Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách và tư duy con người. Trong đó, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán được ứng dụng nhiều trong cuộc sống lao động và học tập. Toán học rất đa dạng, phong phú, có nhiều bài toán thuộc nhiều dạng toán khác nhau. Trong đó, bài toán có lời văn giữ một vị trí rất quan trọng bởi nó thể hiện mối quan hệ với các môn học khác cũng như mối quan hệ trong thực tiễn cuộc sống.
Trong cấu trúc nội dung môn Toán ở lớp 3, các bài toán có lời văn được sắp xếp gắn liền với nội dung từng mạch kiến thức. Mỗi khi học một nội dung kiến thức mới, bao giờ học sinh cũng được thực hành giải các bài toán có lời văn để củng cố nội dung kiến thức đó. Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận, phân tích và tổng hợp để giải quyết vấn đề. Nếu các em giải tốt được các bài toán có lời văn thì những vấn đề gặp trong cuộc sống sẽ được các em vận dụng và giải quyết hợp lí. Trên cơ sở học sinh đã được học các dạng toán về “Nhiều hơn”; “Ít hơn”; “Tìm tổng của hai số”; “So sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị”; “Gấp một số lên nhiều lần”; “Giảm đi một số lần”; “Thêm một số đơn vị”; “Giảm đi một số đơn vị”,... chỉ giải bằng một phép tính, từ tuần 11, học sinh được làm quen với “Bài toán giải bằng hai phép tính”. Vì vậy, để giúp học sinh biết giải bài toán bằng hai phép tính thành thạo thì người giáo viên cần lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh nắm được các bước giải để vận dụng trong thực tế được tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính

hận, chu đáo, ý thức trách nhiệm với công việc mình làm. - Có thể dùng các hình thức kiểm tra sau: + Xét tính hợp lí của đáp số. + Trong trường hợp bài toán có nhiều cách giải mà tất cả các cách giải đều có cùng một đáp số thì đáp số đó là đúng. + Thử lại đáp số dựa vào các mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm bằng cách lập bài toán ngược lại bài toán đã giải; Coi đáp số tìm được là số đã biết và một trong những số đã cho là chưa biết. Nếu tìm được đáp số của bài toán ngược này đúng bằng số đã cho coi là chưa biết thì bài toán giải đúng. - Xét tính hợp lí trong ví dụ trên (Bài 1- Sách Toán 3, trang 50) ta thấy: Cả hai anh em có 23 tấm bưu ảnh, mà anh có 15 tấm bưu ảnh, vậy em có số tấm bưu ảnh là: 23 - 15 = 8 ( tấm) Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có 8 tấm bưu ảnh. Vậy số bưu ảnh của em ít hơn của anh là: 15 - 8 = 7 (tấm) =>Vậy bài toán giải đúng. 4. Các hoạt động cụ thể hướng dẫn học sinh. - Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán (ít nhất 2 lần). - Cho học sinh nhận dạng bài toán, từ đó biết tóm tắt bài toán. - Hướng dẫn học sinh phân tích đề tìm cách giải : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? - Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp học sinh tìm ra hướng giải đúng cho bài toán. - Học sinh làm việc cá nhân: Thực hiện bài làm trên bảng, vở, phiếu bài tập, - Giáo viên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh làm bài đúng thời gian. Áp dụng từng dạng toán cụ thể như sau: 4.1. Phương pháp giải các bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến “Nhiều hơn; Ít hơn; Gấp một số lên nhiều lần; Giảm đi một số lần; Tìm một phần mấy của một số” - “Tìm tổng của hai số”. Ví dụ 1: Thùng thứ nhất có 36 l dầu, thùng thứ hai ít hơn thùng thứ nhất 8 l dầu. Hỏi cả 2 thùng có bao nhiêu lít dầu ? * 36 l dầu Bước1: Tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? ? l dầu 8 l dầu Tóm tắt: Thùng 1: Thùng 2: * Bước 2 : Phân tích đề toán để tìm cách giải : - Con có tìm ngay được số dầu của hai thùng không ? Vì sao ? - Muốn tìm được số dầu của hai thùng, trước tiên phải tìm gì ? * Bước 3 : Tổng hợp và trình bày bài giải : - Tìm số dầu của thùng thứ hai. - Tìm số dầu cả hai thùng. * Bước 4: Kiểm tra và thử lại các kết quả Ví dụ 2: (Bài 3 trang 58 - Sách Toán 3): Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127 kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua ? * Bước1: Tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? ? kg cà chua chuacà ch 127 kg Tóm tắt: Thửa 1: Thửa 2: * Bước 