Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém toán khối 6
2. Nội dung sáng kiến đăng ký
* Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Sau khi tìm hiểu và biết được những biểu hiện của học sinh học yếu kém toán, nguyên nhân dẫn đến việc học sinh học yếu kém môn toán tôi đã suy nghĩ và áp dụng những phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng học sinh này như sau:
3.1. Xây dựng lòng tin và niềm hứng thú học toán cho học sinh học yếu kém toán qua giờ dạy trên lớp
Học sinh kém toán đến lớp với nhiều lý do: có thể ham mê học tập, có thể không, mọi người đi học thì mình cũng đi học, đi học theo yêu cầu của ông bà, cha mẹ, thầy cô,…Đến lớp với tâm trạng chán chường, mệt mõi, không hiểu bài dẫn đến tình trạng chán học và không làm bài, rồi không thích điều gì đó trên lớp khiến các em cho rằng việc đến lớp như một cực hình đối với các em. Vì thế đầu tiên và quan trọng nhất là phải tìm mọi cách, mọi dịp để xây dựng cho các em lòng tự tin ở khả năng của mình từ đó cố gắng học tập, thích học môn toán như sau
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém toán khối 6

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 8 21,6 10 27,1 8 21,6 7 18,9 4 10,8 2. Nội dung sáng kiến đăng ký * Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Sau khi tìm hiểu và biết được những biểu hiện của học sinh học yếu kém toán, nguyên nhân dẫn đến việc học sinh học yếu kém môn toán tôi đã suy nghĩ và áp dụng những phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng học sinh này như sau: 3.1. Xây dựng lòng tin và niềm hứng thú học toán cho học sinh học yếu kém toán qua giờ dạy trên lớp Học sinh kém toán đến lớp với nhiều lý do: có thể ham mê học tập, có thể không, mọi người đi học thì mình cũng đi học, đi học theo yêu cầu của ông bà, cha mẹ, thầy cô,Đến lớp với tâm trạng chán chường, mệt mõi, không hiểu bài dẫn đến tình trạng chán học và không làm bài, rồi không thích điều gì đó trên lớp khiến các em cho rằng việc đến lớp như một cực hình đối với các em. Vì thế đầu tiên và quan trọng nhất là phải tìm mọi cách, mọi dịp để xây dựng cho các em lòng tự tin ở khả năng của mình từ đó cố gắng học tập, thích học môn toán như sau 3.1.1. Giúp học sinh nắm bài ngay tại lớp a) Giáo viên phải xem kỹ chương trình môn toán THCS, nội dung từng bài dạy và mục tiêu của mỗi bài để tránh việc truyền đạt quá tải cho học sinh, phối hợp nhịp nhàng giữa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phát huy tính tích cực, chủ động, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh,tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt ở mỗi tiết học, tổ chức các hoạt động trong từng bài để giúp các em tự tìm tòi, chủ động phát hiện kiến thức mới, rèn thêm kỹ năng mới dựa trên các kiến thức và kỹ năng các em đã có. Bằng những biện pháp phân hóa nội tại thích hợp, giáo viên cần xác định với câu hỏi nào , phần việc nào, bài tập nào là dành cho đối tượng học sinh yếu kém toán b) Trong tiết luyện tập cần chọn các bài toán phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém. Có thể cho các em giải quyết cả bài toán nếu bài toán đó đơn giản hoặc làm một công đoạn của bài toán. Cần giúp các em tự tin hơn ở khả năng học toán của mình. Tin là mình cũng có thể học tốt môn toán như các bạn cùng lớp c) Giáo viên cần giảng