Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1. Cơ sở lý luận :

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của việc đổi mới. Như chúng ta ai cũng biết môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của ngành giáo dục cũng đang đổi mới về phương pháp dạy học, về cách đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Giải toán có lời văn là những bài toán thực tế nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những mối quan hệ, tương quan và phụ thuộc liên quan đến cuộc sống hằng ngày với các em. Từ đó giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi tiếp xúc với những “ Tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.

Môn Toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

doc 18 trang Hương Thủy 17/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
iều thêm 3 bông hoa màu vàng nữa. (Giáo viên chiếu tiếp 3 bông hoa màu vàng vào bên phải).
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại bài toán: Có 6 bông hoa màu đỏ ( Giáo viên chỉ hình 6 bông hoa màu đỏ), Số bông hoa mầu vàng nhiều hơn số bông hoa mầu đỏ là 3 bông (Giáo viên chỉ 3 bông hoa màu vàng ở bên phải theo hình vẽ). Hỏi có bao nhiêu bông hoa mầu vàng ? (Giáo viên viết dấu ? vào hàng dưới).
 - Bài toán cho biết gì ? (Có 6 bông hoa màu đỏ, Số bông hoa mầu vàng nhiều hơn số bông hoa mầu đỏ là 3 bông) 
 - Bài toán hỏi gì ? (Hỏi có bao nhiêu bông hoa mầu vàng ?) 
- Bài thuộc dạng toán nào đã học? ( Bài toán về nhiều hơn một số đơn vị) 
 Bước 2 : Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho của bài toán.
 - Hướng dẫn học sinh tóm tắt : Có thể bằng 2 cách 
Cách 1. Tóm tắt bằng lời 
 Hoa đỏ: 6 bông
 Hoa vàng nhiều hơn hoa đỏ: 3 bông
 Hoa vàng:.bông ?
Cách 2. Bằng sơ đồ đoạn thẳng( Cách này thuận tiện và giúp học sinh nắm được cách làm nhanh hơn)
6 bông 
3 bông 
 Hoa đỏ: 
 Hoa vàng: 	
 ? bông
 Bước 3 : Lập kế hoạch giải toán.
 Suy nghĩ để tìm ra cách trả lời câu hỏi của bài toán cần biết gì ? Có thể sử dụng phép tính gì? Trên cơ sở đó lập kế hoạch giải toán.
 Giáo viên hỏi :
 - Dựa vào câu hỏi bài toán, bạn nào có thể nêu câu trả lời đúng ?( Có số bông hoa mầu vàng là . )
 - Vậy muốn tìm số bông hoa mầu vàng ta làm thế nào ?( lấy 6 + 3) 
 Lưu ý: 
 Đây mới là bài toán đầu nên giáo viên không nóng vội và làm thay hay áp đặt cách giải, mà hướng dẫn để học sinh từng bước tự tìm ra cách giải bài toán. 
 - Có thể học sinh nêu: 
 Hoa vàng = Hoa đỏ + phần hơn
Bước 4 : Thực hiện kế hoạch giải.
 Khi học sinh mới học, có thể hỏi lại từng câu để học sinh tìm cách giải và trình bày bài toán. Khi học sinh đã quen, có thể để các em tự trình bày bài giải. 
Bài giải
Có số bông hoa mầu vàng là .:
6 + 3 = 9 ( bông)
Đáp số : 7 bông
 Bước này chú ý trình bày đẹp, viết đúng đáp số và danh số kèm theo. 
 Từ cách hướng dẫn học sinh giải theo cách  trên, học sinh đã nắm chắc được 
các bước giải và trình tự giải bài toán để học sinh tiến hành việc học và giải 
bài toán tiếp theo phức tạp hơn một cách dễ dàng.
 Bước 5 : Kiểm tra lại bài toán :
 Kiểm tra lại chỉnh tả, cách trình bày, kết quả phép tính, đáp số. Trong bài này không cần thử lại đáp số, vì hai cách giải khác nhau cùng dẫn tới một đáp số, như vậy đáp số này có nhiều khả năng là đáp số đúng.
Học sinh vận dụng cách giải bài toán về nhiều hơn để giải các bài toán cùng dạng trong chương trình. Song mỗi bài toán được đưa ra với dữ kiện khác nhau và lời văn khác nhau. thuật ngữ về ''nhiều hơn'' được ẩn sau một số từ : ''cao hơn'', ''lớn hơn'', ''đông hơn'', ''dài hơn'', ''nhẹ hơn'', ''nặng hơn'', ''hơn''. Đề toán có lời văn thực chất là những bài toán có nội dung thực tế. Do vậy câu và từ thường gần gũi với học sinh. Khi phân tích đề, tôi thường chú ý giúp học sinh hiểu chắc các thuật ngữ, ý nghĩa của từng từ đó trong bài toán để học sinh không lúng túng khi giải bài. 