2 : Phân tích đề toán để tìm cách giải : - Con có tìm ngay được số cà chua của hai thửa ruộng không ? Vì sao ? - Muốn tìm được số cà chua của hai thửa ruộng, trước tiên phải tìm gì ? * Bước 3 : Tổng hợp và trình bày bài giải : - Tìm số cà chua của thửa ruộng hai. - Tìm số cà chua cả hai thửa ruộng. * Bước 4: Kiểm tra và thử lại các kết quả. => Nói tóm lại: Khi dạy học sinh giải bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến: “Nhiều hơn; ít hơn; Gấp một số lên nhiều lần; Giảm đi một số lần; Tìm một phần mấy của một số” và “Tìm tổng của hai số”, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được những bài toán này có đặc điểm sau: - Bài toán có 2 đối tượng, trong đó 1 đối tượng đã biết và 1 đối tượng chưa biết. - Bài toán yêu cầu tìm tổng của hai đối tượng. Do vậy bài toán dạng này giải bằng hai phép tính: + Tìm đối tượng chưa biết. + Tìm tổng của hai đối tượng. 4.2. Phương pháp giải các bài toán về tìm tích của hai số, chia thành các phần bằng nhau - Chia thành nhóm. Ví dụ : Có 5 thùng kẹo, mỗi thùng chứa 8 hộp kẹo, mỗi hộp kẹo có 32 viên kẹo. Hỏi có tất cả bao nhiêu viên kẹo ? Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước để nhận ra đây là bài toán giải bằng 2 phép tính (Gồm 2 bài toán đơn dạng gấp 1 số lên nhiều lần): - Tìm số viên kẹo của 1 thùng: 32 x 8 = 256 (viên) - Tìm số viên kẹo của 5 thùng: 256 x 5 = 1280 (viên). 4.3. Phương pháp giải các bài toán về quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính - So sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. Ví dụ: Hai chuồng gà có tổng cộng 82 con, chuồng thứ nhất có 47 con. Hỏi chuồng thứ hai kém hơn chuồng thứ nhất bao nhiêu con gà ? *Bước1: Tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 47 con con 82 con gà ? con Tóm tắt: Chuồng 1: Chuồng 2: *Bước 2 : Phân tích đề toán để tìm cách giải : - Con có tìm ngay được chuồng 2 kém chuồng 1 bao nhiêu con gà không ? Vì sao ? - Muốn biết chuồng 2 kém chuồng 1 bao nhiêu con gà, trước tiên phải tìm gì ? * Bước 3 : Tổng hợp và trình bày bài giải: - Tìm số gà ở chuồng thứ hai. - So sánh số gà ở 2 chuồng hơn kém nhau bao nhiêu con. * Bước 4: Kiểm tra và thử lại các kết quả => Khi dạy cần hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước để nhận ra: Bài toán có 2 đối tượng, trong đó 1 đối tượng đã biết và 1 đối tượng chưa biết. Bài toán yêu cầu so sánh 2 đối tượng hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. Do đó bài toán sẽ giải bằng hai phép tính: - Tìm đối tượng chưa biết. - So sánh hai đối tượng hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. 4.4. Phương pháp giải các bài toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Ví dụ: (Bài 2 trang 62 - Sách Toán 3): Có 7 con trâu, số bò nhiều hơn số trâu là 28 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò ? *Bước1: Tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Tóm tắt: Trâu : 7 con Bò nhiều hơn trâu : 28 con Số trâu : số bò ? * Bước 2 : Phân tích đề toán để tìm cách giải : - Con có tìm ngay được số trâu bằng một phần mấy số bò không ? Vì sao ? - Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò, trước tiên phải tìm gì ? * Bước 3 : Tổng hợp và trình bày bài giải : - Tìm số con bò. - So sánh số bò gấp mấy lần số trâu =>Trả lời số trâu bằng số bò ? * Bước 4: Kiểm tra và thử lại các kết quả => Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước để nhận ra: - Bài toán có 2 đối tượng, trong đó đã biết 1 đối tượng và 1 đối tượng chưa biết. - Bài toán yêu cầu so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. => Do đó, bài toán dạng này giải bằng 2 phép tính: - Tìm đối tượng chưa biết. - So sánh số lớn gấp mấy lần số bé => Trả lời số bé bằng 1 phần mấy số lớn. 4.5. Phương pháp giải các bài toán về tìm hiệu của hai số. Ví dụ: (Bài 4 trang 90 - Sách Toán 3): Một cuộn vải dài 81m, đã bán được cuộn vải. Hỏi còn lại bao nhiêu mét vải ? 81 m * Bước : Tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Tóm tắt: Còn lại ? m Đã bán *Bước 2 : Phân tích đề toán để tìm cách giải : - Con có tìm ngay được còn lại bao nhiêu mét vải không ? Vì sao ? - Muốn tìm còn lại bao nhiêu mét vải, trước tiên ta phải tìm gì ? * Bước 3 : Tổng hợp và trình bày bài giải :- Tìm số mét vải đã bán. - Tìm số mét vải còn lại. * Bước 4: Kiểm tra và thử lại các kết quả 4.6. Phương pháp giải các bài toán về đại lượng và đo đại lượng. Ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi của hình chữ nhật đó? * Bước1: Tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? 3 cm Tóm tắt: Chiều rộng : Chiều dài : Chu vi : ? cm * Bước 2 : Phân tích đề toán để tìm cách giải : - Con có tìm ngay được chu vi hình chữ nhật ABCD không ? Vì sao ? - Muốn tìm chu vi hình chữ nhật ABCD, trước tiên ta phải tìm gì ? * Bước 3 : Tổng hợp và trình bày bài giải: - Tìm chiều dài hình chữ nhật. - Tính chu vi của hình chữ nhật. * Bước 4: Kiểm tra và thử lại các kết quả. 5. Bồi dưỡng, nâng cao cho những học sinh hoàn thành tốt. Việc bồi dưỡng cho những học sinh có tư duy tốt, hoàn thành tốt các bài tập trong sách giáo khoa là điều không thể thiếu được đối với mỗi người giáo viên. Bởi vậy, song song với việc dạy các bài tập trong chương trình sách giáo khoa thì trong các tiết hướng dẫn học, giáo viên có thể tùy theo đối tượng học sinh của lớp mình để ra thêm một số bài tập nâng cao cho những học sinh đã hoàn thành tốt các bài tập trong sách. Các bài tập ra thêm được nâng dần lên từ dễ đến khó. Để bồi dưỡng cho học sinh, tôi giao thêm các bài toán có lời văn mà giải bằng nhiều hơn hai phép tính cho các em làm quen và thực hành. Đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ đầu bài, có sự suy luận, phân tích mới tìm ra cách giải. Ví dụ: Cửa hàng có 350 kg gạo. Ngày thứ nhất cửa hàng bán 135 kg, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 30 kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? Với bài tập này, hướng dẫn học sinh phải phân tích để tìm được các bước giải như sau: Tìm số gạo bán ngày thứ hai => Tìm số gạo bán trong 2 ngày => Tìm số gạo còn lại. IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Để khẳng định hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, tôi cho học sinh làm bài khảo sát để so sánh với kết quả trước khi thực hiện, kết quả thu được cụ thể (Phụ lục 2, 3). Sau thời gian áp dụng một số biện pháp dạy học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính tại lớp 3A2, tôi nhận thấy học sinh có kỹ năng thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số có ba, bốn chữ số với số có một chữ số rất tốt; Kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh được nâng lên rõ rệt. Các em đã biết cách phân tích đề toán, biết đâu là “giả thiết”, đâu là “kết luận”. Tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều biết cách trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. Các em hoàn thành tốt các bài tập trong sách giáo khoa. Nhiều em còn giải bài toán bằng hai cách. Ngoài ra, nhiều em còn giải được các bài toán có lời văn ở dạng nâng cao hơn, giúp các em phát huy được tính sáng tạo và năng lực tư duy. Các em biết kiểm tra, đánh giá bài làm của bạn, biết tự kiểm tra, đánh giá bài làm của mình và báo cáo giáo viên. Học sinh tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng vào làm bài tập thực hành tốt. Kết quả kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I vừa qua, môn Toán lớp tôi có 55/62 học sinh đạt điểm 9, 10 (88,7 %). PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế dạy học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính tại lớp 3A2, tôi thấy rằng để giúp học sinh giải bài toán bằng hai phép tính đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải nắm được nội dung, chương trình sách giáo khoa, nắm được yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. Tìm hiểu thực tế và thống kê được những sai lầm mà học sinh thường mắc và những khó khăn của học sinh. Từ đó, lựa chọn và áp dụng những phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Tăng cường luyện tập, hình thành kĩ năng trong việc giải toán cho học sinh. Sau mỗi dạng bài, mỗi phần kiến thức mới, trong các tiết hướng dẫn học, giáo viên cần ra thêm những bài tập tương tự cho những học sinh hoàn thành tôt để các em luyện tập, thực hành, nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức. Những bài tập ra thêm phải có hệ thống, được mở rộng, nâng cao từ dễ đến khó để phát huy tính sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh. Động viên, khuyến khích kịp thời những học sinh tiến bộ. Khi dạy cần thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Tìm hiểu đề và tóm tắt bài toán. - Bước 2: Phân tích đề toán để tìm cách giải bài toán. Xác định bài toán yêu cầu tìm gì, phân tích các dữ liệu đã cho và tìm cách giải. - Bước 3: Tổng hợp và trình bày bài giải (dựa vào kế hoạch, trình bày bài giải). - Bước 4: Kiểm tra và thử lại kết quả (tự kiểm tra, hoặc trao đổi trong nhóm). 2. Khuyến nghị. - Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần xem xét kĩ nội dung bài và định hướng việc sử dụng phương pháp dạy học sao cho hợp lí và đạt hiệu quả cao nhất. - Nhà trường cần đầu tư, đổi mới trang thiết bị và đồ dùng dạy học; Tăng cường các phương tiện kĩ thuật hiện đại nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc hướng dẫn học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính mà tôi đã thực hiện trong năm học này. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác. Hà nội, ngày 06 tháng 3 năm 2020 Người viết Phạm Thị Lăng TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách Toán 3. 2. Sách giáo viên Toán 3. 3. Sách thực hành phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. 4. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học. 5. Sách Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3. PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC NGHIỆM Bài 1: Đặt tính rồi tính: a, 464 + 318 b, 683 - 176 c, 512 + 69 d, 763 - 548 Bài 2: Ngày thứ nhất cửa hàng bán được 316 kg gạo. Ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 47 kg. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? Bài 3: : Một tấm vải dài 54m, người ta đã bán đi tấm vải đó. Hỏi tấm vải còn lại dài bao nhiêu mét ? Bài 4: Có 35 kg gạo nếp, số gạo tẻ gấp 7 lần số gạo nếp. Hỏi có tất cả bao nhiêu ki - lô- gam gạo nếp và gạo tẻ ? Kết quả thu được: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 20 32,3% 37 59,7% 5 8,0% PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT SAU KHI THỰC NGHIỆM Bài 1: Đặt tính rồi tính: a, 5718 + 1536 b, 4380 - 729 c, 102 x 5 d, 738 : 6 Bài 2: Một cửa hàng có 126 m vải, cửa hàng đã bán số vải đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải? Bài 3: : Một cửa hàng buổi sang bán được 432 l dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu? Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 48 cm, chiều rộng là 10 cm. Tính chiều dài hình chữ nhật đó? Kết quả thu được: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 54 87,1% 8 12,9% 0 0 PHỤ LỤC 3 SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC NGHIỆM Để có những đánh giá mang tính khoa học, khách quan, tôi đã tiến hành khảo sát tất cả học sinh trong lớp sau khi học bài: “Bài toán giải bằng hai phép tính” để nắm bắt tình hình thực tế về việc giải bài toán có lời văn của học sinh trong lớp. Sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính”, tôi cho học sinh làm một đề khảo sát để nắm bắt tình hình giải bài toán bằng hai phép tính, đồng thời kiểm tra chất lượng môn Toán của học sinh trong lớp 3A2. Kết quả cụ thể của hai lần kiểm tra như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài (Tháng 10/2019) Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 20 32,3% 37 59,7% 5 8,0% Bảng 2: Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài (Cuối tháng 1/2020) Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 54 87,1% 8 12,9% 0 0 So sánh hai bảng kết quả đó, chúng ta đều nhận thấy kết quả môn toán của học sinh lớp 3A2 được nâng lên rõ rệt; Đặc biệt, học sinh có kĩ năng giải bài toán có lời văn; Các em đã biết cách phân tích đề toán, biết đâu là “giả thiết”, đâu là “kết luận”; Tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều biết cách trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. Chất lượng môn Toán của học sinh lớp 3A2 được tăng lên nhiều so với trước khi thực hiện đề tài.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_g.doc