 = 50. 
Em điền được bảng sau: 
Bài 4 trang 17 Vở Bài Tập Toán lớp 2 tập 2: Viết số vào ô trống
Trả lời:
Bảng trên là dãy các tích trong bảng nhân 5. Em chú ý điền đúng thứ tự các ô trống.
Bài 5 trang 18 Vở Bài Tập Toán lớp 2 tập 2: Tính nhẩm
5 x 1 =
5 x 5 =
5 x 10 =
5 x 2 =
5 x 4 =
5 x 9 =
5 x 3 =
5 x 6 =
5 x 8 =
Trả lời:
Em cần nắm vững bảng nhân 5 để làm bài tập này.
5 x 1 = 5
5 x 5 = 25
5 x 10 = 50
5 x 2 = 10
5 x 4 = 20
5 x 9 = 45
5 x 3 = 15
5 x 6 = 30
5 x 8 = 40
* Trò chơi thứ 3: Cùng thỏ gieo hạt
Trò chơi Cùng thỏ gieo hạt
Nội dung áp dụng: Với trò chơi này giáo viên có thể áp dụng vào hoạt động vận dụng để giúp các em khắc sâu nội dung bài học.
Mục tiêu: 
Rèn khả năng quan sát, khả năng tư duy, huy động tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp, tạo hứng thú học tập cho học sinh 
Chuẩn bị: 
Giáo viên chuẩn bị máy tính, tổ chức trò chơi trong lớp học có bố trí máy tính, máy chiếu; chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
 Cách chơi: 
Giáo viên cài đặt trò chơi sẵn trên máy tính trình chiếu cho học sinh. Trình chiếu trò chơi lên màn hình, bao gồm các câu hỏi. Mỗi một phép tính giáo viên sẽ gọi một học sinh trả lời. Nếu học sinh trả lời đúng, giáo viên nhập chuột chú thỏ sẽ gieo hạt vào các ô đất.
4. Tính mới của sáng kiến
Sáng kiến này làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh trong quá trình học bảng nhân, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động học tập. 
5. Kết quả, hiệu quả mang lại
Qua quá trình áp dụng sáng kiến trên, tôi thấy tình hình học tập của học sinh đã chuyển biến rõ rệt. Đa số các em đã hứng thú hơn trong mỗi giờ học Toán, nên giờ học toán của các em không còn khô khan, mệt mỏi như trước đây nữa mà trở nên sôi động, hấp dẫn. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hào hứng, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS lớp Hai “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong quá trình học tập các em cũng khá mạnh dạn và tự tin. Trò chơi Toán học tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ chức tốt trò chơi Toán học không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Với các giải pháp đã áp dụng đã làm cho chất lượng môn Toán ở các lớp ngày càng cao. Do đó, kết quả mang lại rất khả quan.
Để thấy được sự tiến bộ của học sinh tôi đã thống kê số liệu như sau:
Tổng số
Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
SL
TL %
SL
TL %

32/16
Thuộc được bảng nhân trong chương trình lớp Hai
32
100 %
0
0
Có kỹ năng tham gia trò chơi
32
100 %
0
0
Có kỹ năng hoạt động nhóm trong khi chơi
18
56,3 %
14
43,7 %
Hứng thú khi tham gia trò chơi tìm hiểu về bảng nhân
20
62,5 %
12
37,5 %
Yêu thích học Toán
25
78,1 %
7
21,9 %

