Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Năm học 2020 - 2021 đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật trong giáo dục bởi sau nhiều năm thai nghén, chương trình và sách giáo khoa mới được áp dụng vào dạy và học ở lớp 1. Mục tiêu giáo dục chủ yếu xuyên suốt chương trình GDPT 2018 là tập trung phát triển năng lực và phẩm chất người học ở tất cả các môn học, tạo điều kiện, cơ hội để người học phát huy khả năng, năng lực của bản thân, trải nghiệm nội dung kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Cùng với các môn học khác, môn Toán cấp Tiểu học trong chương trình GDPT 2018 có vị trí hết sức quan trọng vì thông qua học tập môn Toán góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học. Trong đó học sinh cần đạt những yêu cầu cụ thể như thực hiện các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được các câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn các phép toán, công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện toán học đơn giản để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu, giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

doc 14 trang Hương Thủy 08/04/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
ột cách qua loa, máy móc làm cho tiết học trở nên rời rạc, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; gây nên sự nhàm chán, tẻ nhạt trong quá trình học tập.
Tình hình dịch bệnh càng ngày càng diễn biến phức tạp, hình thức dạy của giáo viên phải linh hoạt cả trực tiếp lẫn trực tuyến đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm mọi cách đổi mới phương pháp dạy học cho bản thân để học sinh đạt mục tiêu yêu cầu của Chương trình môn Toán lớp 1 nói riêng cũng như các môn học khác nói chung.
Chính điều đó đã giúp tôi cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán thông qua việc kích thích hứng thú học tập của các em.
3. Các biện pháp thực hiện
Một tiết Toán có thực sự thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đối với học sinh lớp 1, nề nếp lớp, phương pháp tổ chức phối hợp nhuần nhuyễn đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học cũng như học liệu điện tử chi phối rất nhiều đến hiệu quả dạy học.
3.1. Xây dựng môi trường học tập, nề nếp lớp
Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy tại lớp 1B, cũng là năm học dầu tiên chúng tôi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1.
Năm học 2021 - 2022 là năm học thứ 2 tiếp tục thực hiện chương trình GDPT 2018. Bản thân tôi tiếp tục tự học, tự bồi dưỡng nghiên cứu để học sinh mà tôi chỉ nhiệm, giảng dạy đạt yêu cầu môn Toán mà các em thực sự yêu thích môn Toán, giờ học Toán là một sân chơi, kích thích năng lực tư duy của các em.
Ý thức được nhiệm vụ của mình, ngay từ đầu năm học, bắt đầu nhận lớp, tôi đã dùng nhiều kênh thông tin tiếp cận, làm quen, nắm bắt tình hình và rèn từng nền nếp cho học sinh. Đầu tiên, tôi tiến hành lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và hướng dẫn học sinh cách đi, đứng, chào, hỏi, phát biểu ý kiến đã được tiến hành sau ba ngày nhận lớp. Các em bắt đầu dần dần hiểu được nhiệm vụ của bản thân là chuyển từ hoạt động vui chơi từ cấp mầm non sang hoạt động học tập ở lứa tuổi tiểu học.
Giáo viên tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ, phấn khởi, thân thiện với các em. Tác phong chuẩn mực, lời ăn, tiếng nói rõ ràng, lưu loát nhằm thu hút sự chú ý của học sinh. Âu yếm, vỗ về mỗi khi học sinh khóc đòi mẹ, nhẹ nhàng khi học sinh mắc lỗi Nhanh chóng ghi nhớ tên nhằm tạo sự gần gũi, thân thiện với các em. Sau mỗi tiết học, tôi trò chuyện, hỏi thăm để hiểu thêm về hoàn cảnh, tâm sinh lý của các em. Mỗi cuộc trò chuyện luôn kết thúc trong tiếng cười và những lời khen ngợi nên khi gặp cô giáo, các em thật sự rất hào hứng, vui vẻ.
3.2. Đổi mới phương pháp - kĩ thuật, hình thức, không gian dạy học
Không có một phương pháp nào là tối ưu. Bên cạnh những phương pháp dạy học hiện đại: PPDH hợp tác, PPDH Bàn tay nặn bột, PPDH Phát hiện và giải quyết vấn đề, PPDH dự án, Người thầy cần phát huy những phương pháp dạy học truyền thống: quan sát, hỏi đáp, thực hành, thuyết minh.
a. Sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp dạy học hiện đại và phương pháp dạy học truyền thống
Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm lớp học và đối tượng học sinh lớp mình làm công tác giảng dạy có vai trò cực kì quan trong.
