Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một
1. Cơ sở lý luận
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Các kiến thức kỹ năng của môn toán ở tiểu học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. Môn Toán rất quan trọng trong việc rèn lụyện suy nghĩ, phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý trí vượt lên khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, tự tin.
Ở bậc tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, học toán học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt các môn học khác. Nắm vững kiến thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán các em sẽ áp dụng vào thao tác tính toán trong cuộc sống hằng ngày. Đối với môn Toán lớp Một, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học. Rồi mai đây, các em lớn lên, nhiều em trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, … trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực lao động, đời sống, … nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết các số 1, 2, 3,… học các phép tính cộng, trừ, … vì đó là kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa, những con số, những phép tính ấy cần thiết cho suốt cả cuộc đời.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một

đó những gói quà sẽ biến mất (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 9) Học sinh sẽ được tự chọn hộp quà theo ý mình, khi kích vào hộp quà đó hiệu ứng hiện ra là từng khung chữ với nội dung các câu hỏi tương ứng (minh chứng kèm theo- Mục 1- Phụ lục 1 phần 9) Để thực hiện tốt một giờ dạy đòi hỏi người giáo viên không những biết về công nghệ thông tin mà còn ứng dụng nó vào trong tiết dạy cho hiệu quả nhất để tạo hứng thú học tập cho học sinh để học sinh nắm được kiến thức của bài. Người giáo viên phải có sự chuẩn bị, soạn bài cẩn thận. Ngoài ra người giáo viên phải biết khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh sau mỗi đơn vị kiến thức mà nội dung bài dạy đưa ra, đồng thời thay đổi các hình thức chữa bài tránh sự lặp lại nhàm chán. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ dạy cũng vô cùng quan trọng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này. Người giáo viên cần có kế hoạch và có sự chuẩn bị chu đáo kĩ năng tổ chức, hướng dẫn các em để các em thực hiện trò chơi thật hợp lý mang lại hứng thú và hiệu quả học tập cao nhất. a/Ví dụ trò chơi:“Tìm cặp bằng nhau” (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 10) - Mục tiêu trò chơi: Giúp học sinh củng cố nhận biết các sô từ 1 đến 5, củng cố về hình tam giác, hình vuông. - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt. - Thời gian chơi: 5 phút - Cách chơi: Đội chơi chọn liên tiếp 2 ô có giá trị bằng nhau hoặc đồng nhất với nhau. Khi chọn đúng, hai ô này sẽ bị xóa khỏi bài. Nếu chọn sai quá 3 lần thì bài thi sẽ kết thúc. - Chọn đội chơi : Mỗi đội 5 học sinh sẽ thực hiện trò chơi. Sau 5 phút kết thúc trò chơi, đội nào chọn các ô có giá trị tương ứng. Đội nào không chọn sai sẽ dành chiến thắng. - Trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tiết học: các số 1,2,3,4,5, hình tam giác, hình vuông. b/Ví dụ trò chơi:“Khỉ con thông thái” (minh chứng kèm theo- Mục 1- Phụ lục 1 phần 11). - Mục tiêu trò chơi: Giúp học sinh củng cố các nhận biết các số từ 1 đến 5. - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt. - Thời gian chơi: 5 phút - Cách chơi: Dùng con trỏ chuột giúp chú khỉ chọn móc treo tấm bảng của mình sao cho số hoặc biểu thức trong bảng có giá trị bằng số hoặc biểu thức ghi trên móc treo. Nếu đội nào chọn sai quá 3 lần thì đội đó sẽ bị thua (hình ảnh minh chứng kèm theo) - Trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tiết học: số 1,2,3,4,5. c/Ví dụ trò chơi sắp xếp (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 12) - Mục đích trò chơi: Giúp học sinh củng cố các sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt. - Thời gian chơi: 5 phút - Cách chơi: Dùng con trỏ chuột đội chơi chọn các ô liên tiến có giá trị tăng dần để các ô lần lượt bị xóa khỏi bảng. Nếu đội nào chọn sai quá 3 lần thì đội đó sẽ bị thua. chơi, đội nào chọn các ô theo thứ tự từ lớn đến bé không chọn sai sẽ dành chiến thắng. - Chọn đội chơi: Mỗi đội 10 học sinh sẽ thực hiện trò chơi. Sau 5 phút kết thúc trò chơi. - Trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tiết học: số 10, các tiết luyện tập củng cố các số từ 1 đến 10 (minh chứng kèm theo - Mục 1- Phụ lục 1 phần 12) Trên thực tế giảng dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại và tổ chức trò chơi học tập đã tạo hứng thú và thu hút nhiều học sinh tham gia. Giáo viên biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi học tập có tác dụng tích cực tạo chất lượng cao cho bài học. Giáo viên cũng nên tránh tổ chức trò chơi lặp đi lặp lại trong tiết học gây sự nhàm chán cho học sinh. Tuỳ theo tiết học giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tổ chức trò chơi cho từng phần bài dạy của mình thì hiệu quả giờ dạy đạt hiệu quả. V. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua quá trình vừa nghiên cứu, vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tôi áp dụng đã có những kết quả đáng vui mừng và phấn khởi. Sau khi áp dụng cách đổi mới phương pháp dạy theo đề tài, tôi đã khảo sát lần 2 (tháng 12) thu được kết quả thu được như sau: Mức độ tập trung Số học sinh Tỉ lệ -Tập trung cao -Tập trung -Thiếu tập trung 40 7 1 83,3% 14,6% 2,1% Bài kiểm tra cuối kì I môn Toán 48 học sinh đạt kết quả như sau: Điểm kiểm tra Số học sinh Tỉ lệ 10 9 8 38 8 2 79,2% 16,7% 4,1% PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Trên đây là một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học Toán của học sinh lớp 1, để đạt được những kết quả trên tôi rút ra một số kết luận sư phạm như sau: * Muốn cho học sinh phát huy tính tích cực trong học toán, giáo viên cần phải nắm chắc chuyên môn, có nghiệp vụ sư phạm tốt, phương pháp linh hoạt. Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết quả cao nhất, tổ chức điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. * Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng. Giáo viên phải kiên trì uốn nắn, chấm chữa bài cho học sinh thật tận tình, chu đáo. * Thiết kế nội dung, hình ảnh hết sức cẩn thận, từng hiệu ứng phải hợp lí, khoa học, màu sắc phải đẹp. * Nhờ có khả năng trình bày một cách trực quan sinh động, dễ hiểu qua sử dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh hơn, giúp mọi đối tượng học sinh nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng, tích cực phát huy sáng tạo, óc quan sát, tư duy tự chủ, từ đó học sinh tự tin đưa ra ý kiến của mình. * Bài học kinh nghiệm. Dạy học bằng công nghệ thông tin hiện đại tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng dẫn, kiểm tra học sinh nhiều hơn. Việc thiết kế bài dạy của giáo viên phải có đầu tư về thời gian, về suy nghĩ, về kiến thức, về hiểu biết xung quanh để tìm và lựa chọn các hình ảnh phù hợp, sinh động tạo hiệu ứng tốt trong tiết dạy. - Kĩ thuật, thao tác máy tính của giáo viên phải thường xuyên trau dồi, phải tuân thủ thao tác kĩ thuật của công nghệ hiện đại. Linh hoạt trong ứng xử sư phạm để thích ứng với sự thay đổi của đối tượng và hoàn cảnh. Luôn tự tìm tòi, học hỏi rút kinh nghiệm để bồi dưỡng chuyên môn của mình. Tăng cường thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm, dự đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do các cấp tổ chức; áp dụng những sáng kiến trong giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học cùng với đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như cách thiết kế bài dạy. Giáo viên là người khơi dậy niềm say mê hứng thú của học sinh với việc sử dụng đồ dùng học tập một cách tích cực, triệt để. - Qua nghiên cứu thực trạng dạy này tôi thấy việc sử dụng phương tiện hiện đại trong dạy toán là vô cùng quan trọng. Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, có chuyên môn tin học sâu song cũng cần kiên trì, chịu khó trong suốt quá trình giảng dạy để phát huy được tính tích cực của học sinh trong học tập nói chung và trong môn toán nói riêng. Mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu, giao lưu học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm để làm phong phú thêm vốn kiến thức, kĩ năng cho mình, nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong dạy và học. II. Khuyến nghị đề xuất Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, đề xuất sau: 1.Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho giáo viên nhằm kịp thời tiếp cận với các phương tiện, kĩ thuật hiện đại, tiên tiến nhất. 2.Đối với giáo viên: GV cần chủ động tích cực và không ngừng học tập, tự bồi dưỡng kiến thức cơ bản và nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ công tác giảng dạy một cách hiệu quả nhất. Cần năng tìm kiếm những thông tin mới qua mạng Internet đưa vào bài dạy, làm cho tiết dạy thêm sinh động và hấp dẫn, lượng thông tin HS thu được nhiều và chính xác hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Thường xuyên tăng cường, bổ sung kiến thức mới qua sách báo, các cập nhật phần mềm phục vụ dạy học. GV cần trang bị thêm kiến thức về ngoại ngữ giúp cho việc tìm hiểu những tài liệu bổ ích trên mạng được thuận lợi, học hỏi được nhiều cái mới trong phương pháp giảng dạy từ nước bạn. Trên đây là nghiên cứu của tôi về “ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong môn Toán để phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một”. Tôi đã áp dụng sáng kiến này trong năm học 2019 - 2020 đến nay và nó đã mang lại hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là sáng kiến của riêng tôi, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn đồng nghiệp cũng như của các cấp lãnh đạo để sáng kiến hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác TXN, ngày 02 tháng 03 năm 2020 Người viết Trần Thị Kim Phượng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiển, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy (2010), Toán lớp 1, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Hỏi đáp dạy học Toán Tiểu học - NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Phương pháp dạy toán ở Tiểu học - Vũ Quốc Chung (chủ biên), Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn- NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Nguyễn Thu Hà (2014), Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 30, Số 2 , tr.56-64. 7. Trần Bá Hoành (2003), Dạy học lấy người học làm trung tâm, Tạp chí thông tin khoa học giáo dục, số 96. 8. Trần Bá Hoành (2004), Dạy học bằng các hoạt động khám phá có hướng dẫn, Tạp chí thông tin khoa học giáo dục, số 102, tr. 2-6. 9. Tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ MINH CHỨNG KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP 1/ Minh chứng ví dụ: Dạy bài số 4,5 1 2 3 4 5 5 4 3 2 1 2/ Nối (theo mẫu) 4 3 2 1 5 3/Minh chứng ví dụ: Dạy bài số 6 3 3 1 5 6 2 4 6 6 4/Minh chứng ví dụ dạy bài: Số 9 4. Minh chứng ví dụ dạy bài: Số 9 Hình ảnh 1: Có mấy bạn nhỏ? Học sinh quan sát và đếm: có 8 bạn nhỏ Hình ảnh 2: (Hiệu ứng chạy vào) Thêm mấy bạn nhỏ đang chạy tới? Hình ảnh 3: Tất cả có mấy bạn nhỏ? (Hiệu ứng vòng tròn đỏ) Tương tự : Có mấy con tính? Thêm mấy con tính Có tất cả mấy con tính? (Hiệu ứng chạy vào) Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy số cần đổi màu số 9 để tạo ấn tượng. 