* Mức độ sau bài toán về nhiều hơn cũng được nâng dần vào các tiết học tiếp theo như bài toán dạng giải toán theo tóm tắt bằng lời và bằng sơ đồ hình vẽ. Chẳng hạn : 
Yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt sau 
 15 người 	
Đội 1 : 	 2 người
Đội 2 : 
 ? người 	
- Để HS hiểu được nội dung bài toán GV cần gợi mở từng bước như sau: 
Bước 1 : Tìm hiểu bài toán( Tương tự như phần 1)
Bước 2 : Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho của bài toán
 - Giáo viên gợi ý cho học sinh :
 + Số người của đội 1 là số bé thì số người của đội 2 là số lớn.
 + Học sinh chỉ phần hơn của bài toán 2 người.
 + Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lớn hay số bé ? ( số lớn
Bước 3 : Lập kế hoạch giải toán. 
 + Để trả lời cho câu hỏi của bài toán ta phải làm phép tính gì ? (phép tính cộng)
 + Lấy bao nhiêu cộng với bao nhiêu ? (15 + 2) 
Bước 4 : Thực hiện kế hoạch giải toán. 
 + Yêu cầu học sinh làm và chữa bài ( Lưu ý học sinh trung bình và yếu )
Bước 5 : Kiểm tra lại bài toán.
 Kiểm tra lại chính tả, cách trình bày, đáp số và danh số của bài toán đã đúng chưa.
2. Dạy bài toán về ''ít hơn'' một số đơn vị.
Bài toán: Mai gấp dược 8 cái thuyền, Nam gấp được ít hơn Mai 2 cái. Hỏi Nam gấp được mấy cái thuyền?
 Sau phần giới thiệu bài toán về '' nhiều hơn'' vào bài 13 chương trình Toán 2 mới bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bài toán về '' ít hơn'' được giới thiệu vào tiết 2, lúc này HS đã được thực hành tốt bài toán về '' nhiều hơn'' qua tiết học trước. 
 Phương pháp và các bước giải tương tự bài toán về nhiều hơn . Giáo viên cũng cần lưu ý một số từ giúp HS hiểu như : ''thấp hơn'', '' nhẹ hơn'', '' kém hơn'' được hiểu như là ''ít hơn''	
8 cái
Giáo viên giới thiệu qua sơ đồ đoạn thẳng:
Ít hơn 2 cái
 Mai: 
 Nam: 	
 ? cái
 Bài giải 
Nam gấp được số cái thuyền là:
8 - 2 = 6 (cái)
Đáp số : 5 cái
Sau phần thực hành giải các bài toán theo 2 dạng ''nhiều hơn một số đơn vị'' và ''ít hơn một số đơn vị ''. Giáo viên có thể tóm tắt cách giải từng loại bài toán về nhiều hơn, ít hơn như sau
 Bài toán nhiều hơn
Bài toán ít hơn
- Biết số bé.
- Biết phần “nhiều hơn” của số lớn so với số bé.
- Tìm số lớn:
 Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”.
- Biết số lớn.
- Biết phần “ ít hơn” của số bé so với số lớn.
- Tìm số bé:
 Số bé = Số lớn - phần ít hơn.
 * Lưu ý: + Với bài toán ''nhiều hơn một số đơn vị”, “ít hơn một số đơn vị” giáo viên nên hướng dẫn học sinh dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị trực quan khái niệm “nhiều hơn”, “ít hơn”. Từ sơ đồ học sinh dễ dàng nhận ra bài toán thuộc dạng gì ?. Tránh nhầm lẫn với bài toán ngược (Toán mở rộng). 
 Chẳng hạn : Mai gấp dược 8 cái thuyền, Mai gấp được ít hơn Nam 2 cái. Hỏi Nam gấp được mấy cái thuyền?
 + Bài toán về “ nhiều hơn” và “ ít hơn” được vận dụng trong cả chương trình ôn tập và luyện tập xuyên suốt chương trình Toán 2 Kết Nối tri thức với cuộc sống, song dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau nhằm nâng cao kĩ năng giải đúng cho học sinh và giúp học sinh phân biệt được cách giải bài toán về “ nhiều hơn” và “ ít hơn” tránh nhầm với dạng về "sự chênh lệch'':
Ví dụ:
 Bài 1: Năm nay anh 16 tuổi, em kém anh 5 tuổi. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi?
 Bài toán về nhiều hơn một số đơn vị
 Bài 2: Năm nay anh 16 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi?
 Bài toán về ít hơn một số đơn vị
 Bài 3: Năm nay anh 16 tuổi, em 11 tuổi. Hỏi năm nay anh hơn em bao nhiêu tuổi?
 Bài toán về sự chênh lệch