kĩ, phân tích rõ vấn đề, sử dụng tối đa các đồ dùng trực quan. Đối tượng học sinh này tiếp thu kiến thức chậm nên giáo dục phải kiên trì, nhắc nhỏ thường xuyên d) Cố gắng làm rõ nguồn gốc thực tế của kiến thức, những hình ảnh thực tế của kiến thức để giúp các em hiểu rõ hơn, từ đó nắm chắc được kiến thức hơn Ví dụ: Khi dạy kiến thức số nguyên âm giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh biết nguồn gốc sự ra đời của số nguyên âm chẳng hạn như cách biểu hiện số lượng có được nhưng khi muốn biểu hiện số lượng còn thiếu hoặc số tiền nợ.do nhu cầu trên nên số nguyên âm được ra đời Khi học sinh học kiến thức mà các em có thể biết được nguồn gốc ra đời của kiến thức mình đang học thì sẽ làm cho các em dễ hiểu bài hơn và nhớ kiến thức được lâu hơn 3.1.2 Tạo cho các em cảm giác thoải mái trong tiết học vì môn toán là môn học tương đối khô khan, Cung cấp các mẹo nhỏ để các em có thể nhận dạng và giải các bài tập toán được nhanh hơn. Tăng cường việc dạy hợp tác,thảo luận nhóm để phát hiện ra kiến thức mới. Tổ chức cho các em giải các câu đố vui, các bài toán vui học mà giáo viên sưu tầm được. Hoạt động sẽ kích thích sự tò mò và bồi dưỡng tính hài hước cho các em vì các câu đố thường được viết dưới dạng các câu thơ, các bài văn vần, các câu hò, vè quen thuộc rất vui tươi. Các câu đố này sẽ biến những bài toán với các con số khô khan thành những bài toán hóm hỉnh,gần gũi với học sinh giúp củng cố kiến thức và kỹ năng thực hành, góp phần rèn luyện tư duy sáng tạo, ốc nhạy bén trước các tình huống toán học chứa đựng trong câu đố. 3.1.3 Tổng kết kiến thức trọng tâm ở dạng ngắn gọn và dễ hiểu cho học sinh dễ nhớ Đối với hoc sinh yếu kém toán thì khi học xong bài mới các em không biết tự mình tổng kết kiến thức ở dạng ngắn gọn, đôi khi các em còn không biết phần nào là kiến thức trọng tâm của bài vừa học. Vì thế khi dạy xong bài mới giáo viên cần tổng kết kiến thức lại ở dạng ngắn gọn để học sinh dễ hiểu hơn và có thể nắm được trọng tâm của bài vừa học. Ví dụ: Khi dạy bài “dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5”, “ dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9” ta tổng kết ngắn gọn như sau : DẤU HIỆU CHIA HẾT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Cho 2 Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì số đó chia hết cho 2 Ví dụ: 12, 48, 90, Cho 3 Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3 Ví dụ: 12, 36, 72,.. Cho 5 Các số có chữ số tận cùng là 0, 5 thì số đó chia hết cho 5 Ví dụ: 10, 45, 70, Cho 9 Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9 Ví dụ: 18, 27, 90, . Cho 2, cho 3, cho 5 và cho 9 Các số có chữ số tận cùng là 0 và tổng các chữ số chia hết cho 9 Ví dụ: 450, 360, 720, . Ngoài ra sau khi giảng dạy một bài hay một hệ thống kiến thức, giáo viên nên đặt câu hỏi cho học sinh cả lớp, chú ý nhiều đến học sinh yếu kém toán như là: Các em có điều gì thắc mắc không ? Các em có muốn hỏi điều gì không ? Các em thấy bài học hôm nay như thế nào? Qua bài học này các em biết thêm được điều gì ?....Như vậy giáo viên mới tiếp nhận được thông tin ngược lại từ học sinh, mới biết được học sinh hiểu bài hay không? Từ đó giáo viên mới có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức lớp cho phù hợp. Nếu học sinh biết đặt câu hỏi là học sinh đã hiểu và quan tâm đến