III. KẾT LUẬN
Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
 Với những biện pháp trình bày trên đây đã được áp dụng tại trường Tiểu học Phạm Hùng tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động dạy và học của đơn vị. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng sáng kiến này vào việc giảng dạy môn Toán cho học sinh của lớp mình đồng thời trao đổi cùng đồng nghiệp để áp dụng trong toàn khối nhân rộng ra toàn trường, sang các xã bạn và cho những năm sau giúp các em học tập tốt hơn.
2. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình triển khai sáng kiến, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
- Giáo viên cần đặt học sinh vào trung tâm của hoạt động giáo dục 
- Giáo viên cần có những giải pháp cụ thể để hướng dẫn các em khi tham gia trò chơi hình thành kiến thức. Cần khuyến khích học sinh tham gia để nâng cao tính tự tin cho các em
- Cần tổ chức được nhiều hoạt động cho các em tham gia để nâng cao sự nhiệt tình, hứng thú cho học sinh khi học tập và rèn luyện
- Sự phối hợp với phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh 
- Cần tạo được môi trường thân thiện trong nhà trường. Sự gắn bó mật thiết giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh, tạo được không khí vui vẻ học tập.
- Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, mỗi giáo viên chúng ta nói chung và đối với riêng tôi phải luôn tìm tòi biện pháp thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho từng năm học. Bản thân tôi luôn coi trọng những biện pháp đã trình bày ở trên.
- Khi thực hiện các giải pháp, người thực hiện phải thường xuyên trao đổi cùng ban giám hiệu, đồng nghiệp để kịp thời khắc phục những sai lầm, nâng cao được chất lượng các giải pháp.
3. Hướng nghiên cứu tiếp sáng kiến: 
Bên cạnh các kết quả đạt được nêu trên, đôi khi học sinh còn chưa tích cực tham gia các trò chơi, chưa ghi nhớ được các bảng nhân. Do đó, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa sáng kiến “ Một số biện pháp sử dụng trò chơi giúp học sinh lớp 2D trường Tiểu học Phạm Hùng học tốt bảng nhân” nhằm giúp cho các em học thật tốt môn Toán trong những năm học tới.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu vận dụng trong quá trình giảng dạy môn Toán thực tế của lớp mình. Để giúp cho việc giảng dạy môn Toán trong trường ngày càng hiệu quả hơn. Mặc dù, năm học 2022 – 2023 là năm thứ hai sử dụng sách giáo khoa Toán lớp Hai mới nhưng trong quá trình nghiên cứu do thời gian và năng lực có hạn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của các thành viên trong Hội đồng sáng kiến các cấp, để sau này chúng tôi rút ra được những kinh nghiệm tốt hơn trong công tác giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe !
 Người thực hiện 
 Nguyễn Trần Phương Trúc
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO, MỤC LỤC
1. Từ điển Toán học (1998), nhà xuất bản Hà Nội.
2. BGD&ĐT – Hoạt động NGLL – SGV - NXB Giáo dục 2003. 
3. Nguyễn Quốc Vương - Lê Xuân Quang – “Hướng dẫn tổ chức dạy học Toán lớp 2” – NXB Đại học Sư Phạm – 2019
4. Nguyễn Thị Chi – “Tài Liệu Hướng Dẫn Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Cho HS Tiểu Học (Tài Liệu Dành Cho Giáo Viên)” – NXB Giáo Dục Việt Nam – 2017
5. BGD&ĐT – Toán 2 – Sách giáo viên – Chân trời sáng tạosa
6. Phạm Minh Hạc (1996), Tâm lí học, NXB. Giáo dục
7. Nguyễn Đức Hoành (2006), Chuyên đề : Một số Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học
8. Nguyển Sinh Huy (1997), Giáo dục học, NXB Giáo dục
9. Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Bộ GDSX năm 2005)
10. Đinh Thị Kim Thoa (2018), Phương pháp tổ chức hoạt động Trải nghiệm trong trường tiểu học, NXB Giáo dục
V. MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1
I. MỞ ĐẦU
4
1. Tên sáng kiến
4
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
4 - 5
3. Đối tượng nghiên cứu
5
4. Phạm vi nghiên cứu
5
5. Phương pháp nghiên cứu
5 - 6
II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận
7 - 9
2. Cơ sở thực tiễn
9 - 11
3. Nội dung vấn đề
12 - 32
4. Tính mới của sáng kiến
32
5. Kết quả, hiệu quả mang lại
32 - 33
III. KẾT LUẬN
34
1. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
34
2. Bài học kinh nghiệm
34
3. Hướng nghiên cứu tiếp sáng kiến
35
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
36
V. MỤC LỤC
37
VI. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI


V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA:
1. Hội đồng sáng kiến cấp trường:
* Nhận xét:
* Xếp loại:
	Trường Tây, ngày.thángnăm 2023
 TM HĐSK 
2. Hội đồng sáng kiến cấp Thị:
* Nhận xét:
* Xếp loại:
	.., ngày.thángnăm 2023
 TM HĐSK
3. Hội đồng sáng kiến cấp Tỉnh:
* Nhận xét:
* Xếp loại:
	.., ngày.thángnăm 2023
 TM HĐSK

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_tro_choi_giup.docx