 Như chúng ta biết trong dạy học, ở mỗi tiết học giáo viên phải chấp nhận có học sinh làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác. Vì vậy trong mỗi tiết luyện tập tôi thường có kế hoạch giúp học sinh hoàn thành bài ngay trên lớp và đặc biệt là những học sinh làm bài chậm, chưa hiểu cách giải bằng cách gợi mở từ từ, dẫn dắt học sinh nhớ được dạng toán đã học. Đối với học sinh khá giỏi tôi động viên và tổ chức thi đua cho học sinh làm được nhiều bài, đặc biệt chú ý giúp học sinh khai thác các nội dung tiềm ẩn trong các bài tập. 
 * Vậy qua phần thực hành giải bài toán “nhiều hơn”, bài toán “ít hơn”. Tôi thấy để học sinh giải tốt được 2 dạng toán này giáo viên cần chú ý hai việc làm cơ bản là: 
 + Hướng dẫn và rèn cho học sinh có kỹ năng phân tích đề đúng, nhận diện đúng dạng toán để tiến tới tóm tắt theo sơ đồ và giải đúng bài toán. Vì số lượng bài toán yêu cầu học sinh giải theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng chiếm khá nhiều trong các giờ luyện tập thực hành. 
 + Tổ chức cho HS làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong SGK, không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh cho là dễ. 
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
 Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, áp dụng đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống " như trên cùng với sự kết hợp của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, tôi nhận thấy :
 - Học sinh lớp tôi đến thời gian này đã có nề nếp học môn toán. Các em đã tạo cho mình một nếp họa, nếp làm việc cá nhân môt cách độc lập, tự giác, tạo cho các em tính tò mò, lòng ham hiểu biết. 
 - Trong các tiết học toán, học sinh đã thấy hào hứng hơn khi giải toán nhất là các bài toán có lời văn.
 - Các em nắm được cách giải một bài toán và trình bày bài một cách rõ ràng, khoa học, sạch đẹp.
 - Các em phân biệt được các dạng toán trong chương trình và thấy tự tin hơn khi diễn đạt cách giải bài toán có lời văn.
 Tôi nhận thấy lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt, chất lượng học tập ngày càng nâng cao. Trong năm học 2022-2023 lớp tôi có 17 học sinh tham gia Đấu trường Toán học Vioedu. Với việc áp dụng sáng kiến vào trong giảng dạy các em đều tiến bộ và thực hiện làm bài rất nhanh. Kết quả đạt được trong kì thi Vioedu cấp huyện em Nguyễn Danh Nguyên đã đạt giải 3. Những kết quả học tập tốt từ các em như niềm động viên tôi say mê chuyên môn và vững tin vào các phương pháp giảng dạy của mình. Tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
 - Giáo viên phải đi sâu nghiên cứu bài trước khi lên lớp, chọn lọc hệ thống câu hỏi, tìm hiểu phân tích đề để tóm tắt bài toán một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất, chính xác nhất thì học sinh dễ dàng lập được kế hoạch giải đúng.
Mỗi bài toán, mỗi tóm tắt của giáo viên bằng lời, sơ đồ hay vật mẫu trên bảng phải thật chính xác, khoa học. Sử dụng đồ dùng học tập thường xuyên, kết hợp nhiều phương pháp dạy học.
Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra học sinh các bảng cộng, trừ, nhân, chia. 
Cần tiến hành kiểm tra chất lượng phân loại học sinh thành các đối tượng ngay từ đầu năm để có phương pháp dạy học cho phù hợp.
+ Đối với học sinh khá, giỏi: có hướng dẫn thêm các bài toán nâng cao, có các cách giải khác nhau để tìm ra cách giải hay nhất.
+ Đối với học sinh đại trà : nắm rõ khả năng từng em học yếu do nguyên nhân nào. 
Ví dụ: - Chưa biết đọc, đọc còn ấp úng nên phân tích đề còn kém.
Chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia hay khả năng tính toán chậm
Chưa viết thạo nên chưa biết cách trình bày.
 Từ đó giáo viên có phương pháp dạy học cho thích hợp.
 - Thường xuyên liên lạc giữa gia đình và nhà trường để nắm bắt việc học tập của các em. 
 *KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM HỌC NHƯ SAU: 
Sĩ số
Trình độ học sinh 
Số lượng
28
Có hứng thú với môn Toán, tiếp thu bài nhanh 
19