bài học. Giáo viên cũng nên kiên nhẫn lắng nghe học sinh trả lời vì đối tượng học sinh này thường trả lời chậm, không ngắn gọn 3.2. Giúp đỡ học sinh bằng tình thương a) Học sinh THCS đang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách nên việc sai sót, sai phạm là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối tượng học sinh yếu kém cụ thể là yếu kém toán. Lỗi học sinh thường mắc phải không phải do chủ định mà do bản tính hồn nhiên, ham chơi. Vì vậy, khi học sinh làm bài không được hay làm sai thì giáo viên không nên la mắng, de dọa, phạt roi bằng bạo lực,. b) Giáo viên “sửa phạt” chứ không phải “xử phạt” học sinh. Vì vậy, giáo viên phải chú ý giúp học sinh nhận ra lỗi sai, tự nhận xét và đề ra hình phạt cho mình c) Giáo viên cần nắm được danh sách học sinh học kém môn toán trong lớp để có sự quan tâm đặc biệt. Giáo viên có thể cho các em ngồi ở những vị trí thuận lợi trong lớp để tiện hướng dẫn các em giải bài tập. Sự tận tình hướng dẫn các em vẽ hình một bài toán hình học hay vận dụng một công thức để giải bài tập số học sẽ giúp các em quý mến thầy cô hơn. Như vậy sẽ giúp các em cố gắn hơn trong học tập d) Giáo viên cần thường xuyên khuyến khích các học sinh yếu kém toán xung phong lên bảng giải những bài tập vừa sức với mình, cho điểm khuyến khích những học sinh này để khích lệ, giúp các em có được sự tự tin học tập môn toán và không còn sợ học toán. Nếu lần đầu tiên học sinh làm bài không được thì giáo viên không nên cho điểm thấp ngay mà cho cơ hội sau để tránh tạo tâm lý ức chế và càng thấy chán học môn toán hơn. 3.3 Một số biện pháp giúp đỡ khác Trong thực tế hiện nay vấn đề học sinh yếu kém ở các môn học rất nghiêm trọng và cụ thể là yếu kém ở bộ môn toán vì vậy bên cạnh nâng cao hiệu quả giờ dạy giáo viên vẫn cần có sự giúp đỡ, tách riêng từng đối tượng,từng nhóm học sinh yếu kém toán ngoài giờ chính khóa để cho đối tượng học sinh này theo kịp bạn bè, theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp và có thể hòa nhập vào các hoạt động dạy học trên lớp.Một số biện pháp giúp đỡ riêng cụ thể là: 3.3.1 Lấp lỗ hổng kiến thức và tập cho các em các kỹ năng cơ bản khi tính toán a) Như đã biết, kiến thức có nhiều lỗ hổng là một bệnh phổ biến của học sinh kém toán. Việc đảm bảo trình độ xuất phát cũng chính là nhầm lấp “ lổ hổng” về kiến thức và kỹ năng, nhưng chỉ để phục vụ cho nội dung sắp học. Khi dạy học trên lớp giáo viên phải quan tâm phát hiện những “lổ hổng” về kiến thức và kỹ năng của học sinh. Có những “lổ hổng” có thể khắc phục ngay nhưng có thể có những “lổ hổng” dù là điển hình với học sinh yếu kém toán nhưng trên lớp không đủ thời gian khắc phục nên giáo viên phải có kế hoạch riêng để tiếp tục bồi đắp lổ hổng kiến thức của học sinh b) Giáo viên phải đi sâu vào tìm hiểu và nắm được những đặc điểm về mặt tư duy, về phương pháp suy nghĩ của học sinh yếu kém toán. Không đồng nhất các học sinh kém toán với nhau và do đó phải đề ra nội dung và phương pháp bồi dưỡng khác nhau. Ví dụ: Khi thực hiện bài toán tìm x những bài tập dành cho đối tượng học sinh yếu kém toán và khá giỏi toán là khác nhau, chẳng hạn như : ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH KHÁ GIỎI x – 12 = 18 x + 21 = 35 x – 15 = 12 + 11 x + 32 = 87 - 23 2.