Ngoài ra, chương trình GDPT 2018 chú trọng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn, lớp học đảo ngược, lập sơ đồ tư duy, dạy học theo trạm, dạy học mảnh ghép, KWL
Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc nhóm để học sinh có cơ hội trao đổi bàn bạc. Tuy nhiên, ở lớp 1, giáo viên hướng dẫn cho học sinh trao đổi nhóm đôi để giúp các em làm quen cách làm việc theo đội, nhóm, cách huy động kiến thức từ bạn bè và đặc biệt tạo tính đoàn kết trong tập thể.
Thỉnh thoảng nên thay đổi không gian học tập, cho học sinh làm quen với không gian thiên nhiên ngoài trời nhằm giúp các em có cách nhìn nhận cuộc sống phong phú, ý nghĩa hơn, cảm nhận được bầu không khí trong lành của thiên nhiên, ánh nắng ấm áp của Mặt Trời, cảm giác se lạnh của mùa đông cùng với những hàng cây, ghế đá trong sân trường sẽ tạo nên cảm giác gần gũi, thân thiện với các em.
b. Tổ chức trò chơi
Bản chất của trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức trò chơi cho học sinh. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới là rất cần thiết để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. 
Bên cạnh các trò chơi ở lớp 1 có sẵn trong sách: Nhặt trứng, Cầu thang- cầu trượt, Cặp tấm thẻ anh em, Câu cá, Chọn tấm thẻ nào? Bắt gà được thực hiện ở sách giáo khoa tập 1 và các trò chơi ở sách giáo khoa tập 2 như: Đường đến đảo giấu vàng, Cánh cụt câu cá, Hái nấm, Đưa ong về tổ được giáo viên giảng dạy thì ở tiết Tăng cường, giáo viên cũng có thể tổ chức thêm một số trò chơi khác gắn liền với nội dung bài học.
Ví dụ 1: Chủ đề 1: Các số đến 10. Bài 3: Các số 1, 2, 3
 Sau khi ôn tập, củng cố về cách viết các chữ số, giáo viên có thể cho học sinh vẽ hình con vật, đồ vật từ các chữ số và các nét vẽ kết hợp lại với nhau. Sau đó nhấn mạnh để học sinh thấy rằng “Các con số rất đáng yêu và thân thiện với chúng ta, đúng không nào?". Điều này giúp các em thấy được Toán học gắn liền với thực tiễn cuộc sống chứ không chỉ là các chữ số khô khan, khó hiểu và mang đến thông điệp của bộ sách Cánh Diều “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”.
H1: Con cá từ số 1 H3: Con gà từ số 0 H4: Chiếc thuyền từ số 3
Ví dụ 2: Chủ đề 1: Các số đến 10. Bài 7: Số 10
Để tạo tâm thế thoải mái nhất cho các em bước vào bài học mới cũng như ôn lại các số đã học, giáo viên tổ chức cho các tổ thi đua tìm các bài hát liên quan đến các chữ số mà các em biết. Qua trò chơi, các em đã thể hiện nhiều bài hát như: Một con vịt, Hai con thằn lằn con, Đếm sao, Tập đếm, Mồng tám tháng ba; Năm ngón tay ngoan, Thật thú vị khi các em tìm được nhiều bài hát đúng và nhanh trong thời gian ngắn. Điều đó thể hiện rất rõ bởi sự tập trung, hưng phấn trên khuôn mặt của các em. Mỗi lần học sinh hát đúng một bài hát có chứa các chữ số vừa học không chỉ kích thích các em mà còn giúp giáo viên có thêm nhiều động lực để tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng vào dạy học.
Ví dụ 3: Chủ đề 1: Các số đến 10. Bài 7: Số 10
Đây là dạng bài học mới, lạ so với chương trình cũ. Để củng cố thêm kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Kết bạn”. Khi nghe cô giáo hô: Kết bạn! Kết bạn!, học sinh sẽ hỏi đồng thanh: Kết mấy? Kết mấy? Giáo viên yêu cầu: “Kết 3”. Các nhóm sẽ tạo thành 3. Giáo viên hỏi các nhóm bất kì: Vậy nhóm em gồm mấy bạn nam, mấy bạn nữ? Qua trò chơi và trả lời câu hỏi của học sinh, các em biết áp dụng vào thực tế cuộc sống như nhóm 3 bạn gồm 1 nam và 2 nữ hoặc 2 nam và 1 nữ. Từ đó, sẽ khắc sâu được kiến thức cần nắm đồng thời tạo tính nhanh nhẹn, đoàn kết, hứng thú hơn trong học tập.
c. Phương pháp kể chuyện
Toán học là bộ môn khô khan, trừu tượng, đòi hỏi học sinh tư duy, tưởng tượng, logic chặt chẽ nên đôi khi quá cứng nhắc khiến học sinh không hứng thú. Do vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sáng tạo thêm các câu chuyện giúp giảm bớt sự căng thẳng, thu hút học sinh vào bài học.
Bài Phép trừ trong phạm vi 6(SGK Toán – Trang 56, 57)
Đây là một bài toán trong bài Phép trừ trong phạm vì 6. Với bài tập trên, sau bước phân tích tranh, học sinh làm bài, giáo viên chốt đáp án đúng. Các em sẽ tiếp tục với các câu chuyện dựa vào trí tưởng tượng của các em. 
 Bằng nhiều hình thức, có thể là cặp đôi, có thể là nhóm tiết học của cô trò tại lớp 1B đã rất thú vị với các câu chuyện theo tranh của các bạn nhỏ.
Thật thú vị và ngạc nhiên với rất nhiều hình thức kể chuyện của học sinh.
Tương tự cho bài: Phép trừ trong phạm vi 6 – Tiếp theo (SGK Toán – Trang 60, 61).
Qua cách kể chuyện nhẹ nhàng, thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật cùng với việc sử dụng hiệu ứng trình chiếu, giáo viên đã thu hút sự tập trung cao của tất cả học sinh. Đồng thời, lắng nghe câu chuyện và thực hiện nhiệm vụ, học sinh thấy mình có ích hơn khi đã giúp được các chú thỏ. Đây là phương pháp không mới nhưng có tác động tích cực đối với học sinh.
d. Vẽ tranh
“Học mà chơi, chơi mà học” hướng đến mục đích này, bản thân tôi đã thực sự đầu tư cho những tiết học Học vui, vui học từ phương pháp cho đến hình thức dạy học. Đặc biệt chú trọng đến tâm lí thích vẽ tranh của học sinh. 
Bài Học vui Vui học: Em vui học toán(SGK Toán – trang 80, 81)
3.3. Sử dụng đồ dùng dạy học
Bên cạnh những lời giảng giải của giáo viên thì đồ dùng trực quan cũng là một phương tiện hỗ trợ hiệu quả trong quá trình dạy học, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức. 
Ví dụ: Chủ đề 1: Các số đến 10. Bài 2: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Với yêu cầu của bài tập số 3

Sau khi học sinh thực hiện những yêu cầu của bài tập trên bộ đồ dùng, giáo viên tạo điều kiện, khuyến khích để các em sáng tạo từ các hình đã học.
Tại lớp 1B, bằng trí tưởng tượng, các em đã tạo ra những đồ vật, con vật, cảnh vật yêu thích. Thật ngạc nhiên khi chứng kiến các em học tập vui vẻ, tạo ra nhiều hình ảnh đẹp và sinh động. 
Dưới đây là một số sản phẩm của các em:
Hình 2: Chiếc quạt và con cá
Hình 1: Khủng long 
Hình 3: Mặt Trời xuống núi
Hình 6: Người nông dân
Hình 5: Cô gái
Hình 4: Rô bốt
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực giúp học sinh học Toán hiệu quả nhất. Bằng nhiều hình thức khác nhau, các em có thể tiếp cận kiến thức toán học một cách chủ động, tích cực Các hình ảnh nhiều màu sắc, các con số biết nhảy múa theo âm nhạc, các trò chơi thiết kế bằng nhiều hình thức khác nhau kèm theo hiệu ứng chuyển động có tác dụng rõ rệt trong việc thu hút học sinh tham gia vào quá trình học tập.
Hiện nay các phần mềm Toán học, trang Hành trang số của NXB GD, các trang wed nước ngoài, các kênh youtube, các phần mềm Plicker, Kahoot, Power Point, Violet là những kho tư liệu phong phú, đa dạng, giúp giáo viên dễ dàng khai thác và sử dụng nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
Đặc biệt, với bộ sách Cánh Diều, trang Wed: hỗ trợ rất đắc lực cho giáo viên và cả học sinh trong quá trình dạy và học. 
3.5. Đánh giá học sinh
Để đánh giá học sinh một cách hiệu quả và chính xác, giáo viên cần sử dụng các công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, bảng kiểm, hồ sơ học tập, sản phẩm học tập, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics).
Hiệu quả của công tác giảng dạy không thể tách rời việc đánh giá học sinh. Bên cạnh đánh giá học sinh lớp 1 theo thông tư 27 đã ban hành của BGD&ĐT đó là sử dụng các từ ngữ tích cực nhằm động viên, khích lệ học sinh và là yếu tố tác động mạnh mẽ, dễ dàng nhất đến quá trình học tập của các em. Học sinh chỉ hứng thú khi giáo viên khen đúng lúc, đúng thời điểm Bên cạnh những lời khen ngợi, giáo viên có thể tặng bông hoa, ngôi sao khi các em làm việc tích cực, hiệu quả, cũng có khi là cục tẩy, cây bút sẽ kích thích học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách vui vẻ, hưng phấn.
Ngoài ra, khi đặt câu hỏi có thể sử dụng cách nói: Bạn nào thông minh cho cô biết? Bạn nào tinh mắt đếm được? Bạn nào nhanh trí nêu được? nhằm tác động trực tiếp tâm lí của các em. Vì bạn nào cũng mong muốn mình là người thông minh, nhanh trí.
4. Kết quả đạt được
Qua một năm thực hiện sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” sách Cánh Diều đối với học sinh lớp 1B năm học 2020 – 2021 với số lượng học sinh là 40 em, kết quả đạt được như sau:
Nhìn vào 
Kết quả
Cuối kì 1
Cuối năm
Số lượng
%
Số lượng
%
Thích học môn Toán
20
50
30
75
Phát triển năng lực đặc thù môn Toán
25
62,5
35
87,5
Chất lượng
38
95
40
100
Nhìn vào bảng kết quả đạt được sau 1 năm thực hiện biên pháp, tôi đã và đang mạnh dạn áp dụng các phương pháp kể trên cho năm học 2021 – 2022 – năm học này.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Lần đầu thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới nên giáo viên đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng các biện pháp vào việc giảng dạy và đạt được kết quả sau:
Các tiết học nhẹ nhàng, gần gũi cuộc sống, tạo sự vui vẻ, sáng tạo nên học sinh hứng thú hơn trong học tập.
Học sinh bước đầu làm quen việc học tập theo nhóm, biết suy nghĩ và đã đưa ra nhiều câu hỏi hay, bất ngờ, thú vị làm cho lớp học trở nên sinh động, có hiệu quả hơn.
Học sinh tiến bộ trong học tập, tự giác hoàn thành bài, có ý thức tìm tòi, khám phá đồ vật, môi trường xung quanh.
Phương pháp kể chuyện giúp học sinh biết cách lắng nghe nhằm phát triển khả năng toán học và ngôn ngữ ngay từ lớp 1.
Đồng thời, học sinh ngày càng mạnh dạn phát biểu và tự tin hơn, giao tiếp rõ ràng, thân thiết hơn qua đó phát triển cả về tư duy toán học và ngôn ngữ toán học.
Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018” là mới, dễ thực hiện, có thể sử dụng rộng rãi mà không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị.
Các đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học có sẵn giúp giáo viên khai thác có hiệu quả và chất lượng nhằm kích thích hứng thú cho học sinh.
Thực hiện các biện pháp trên một cách thường xuyên, liên tục sẽ giúp các em học tập môn Toán nhẹ nhàng, thoải mái và hưng phấn hơn. 
Việc thay đổi các phương pháp dạy học, hình thức dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và đánh giá học sinh đúng lúc, đúng thời điểm đem đến cho người học sự hứng thú, sôi nổi và niềm vui trong học tập. Và khi người học đã hứng thú, tự giác thì chắc chắn việc học sẽ thực chất và hữu ích, mục tiêu giáo dục toàn diện sẽ đạt được hiệu quả như chương trình GDPT 2018 đã đề ra.
2. Kiến nghị, đề xuất
2.1. Đối với giáo viên
Tích cực dự giờ, thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề của bản thân. Đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm giảng dạy để có thể giúp đỡ đồng nghiệp dạy học hiệu quả hơn.
Mỗi giáo viên, dù làm công tác chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn cũng cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trước học sinh, không ngừng học tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kĩ năng, phương pháp nhằm giúp các em giữ được ngọn lửa hưng phấn trong quá trình học tập nói chung và môn Toán nói riêng.
Trên đây là sáng kiến mang tính chất kinh nghiệm của bản thân mà tôi rút ra được trong quá trình nghiên cứu và dạy học. Mục đích của biện pháp này là nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng các bạn đồng nghiệp để chất lượng dạy học môn Toán đạt hiệu quả nhất. 
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong có sự giúp đỡ, xây dựng của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để công tác dạy học đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay. 
2.2. Đối với các cấp
Tổ chức các hội thảo, chuyên đề môn Toán lớp 1 về phương pháp hoặc hình thức dạy học hiệu quả. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học; phổ biến rộng rãi những biện pháp hay, bổ ích, nhân rộng kinh nghiệm của các thế hệ giáo viên đi trước để giáo viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bổ sung, trang bị, cung cấp đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ tốt nhất cho giáo viên và học sinh lớp 1.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc