Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 2

I. Lý do chọn đề tài

Toán học là một mảng kiến thức xuyên suốt quá trình học toán của học sinh. Nó không chỉ truyền thụ và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo tính toán để giúp các em học tốt môn khác mà còn giúp các em rèn luyện trí thông minh, óc tư duy sáng tạo, khả năng tư duy lô gic, làm việc khoa học. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm tới việc dạy toán ở Tiểu học.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học. Môn Toán là ''chìa khoá'' mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo,vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội.

doc 15 trang Hương Thủy 27/03/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 2
g chỉ là 1 việc làm thiết thực để tạo hứng thú học Toán mà còn có giá trị gắn kết Toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong Toán học.
2. Trang bị những công thức, quy tắc, kỹ năng giải Toán
	Đây là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc truyền tải kiến thức cho học sinh, thay thế cho việc giáo viên áp đặt kiến thức cho học sinh buộc học sinh phải thuộc lòng những điều giáo viên thuyết trình (phương pháp dạy học truyền thống) bằng việc giáo viên là người dẫn dắt các em tự mình tìm tòi khám phá kiến thức mới (phương pháp dạy học tích cực). Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần vận dụng triệt để biện pháp này vì học sinh muốn giải được các bài Toán thì cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức có liên quan đến việc giải Toán mà những kiến thức này chủ yếu được cung cấp qua các tiết lý thuyết. Do vậy dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh cần tìm ra được cách giải bài Toán và cần phải được chính xác hóa nhờ sự giúp đỡ của giáo viên. Qua quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới dựa trên những cái đã biết giúp các em hiểu sâu hơn, nhớ lâu kiến thức ấy hơn nếu như tự mình tìm ra kiến thức ấy
	Học sinh cần nắm chắc quy tắc, công thức tính, các bước tính của một phép tính từ đó mới rèn luyện được kỹ năng tính Toán.
	Ví dụ: Khi dạy bài “ Phép cộng ( qua 10) trong phạm vi 20” ( Toán 2 – KNTT trang 26) Tôi hướng dẫn học sinh hình thành bảng cộng bằng thao tác “ tách”, “ gộp”.
	Ví dụ:	 Khi hình thành bảng nhân 2 cho học sinh giáo viên hướng dẫn học sinh quy tắc chuyển tổng thành tích như sau:
	- Lấy tấm thẻ có 2 chấm tròn và hỏi học sinh: 
	+ Cô có mấy chấm tròn? 
	+ 2 chấm tròn được lấy mấy lần?
	- 2 chấm tròn được lấy 1 lần, cô có phép nhân: 2 x1 = 2
	3. Tổ chức cho học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từng chương qua các trò chơi: 
Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi và để học. Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà cố gắng hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình. Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập. Đặc biệt, đối với môn Toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học Toán cho học sinh nhất là đối với học sinh học Toán chưa tốt.
	Hình thức ôn tập này, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú và hiệu quả. Thời gian qua, tôi đã tổ chức cho các em học Toán “ Vui – học, Học – vui” qua các trò chơi sau: Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”, Trò chơi “ Chọn số”, Trò chơi “Xem ai nhớ nhất”, Trò chơi “ Mặt xanh mặt đỏ”, Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” Học Toán qua các trò chơi, học sinh tham gia sôi nổi, hào hứng và có sự tiến bộ rõ rệt. 
	Ví dụ: Trò chơi “ Hái hoa dân chủ” dùng để ôn tập cho học sinh sau mỗi chương học. Hình thức ôn tập này, câu hỏi và bài tập là những kiến thức các em đã học, học sinh lần lượt lên hái hoa (có ghi nội dung câu hỏi hoặc bài tập) học sinh trả lời đúng nội dung câu hỏi, cả lớp và thầy cô vỗ tay khen ngợi. Hình thức ôn tập này giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú và hiệu quả. 