(x – 12) = 18 5. (x + 56 ) = 22 + 42 2x – 12 = 48 5. (x – 13 ) = 0 3.3.2 Luyện tập vừa sức với học sinh yếu kém toán a) Đối với học sinh yếu kém toán, giáo viên cần đặc biệt hướng dẫn cho các em biết tính vững chắc của kiến thức, tức là học lý thuyết về kiến thức cơ bản nào thì cần nắm chắc và áp dụng kiến thức cơ bản đó vào giải bài tập cụ thể. Ví dụ: Khi dạy bài “ Khi nào AM + MB = AB ?” thì khi làm bài tập học sinh chỉ cần áp dụng phần nhận xét vào làm bài tập. chẳng hạn muốn làm bài toán sau: Cho điểm M nằm giữa đoạn thẳng AB, biết AM = 4 cm, AB = 9 cm. Tính MB ? Giải: Vì M nằm giữa đoạn thẳng AB Nên : AM + MB = AB 4 + MB = 9 MB= 9 – 4 MB = 5 Vậy MB =5 cm Đối với dạng toán này thì ta chỉ áp dụng điều kiện một điểm nằm giữa đoạn thẳng. Nhưng khi học đến bài “ Trung điểm của đoạn thẳng” thì khi giải bài tập dạng trung điểm học sinh vẫn áp dụng tính chất điểm nằm giữa nhưng áp dụng theo cách khác chẳng hạn như trong bài tập sau: Cho đoạn thẳng AB = 8 cm, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính AM ? Giải: Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB Nên : AM = MB = AB : 2 AM = 8 : 2 AM = 4 Vậy AM = 4 cm Nếu gặp dạng toán trung điểm mà học sinh yếu kém áp dụng nhận xét của bài “ Khi nào AM + MB = AB ?” thì học sinh sẽ gặp khó khăn trong giải toán vì chỉ biết được độ dài của một đoạn thẳng thì không thể nào giải được bài toán đó ngược lại nếu gặp bài toán dạng áp dụng tính chất điểm nằm giữa thì học sinh lại áp dụng kiến thức của bài trung điểm của đoạn thẳng như vậy kết quả sẽ không đúng ( chỉ đúng trong trường hợp điểm nằm giữa chia đoạn thẳng thành hai phần bằng nhau). Vì vậy, Khi dạy giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ kiến thức ở dạng bài tập nào thi áp dụng cho dạng bài tập đó nếu không thì rất khó giải được các bài tập toán dần dần làm cho học sinh mất hứng thú học toán, chán học toán và hậu quả là bị xếp vào đối tượng học sinh yếu kém môn toán b) Giáo viên cần đưa được những bài tập cùng dạng và cùng mức độ để học sinh có thể làm ngay được nhằm gây hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. c) Giáo viên cần sử dụng những dạng bài tập phân bậc mịn cho học sinh. Đối với học sinh kém toán sự phân bậc nên mịn hơn so với trình độ chung, tức là khoảng cách giữa hai bậc liên tiếp không nên quá xa, quá cao. 3.3.3 Giúp đỡ học sinh về phương pháp để học môn toán Ví dụ: Cần bồi dưỡng cho các em những hiểu biết sơ đẳng về cách thức học tập toán như: nắm lý thuyết mới làm bài tập, đọc kĩ đề bài, vẽ hình sang sủa, viết nháp rõ ràng,để từ đó các em sẽ tìm được phương pháp học toán phù hợp với bản thân mình. 3.3.4 Sắp xếp vị trí ngồi của học sinh cho hợp lý, học sinh yếu, kém ngồi cùng học sinh khá giỏi. 3.3.5 Có thể kết bạn với học sinh trên các mạng xã hội để giúp đỡ học sinh ở nhà khi cần thiết. 3.3.6 Tạo tiền đề xuất phát cho học sinh yếu kém toán a) Để cho một tiết học đạt hiệu quả học sinh cần có những tiền đề nhất định về kiến thức, kỹ năng toán học. Nhưng những học sinh yếu kém toán thường không có những tiền đề này. Cho nên giáo viên cần cho tái hiện lại kiến thức, những kỹ năng liên quan đến tiết học. Với những học sinh khá giỏi những kiến thức kỹ năng chỉ cần tái hiện một cách ẩn tàn ở những lúc thích hợp trong mối liên quan với từng nội dung mới nhưng đối với học sinh yếu kém thì nên tách thành một khâu riêng, tái hiện