 Có nhiều lỗ hổng về kiến thức và kĩ năng. 
2

Phương pháp học tập chưa tốt. 
3

Năng lực tư duy yếu. 
2

Có thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin. 
2
 Sau khi thực hiện đề tài đến tháng cuối tháng 3 tôi lại ra một đề bài cho học sinh kiểm tra khảo sát kết quả thực hiện kết quả thu được khá khả quan:
Sĩ số
Bài đúng, đầy đủ
Bài đúng, chưa đầy đủ
Bài giải sai
28
20
7
1

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
-----------˜™-----------
I. KẾT LUẬN :
 Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống " ở lớp mình .Tôi đã thu được những kết quả tốt sau mỗi tiết dạy
 Trong quá trình nghiên cứu mặc dù năm học 2022 – 2023 có khó khăn nhưng tôi đã nhận thấy để học sinh say mê với môn toán nói chung và thực hiện phần giải toán nói riêng thì trong quá trình dạy giải toán người giáo viên phải làm tốt những việc làm sau:
- Giáo viên cần đổi mới cách soạn bài, biết cách hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa và đồ dùng học tập, biết cách tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động sẽ tạo ra không khí thoải mái, không căng thẳng trong giờ học.
- Mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách đọc, nghiên cứu đề, phân tích bài toán bằng nhiều phương pháp (Mô hình, sơ đồ, đoạn thẳng, suy luận) để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bài hơn. (Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu).
- Khi dạy giải bài toán cần để học sinh học sinh tự phát hiện chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên nhờ chính hoạt động của mình; học sinh nào cũng được tham gia và có thể thực hiện được từ đó tạo ra tính tự tin trong học tập; giáo viên có điều kiện phát hiện, hướng dẫn cho từng đối tượng học sinh, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, hướng dẫn học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác, rèn khả năng tự đánh giá của trò theo đúng tinh thần TT22.
- Phải biết kết hợp hài hoà giữa đồ dùng dạy học truyền thống và đồ dùng dạy học hiện đại trong tiết dạy. 
*Từ những suy nghĩ trên, tôi nhận thấy việc giảng dạy của mỗi giáo viên chúng ta là cả một quá trình từ rèn luyện. Để có giờ dạy đạt hiệu quả cao về chất lượng, học sinh có hứng thú với môn học thì người giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu kĩ bài dạy. Bài giảng của thầy phải thực sự thu hút học sinh thì các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Nhìn vào bảng số liệu trước và sau khi thực hiện đề tài tôi thấy khá hài lòng, từ đó tôi say mê hơn với nghề. 
Sĩ số
Bài đúng, đầy đủ
Bài đúng, chưa đầy đủ
Bài giải sai
28
3
16
9
 
Sĩ số
Bài đúng, đầy đủ
Bài đúng, chưa đầy đủ
Bài giải sai
28
20
7
1
 II. KHUYẾN NGHỊ :
 Những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đã giúp tôi có được niềm tin vào năng lực nghiên cứu bước đầu của mình. Bên cạnh đó tôi xin có một số kiến nghị sau:
Giáo viên cần linh hoạt khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các bài tập hợp lý với từng đối tượng học sinh của mình.
Kỹ năng giải toán còn được rèn luyện thường xuyên, liên tục và được kết hợp rèn luyện ở các môn học khác và trong giao tiếp hàng ngày.
Hiệu quả của tiết học giải bài toán phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần, năng lực sư phạm của mỗi giáo viên và thái độ học tập của mỗi học sinh. Vì vậy đòi hỏi ở mỗi giáo viên lòng nhiệt tình và thái độ học tập không ngừng.
 Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy phần giải toán của bản thân tôi. Nhưng với xu thế phát triển của giáo dục ngày nay, trong quá trình dạy học bản thân tôi còn phải cố gắng nhiều trong giảng dạy để theo kịp với xu thế mới của giáo dục Việt Nam. Tôi rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của hội đồng khoa học, của bạn bè, của đồng nghiệp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ba Vì, ngày 01 tháng 04 năm 2023
 Người viết
 Nguyễn Minh Phượng
PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------˜™-----------
1. Phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học - NXB ĐHSP 2000
2. Phương pháp dạy các môn học ở lớp 2 (tập 1 + tập 2 - NXBGD 2007)
3. Sách Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống - NXBGD Việt Nam
4. Vở bài tập toán phát triển năng lực 2 (tập 1 + tập 2)
5. Sách giáo viên Toán 2 năm 2004 ( NXBGD)
6. Giúp em giỏi toán 2 - Trần Ngọc Lan - NXBGD - 2002
7. Cùng em học toán 2 ( Mai Bá Bắc - Lê Văn Thắng - Trần Văn Hà - Phạm Thị Phúc - NXBHN)
8. Ôn tập và kiểm tra toán 2 - Phạm Đình Thực - NXB TPHCM
9. Tuyển chọn những bài toán hay - Th.s Nguyễn Thị Dung - NXB HP
 10. Tạp chí giáo dục và một số tài liệu tham khảo khác.
MỤC LỤC
 Trang
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ
........................................................................ 
........................................................................ 
 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CẤP HUYỆN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_giai_toan.doc