5/ Minh chứng hiệu ứng giúp học sinh ghi nhớ bài học ngay trên lớp: 6/Minh chứng trò chơi giữa giờ. 7/Minh chứng chữa bài trên máy đa vật thể nhận xét bài làm của học sinh 8/Minh chứng trò chơi củng cố, mở rộng kiến thức: 9/Minh chứng trò chơi mở hộp quà Số nào lớn hơn 15 nhưng bé hơn 17? Số 18 là số liền sau của số nào? Số nào là số liền trước số 18? Số liền trước số 20 là số nào? Số liền sau số 10 là số nào? Câu hỏi Chúc mừng câu trả lời đúng của bạn là một cái thước kẻ. Phần thưởng của bạn là một tràng pháo tay của cả lớp. Mời bạn nhận một cái bút chì. Dành tặng bạn một bông hoa đỏ. Phần thưởng Tặng bạn một bài hát: Em yêu trường em. 10/Minh chứng ví dụ trò chơi: “Tìm cặp bằng nhau” 11/ Minh chứng ví dụ trò chơi: “Khỉ con thông thái” 12/Minh chứng ví dụ trò chơi sắp xếp PHỤ LỤC 2 MINH CHỨNG MỘT TRONG CÁC TIẾT DẠY TOÁN SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Qua nhiều năm giảng dạy, với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự trau dồi chuyên môn, rút kinh nghiệm bản thân trong việc thực hiện một số giải pháp cho học sinh trong các tiết toán. Bên cạnh đó, tôi còn tiến hành dạy thực nghiệm với giáo án trình bày dưới đây. Để chứng minh những vấn đề nêu trên là đúng thì bản thân tôi đã đi sâu vào thực tế các tiết dạy trên lớp, thực sự việc làm trên đã đem lại hiệu quả cao giúp học tích cực học tập. Môn: Toán – Tuần 19 Tiết 76: Hai mươi. Hai chục I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Kiến thức: Nhận biết số lượng 20; 20 còn gọi là hai chục; biết đọc số 20; phân biệt được số chục, số đơn vị. - Kỹ năng: Nắm chắc cấu tạo số, viết đúng số. - Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực tham gia học tập II. Đồ dùng dạy - học - Giáo viên: Bài giảng điện tử, Máy chiếu, máy đa vật thể. - Học sinh: Bộ đồ dùng toán của học sinh. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung kiến thức cơ bản Phương pháp hình thức ,tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-2’ I. Khởi động GV bấm clip HS hát múa 3-5’ II. Kiểm tra bài cũ Mục tiêu: Củng cố thứ tự số, cấu tạo số từ 10 đến 19 - Đọc số: 10, 17, 15, 19 - Viết số: mười bốn, mười tám, mười sáu GV nêu yêu cầu Nhận xét. - 1 HS đọc. - 1 HS lên bảng. 25’ 8-10’ III. Bài mới Giới thiệu bài Hình thành số 20 Mục tiêu: Giúp HS nhận biết số 20 -Bấm hình ảnh:Có bao nhiêu que tính? - Lấy 19 que tính -Hình ảnh: Thêm máy que tính? - Hình ảnh: Gộp 9 que lẻ và 1 que lẻ được bao nhiêu que tính? - Hình ảnh: Thay 10 que tính lẻ thành 1 thẻ có 1 chục que tính. -Hình ảnh nhấp nháy: 1 chục que tính thêm 1 chục que tính là bao nhiêu que tính. -Vậy 10 que tính và 10 que tính là bao nhiêu que tính? - Hai mươi còn gọi là hai chục. Vậy 19 thêm 1 là bao nhiêu - Vậy 19 rồi đến bao nhiêu? - Viết số rồi đọc số đó. - Số 20 được viết như thế nào? - Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Số 20 có mấy chữ số? Quan sát đếm HS thao tác trên que tính Quan sát và trả lời Quan sát Quan sát Quan sát và trả lời Quan sát và trả lời 2-3’ Trò chơi vận động Kích máy HS hát múa 10-12’ 3. Thực hành Bài 1: Mục tiêu: Củng cố thứ tự số, đếm số từ 10 đến 20 Kích máy HS quan sát - Bài 1 yêu cầu gì? - Chiếu bài làm. Nhận xét. - Các số đó được viết theo thứ tự nào? - Từ 10 đến 20 số nào là số lớn nhất? Số nào là số bé nhất? 1HS nêu yêu cầu bài HS trả lời câu hỏi Bài 2: Mục tiêu: Củng cố cấu tạo số - Hướng dẫn mẫu. Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi - Nhận xét. - Các số trong bài 2 là số có mấy chữ số? GV nhận xét 1-2HS nêu yêu cầu bài HS trả lời câu hỏi HS làm bài, HS khác chữa bài Bài 3: Mục tiêu: Củng cố thứ tự số - Bài có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu gì? - Để viết đúng yêu cầu cần chú ý gì? - Số 20 là số liền sau của số nào? - Số 19 là số liền trước của số nào? - Chiếu bài. Nhận xét. 1-2HS nêu yêu cầu bài HS trả lời câu hỏi HS làm bài, HS khác chữa bài Bài 4: Mục tiêu: Củng cố số liền trước, liền sau của một sô - Bài yêu cầu gì? - Làm mẫu - Chiếu bài 1HS nêu yêu cầu bài HS trả lời câu hỏi HS làm bài, HS khác chữa bài 3-4’ IV. Củng cố: - Đọc các số từ 10 đến 20 và ngược lại. - Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - Hai mươi còn được gọi là gì? *Trò chơi: Phổ biến trò chơi: Cách chơi và luật chơi GV nêu GV phổ biến luật chơi 1-2 HS trả lời câu hỏi HS chia 2 đội 1’ -Nhận xét trò chơi. IV. Nhận xét giờ học Dặn dò. Nhận xét giờ học, dặn dò HS HS nghe, thực hiện
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_day_h.doc