một cách tường minh. Nếu cần thiết học sinh có thể ôn lại những kỹ năng hoặc kiến thức phục vụ cho bài mới ở nhà. Qua đó học sinh ý thức được trách nhiệm của mình với bài học mới đồng thời là công cụ, nền tảng cho việc tiếp cận bài học một cách hiệu quả nhất b) Giáo viên cần nắm kỹ nội dung, khối lượng kiến thức, kỹ năng cần thiết huy động cho việc tiếp thu bài mới, để từng bước hướng dẫn học sinh tiệp thu được bài mới. Phần III Khả năng, phạm vi áp dung và lợi ích, hiệu quả Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng ở trường THCS Tân Thành B và có thể áp dụng cho các trường THCS trong Tỉnh. 2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi áp dụng sáng kiến, giải pháp Sau khi áp dụng các phương pháp dạy học trên dành cho đối tượng học sinh yếu kém tôi nhận được kết quả từ các em thông qua bài kiểm tra vào tháng 1 + 2 như sau : Kết quả học lực lớp 6A1 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Tháng 8 +9 10 25,6 10 25,6 9 23,1 7 18 3 7,7 Tháng 1 + 2 15 41,7 6 16,7 7 19,4 6 16,7 2 5,5 Kết quả học lực lớp 6A2 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Tháng 8 +9 9 25 9 25 10 27,8 5 13,9 3 8,3 Tháng 1 + 2 8 22,9 13 37,1 7 20 7 20 0 0 Kết quả học lực lớp 6A3 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Tháng 8 +9 8 21,6 10 27,1 8 21,6 7 18,9 4 10,8 Tháng 1 + 2 12 36,3 9 27,3 6 18,2 6 18,2 0 0 Phần IV Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận. Việc dạy học sinh kém toán có vai trò rất quan trọng. Giáo viên phải quan tâm, giúp đỡ, bồi dưỡng và chú ý nhiều hơn đến đối tượng này và có những biện pháp phù hợp để tác động vào các em. Thông qua đề tài “ Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu kém môn toán khối 6” tôi thu được một số kết quả để giúp đỡ học sinh kém toán như sau: - Giáo viên phải nắm rõ đặc điểm của học sinh kém toán trong lớp, tìm hiểu rõ nguyên nhân để áp dụng biện pháp thích hợp - Áp dụng các biện pháp dạy học tích cực, tránh dạy học theo lối đọc chép - Trong tiết học đồng loạt trên lớp, giáo viên cần quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh này, cho các em hoạt động với những bài toán đơn giản, những bài tập phân bậc mịn, tổ chức cho các em nắm kiến thức trọng tâm của bài học. Đồng thời phát hiện và củng cố những lổ hổng về kiến thức và kỹ năng cho các em. - Việc giúp đỡ riêng các học sinh kém toán ngoài giờ lên có vai trò cực kì quan trọng. Trong những giờ phụ đạo, giáo viên bổ sung các kiến thức và kỹ năng cho các em bị hổng mà trên lớp không có thời gian thực hiện, cho các em thực hiện các dạng bài tập cùng dạng, cùng mức độ để khắc sâu kiến thức. - Phải kiên trì trong việc giảng dạy học sinh yếu kém toán Kiến nghị. Trên đây là những kinh nghiệm tôi tích lũy được trong thời gian giảng dạy nên đôi khi còn sai sót, còn mang tính chủ quan mong nhận được sự đóng góp từ các đồng nghiệp để cho các phương pháp dạy học sinh yếu kém toán được đầy đủ và hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn. Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân tôi trong năm học 2016-2017, đề nghị Hội động xét duyệt, công nhận. Tân Thành B, ngày 09 tháng 03 năm 2017 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị: Người viết SKKN Võ Thị Cẩm Loan
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khac_phuc_hoc_sinh_ye.doc