	Ví dụ: Khi dạy bài Phép cộng ( có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số ( SGK Toán 2 KNTT – trang 76) tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Giải cứu Bạch Tuyết” như sau:
	Tên trò chơi: Giải cứu Bạch Tuyết
	Mục đích
	- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng có nhớ số có hai chữ số với số có một chữ số
	- Rèn kĩ năng phản xạ nhanh cho học sinh
	Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế trò chơi trên powerPoint gồm 1 bức tranh có hình nàng Bạch Tuyết và 4 ô cửa bí mật. Các ô cửa có chứa đề bài như sau:
	- Ô cửa 1: 94 – 27 = ?
	- Ô cửa 2: 31 – 5 = ?
	- Ô cửa 3: Số bị trừ là 64, số trừ là 28. Hiệu của 2 số là bao nhiêu?
	- Ô cửa 4: Tìm x: x + 17 = 54
	Cách chơi
	- Trò chơi này, tôi tổ chức cho cả lớp cùng tham gia. Học sinh nào giơ tay nhanh sẽ được quyền trả lời.
	- Giới thiệu trò chơi như sau: Các em ạ! Mụ phù thủy độc ác nham hiểm đã nhốt nàng Bạch Tuyết ở một nơi bí mật. Để giải cứu được nàng Bạch Tuyết chúng mình phải hành trình mở lần lượt 4 ô cửa bí mật này. Mỗi ô cửa đều có chứa 1 phép tính hoặc 1 bài Toán. Sau khi mở được 4 ô cửa nàng Bạch Tuyết sẽ được giải cứu. Các em có muốn giúp nàng Bạch Tuyết không nào?
	Trò chơi học tập được sử dụng như một phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, luyện tập một kĩ năng nào đó trong chương trình môn học. Đây là một phương pháp có tác 
dụng hòa đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh mà ít có
phương pháp nào sánh kịp.
	Tuy nhiên, trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động cho dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học, trách tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh. Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm trung bình, bài 3 nhóm khá giỏi. Như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường từ bài 1 đến bài 3-4 thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán. Hoặc trong lớp học có học sinh yếu (không nắm kiến thức lớp học dưới) với đối tượng này khi dạy giáo viên lưu ý : trong phần bài mới cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho những đối tượng này làm các bài tập mà kiến thức liên quan lớp dưới, học cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ. 
Ví dụ khi học sinh làm bài tập 34 + 26 = ? với bài này học sinh làm sai thì chứng tỏ học sinh không nắm được bảng cộng trong phạm vi 10. Vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh các phép cộng có tổng bằng 10. Nói chung học sinh hổng kiến thức ở đâu thì giáo viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó
	Bên cạnh đó, trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) giáo viên báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ và giáo viên trong tổ, từ đó giáo viên nào còn vướn mắc thì được tập thể giáo viên trong tổ góp ý bổ sung, chia sẻ cho nhau các biện pháp hay, hiệu quả.
4. Động viên, khích lệ học sinh kịp thời
Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh tiểu học. Đặc biệt đối với học sinh yếu thì lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập. Hiện nay, cả giáo viên và phụ huynh đều đánh giá cao sự khích lệ, động viên học sinh của thông tư 27. Việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp học sinh tự tin, nhân cách của học sinh ngày càng được kiện toàn, hành vi tích cực sẽ được phát huy. Ngược lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương.
Chính vì vậy hàng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh tôi sẽ dành
cho các em những lời khen ngợi trân thành khi các em có sự tiến bộ. Đối với những em học Toán chưa tốt, bài làm còn mắc lỗi, tôi gợi ý để các em tìm ra lỗi sai trong bài và sửa lại dưới sự dẫn dắt của cô giáo. 
	Ngoài nhận xét bằng lời, tôi dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu để khích lệ các em. Những em nào tiến bộ tôi có thể thưởng bông hoa, sticker hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
	IV. Kết quả đạt được
	1. Đối với giáo viên
	- Tôi đã có thêm kinh nghiệm giúp học sinh yếu tiến bộ, tạo hứng thú học Toán cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học Toán. 
	- Các tiết học Toán của lớp tôi diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi, hấp dẫn góp phần xây dựng lên những giờ học hạnh phúc. 
	- Nhận được sự tin tưởng và ủng hộ cao của phụ huynh. 
	2. Đối với học sinh
	Sau khi áp dụng các biện pháp phụ đạo, nâng bậc học sinh yếu, thực tế cho thấy : Các em có ý thức hơn trong việc học Toán. Học sinh phấn khởi, tự tin hơn trong các tiết học. Các em thích học Toán, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Kết quả học tập Toán có tiến bộ rõ rệt. Qua hiểu biết của các em, sự chiếm lĩnh kiến thức của các em, giáo viên cũng như cha mẹ học sinh biết được các em có được gì, cần gì, và chúng ta phải làm gì cho học sinh. Vì vậy, khi phụ đạo cho các em yếu Toán, chúng ta cần kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng, giống như “mưa dầm thấm lâu” do đó, dạy đến đâu cần cho trẻ nắm chắc đến đấy nhằm giúp các em đạt được kết quả học Toán theo mong muốn. 
	Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào dạy học kết quả học tập của học sinh chuyển biến rõ rệt, cụ thể như sau :
 	Kết quả đạt được cuối học kì I, năm học 2022- 2023:
Tên lớp
Sĩ số
Tốt
(9điểm – 10 điểm)
Đạt
(5 điểm – 8 điểm)
Chưa đạt
(< 5 điểm)
2A4
29
10
34,5 %
17
58,6 %
2
6,9 %

	C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	1. Kết luận
Qua quá trình thực nghiệm nghiên cứu đề tài ““Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 2” đối chiếu bảng số liệu đầu năm và cuối năm. Bản thân tôi nhận thấy:

Sĩ số
Tốt
(9điểm – 10 điểm)
Đạt
(5 điểm – 8 điểm)
Chưa đạt
(< 5 điểm)
Đầu năm
 29
 3
10,3 %
 7
24,1 %
 19
65,6 %
Cuối HKI 
29
10
34,5 %
17
58,6 %
2
6,9 %
 Là người giáo viên nói chung và Giáo viên dạy tiểu học nói riêng phải luôn học hỏi kinh nghiệm, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự cập nhật kiến thức thông tin để đáp ứng kịp thời sự phát triển của ngành Giáo dục và của toàn xã hội. Để hướng dẫn học sinh có kiến thức và kỹ năng Toán, giúp các em tránh sai sót, phát triển tư duy, óc sáng tạo, tăng hứng thú học Toán cho học sinh đòi hỏi giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Phải nghiên cứu kỹ bài dạy, xác định đúng kiến thức của bài, thiết kế kế hoạch bài học phù hợp với trình độ của học sinh lớp mình phụ trách. Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Sau mỗi bài cần nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức cơ bản trọng tâm và đề ra phương pháp vận dụng thực hành chung cho từng dạng Toán.
- Khi dạy Toán cần rèn cho học sinh đọc kỹ đề bài, hiểu đề bài, nhận biết được dữ liệu đã cho và yêu cầu cần tìm trong mỗi bài Toán, nhận biết mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài. Hiểu và nhận biết được các từ, thuật ngữ, khái niệm Toán họcBiết tóm tắt và giải Toán bằng sơ đồ, hình vẽ.
	- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, suy luận để giải bài Toán. Dựa trên sơ đồ tóm tắt, trên cơ sở đó giáo viên gợi ý để học sinh tự phát hiện,tự tìm cách giải bằng việc định hướng, giúp học sinh phát hiện vấn đè và tìm cách giải quyết vấn đề. Điều cần lưu ý ở đây là giáo viên tuyệt đối không làm thay học sinh, mà cần kích thích học sinh suy nghĩ làm việc. Rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày giải Toán sao cho ngắn gọn và đúng với mục tiêu của bài Toán.
 - Biết kết hợp hài hòa giữa đồ dùng dạy học truyền thống và đồ dùng dạy học hiện đại trong tiết dạy.
- Thường xuyên hệ thống, củng cố lại kiến thức thông qua các tiết ôn tập, luyện tập để rèn luyện kĩ năng giải Toán cho học sinh. Từ đó giúp các em nhận dạng dễ dàng và nắm vững phương pháp, cách giải của từng loại Toán có lời văn. Để chất lượng dạy và học môn Toán lớp 2 ngày càng tốt thì mỗi giáo viên cần tăng cường tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, tự đổi mới phương pháp và tổ chức nhiều hình thức dạy học để tạo hứng thú và say mê học Toán cho học sinh. Chú trọng dạy thực hành, trải nghiệm để học sinh tích cực, chủ động nắm vững kiến thức từng bài. Mỗi giáo viên cần thực sự tâm huyết, không ngừng học hỏi, động viên khuyến khích học sinh để từng bước góp phần nâng cao chất lượng môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. 
	Trên đây chỉ là nhận định của bản thân tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Vì vậy những khó khăn sai sót khi dạy học giải Toán có lời văn vẫn còn xảy ra. Từ thực tế trên, những biện pháp khắc phục mà bản thân tôi đưa ra cũng chỉ từ thực tế mà tôi đã đúc kết được ở những năm học trước.
	Kết quả từ những biện pháp khắc phục nêu trên để giúp học sinh yếu, kém và các học sinh khác hiểu rõ, nhớ lâu các kiến thức và vận dụng linh hoạt vào việc giải Toán đặc biệt là các bài Toán có lời văn ở lớp trên, học sinh không còn cảm thấy lúng túng, khó khăn khi phải đối diện với các bài Toán có lời văn. Ngoài ra còn rèn luyện được cho các em khả năng tư duy độc lập, suy luận hợp logic, có căn cứ, làm việc có kế hoạch, sáng tạođã góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu của môn Toán ở tiểu học hiện nay.
	2. Khuyến nghị 
- Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi, uốn nắn các em, hướng dẫn các em thực hành thường xuyên nhất là đối với học sinh yếu.
- Cần chú ý những học sinh cá biệt vì các em chậm chạp hơn so với các bạn trong lớp, giáo viên nên hướng dẫn cho từng đối tượng học sinh ,rèn luyện cho các em phương pháp tự học nhiều hơn,hướng dẫn học tập cá nhân phối hợp nhịp nhàng với hoạt động nhóm hoặc chỉ định bạn học giỏi giúp đỡ em nhiều hơn để em thực hiện được như các bạn.Rèn khả năng tự đánh giá và lĩnh hội kiến thức mới được tốt hơn.
- Giáo viên cần linh hoạt khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ,sử dụng các bài tập hợp lý với từng đối tượng học sinh của mình.
- Mặc dù còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện phương pháp nhưng nếu khắc phục được chúng tôi nghĩ đây sẽ là một việc làm rất thiết thực trong quá trình nâng cao chất lượng học tập của học sinh, góp phần rất lớn vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học. 
- Các trường nên tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ sư phạm và vận dụng phương pháp dạy học mới một cách năng động, sáng tạo nhằm đạt hiệu quả tốt trong dạy học, không gò ép một cách cứng nhắc. 
- Đầu tư cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy và học.
- Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên (cả về vật chất và tinh thần) để họ yên tâm công tác. Có như vậy thì chất lượng dạy và học mới đạt kết quả cao. 
-Với PGD, SGD, BGD cần quan tâm, đầu tư mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học môn Toán lớp 2 phù hợp. Cấp phát ĐDDH tới các trường trước khi bắt đầu năm học mới. Tổ chức các buổi tập huấn, các buổi chuyên đề, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học tới CBQL và giáo viên. 
Trên đây là "Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Toán .” Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong được sự giúp đỡ được đưa ra phần nào đóng góp cho hoạt động dạy học có chất lượng thiết thực của trường Tiểu học Chu Minh. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp,hội đồng khoa học các cấp cho đề tài sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự viết . Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
 Chu Minh, ngày 25 tháng 3 năm 2023
 Người viết đề tài
 Nguyễn Thị Xuân Mai
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 	1
I. Lí do chọn đề tài	1
II. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu	1
III. Đối tượng nghiên cứu	2
IV. Phương pháp nghiên cứu	2
B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	2
I. Cơ sở lí luận của vấn đề	2
II. Thực trạng của vấn đề	3
III. Tổ chức thực hiện các biện pháp	4
IV. Kết quả đạt được 	10
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ	11
I. Kết luận	11
II. Khuyến nghị ...13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc