Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học lớp 3 học tốt dạng toán có lời văn

Ở năm học trước do dịch bệnh kéo dài các em tiếp nhận kiến thức học qua hình thức trực tuyến là chủ yếu, mà các em ở lớp 1 và 2 đặc điểm tâm lý dễ nhớ nhưng hay quên do đó việc tái mù về đọc viết xảy ra ở học sinh lớp 3 rất nhiều kĩ năng đọc thành tiếng, hiểu còn nhiều hạn chế , chính vì vậy mà việc đọc để hiểu và tìm lời giải cho một dạng toán có lời văn là cả một vấn đề mà khi tiếp nhận lớp tôi còn băn khoăn và trăn trở.

Bên cạnh đó chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.

Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác.

Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

doc 24 trang Hương Thủy 19/04/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học lớp 3 học tốt dạng toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học lớp 3 học tốt dạng toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học lớp 3 học tốt dạng toán có lời văn
 Ngoài ra tôi còn tổ chức đôi bạn học tập, gồm 01 em giỏi toán kèm 01 em yếu môn toán đồng thời duy trì thường xuyên nền nếp truy bài đầu giờ. Nếu bạn giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm được phương pháp giải toán. 
2.Biện pháp 2: Biện pháp gây hứng thú:
 Đặc điểm tâm sinh lý trẻ ở Tiểu dọc dễ nhớ nhưng hay quên, thích cái đẹp, phần lớ các em ở lớp 3a5 đều đọc chậm, kiến thức hổng nhiều nên trong giờ toán các em còn e dè tiếp thu bài một cách thụ động . Chính vì vậy mỗi tiết toán của tôi là cả một thế giới các trò chơi, từng bài tập là một câu chuyện mà người kể chính là các em từ đó tôi nhận thấy các em có tiến bộ rất nhiều các em chủ động tìm tòi phát huy năng lực của mình tự tìm ra kiến thức. Bên cạnh đó tôi đã nêu nhiều tấm gương học tốt toán học của các anh các chị đạt huy chương vàng môn Toán Quốc tế qua các thời kì, cho học sinh theo dõi các cuộc thi như : Đường lên đỉnh Olimpia.Đồng thời thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập ở giữa các tiết học như : Ai Nhanh ai đúng, Hoa tìm nhụy, Ong tìm hoa.. để giúp các em thư giãn học mà chơi, chơi mà học
 Cuối mỗi buổi học hay trong các tiết học Trải nghiệm, ngoại khóa tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi:Hái hoa dân chủ, Rung chuông vàng ai chiến thắng sẽ được vinh danh và được tặng một phần quà có ý nghĩa nội dung các câu hỏi thường gắn với các bài ca dao.Câu đốKích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh, khuyến khích động viên, tôn trọng sự sáng tạo và nỗ lực của học sinh cho dù sự tiến bộ của học sinh mới chỉ là rất nhỏ.Qua đó tôi nhận thấy các em tiến bộ có lòng say mê và hứng thú với môn học.Mặt khác, tôi giúp học sinh hiểu được : Để học tốt môn toán cần học tốt các môn học khác từ đó giúp các em có tính kiên trì cẩn thận ,hỗ trợ đạt kết quả cao ở tất cả các môn học và đặc biệt là các bài thi trình bày bài thi. Vai trò của người thầy cũng rất quan trọng. Lời phát biểu của các em dù đúng hay sai, giáo viên cần phải có lời động viên hợp lí. Nếu học sinh phát biểu sai hoặc chưa đúng, giáo viên động viên: "gần đúng rồi, em cần suy nghĩ thêm tí nữa sẽ tìm ra lời giải chính xác ...", giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được, khích lệ các em "không thua cuộc", chứ không nên nói "sai rồi, không đúng..." gây mất hứng thú cho học sinh, làm cho các em tự ti...... 
3. Biện pháp 3.:Định hướng cho học sinh giải toán ở lớp 3
 Ở lớp 3, giáo viên cần định hướng cho các em giải được các bài toán từ có dữ kiện cụ thể giống dạng Toán ở lớp 1 và 2 sang bài toán giải bằng 2 phép tính; bài toán liên quan đến rút về đơn vị; bài toán gấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần; bài toán so sánh 2 số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị; bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; các bài toán có nội dung hình học (tính chu vi, tính diện tích...)
a) Hướng dẫn học sinh đọc đề, phân tích đề: 
    Đọc đề phân tích đề là một khâu rất quan trọng của bài toán giải. Trình trạng phổ biến hiện nay trong phần lớn học sinh là đọc đề không kĩ, chưa chịu phân tích đề nên dẫn đến làm bài bị sai sót nhiều.
    Yêu cầu Học sinh đọc đề nhiều lần, phân tích mối quan hệ giữa dữ kiện đã biết và dữ kiện chưa biết để giải đúng, bằng cách phân tích đề theo hướng tổng hợp... Và trong bài soạn cũng như trong mỗi tiết học giáo viên dạy theo từng nhóm học sinh, nêu câu hỏi phù hợp với từng nhóm đối tượng.
 Ví dụ1: 
 Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?
 Bước 1:Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài.Tóm tắt bài toán
 Bước 2: phân tích tách riêng từng câu của  đề bài theo  hướng từ  đầu đến cuối. 
*Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ ta tìm được gì?
( Số sách mỗi tủ là 240:2 = 120 (quyển))
 *Mỗi tủ có 120 quyển  mà  mỗi tủ có 4 ngăn ta tìm được gì?
( Số sách mỗi ngăn là 120:4=30(quyển)
 Bước 3: Giải bài toán( Gợi ý để học sinh tìm ra nhiều hướng giải)
* Với bài toán có nhiều câu hỏi:
Ví dụ: Năm nay em 6 tuổi, chị 12 tuổi. Hỏi:
 a.    Chị hơn em bao nhiêu tuổi?
 b.    Cả hai chị em có bao nhiêu tuổi?
    Đối với bài này, giáo viên phải hướng  dẫn học sinh giải  tương ứng với yêu  cầu  của từng câu hỏi nhấn mạnh cho học sinh một lời giải, một phép tính. Có bao nhiêu câu hỏi, có bấy nhiêu đáp số (chú ý cả tên đơn vị). 
* Với yêu cầu giải toán thông thường:
- Nhiều hơn một số đơn vị :     Làm tính cộng
- Ít hơn một số đơn vị        :       Làm tính trừ
- Gấp một số lên nhiều lần :       Làm tính nhân
 - Giảm đi một số lần          :       Làm tính chia
 - So sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị: Làm tính trừ 
 - So sánh số bé ít  hơn số lớn bao nhiêu đơn vị: Làm tính trừ
- So sánh số lớn gấp mấy lần  số bé: Làm tính chia
 *Các bài toán về ý nghĩa của phép nhân phép chia
 Sau khi rèn luỵên một số bài toán cơ bản, để phát triển tư duy của học sinh, tôi nâng cao hơn một bước bằng cách thông qua bài toán "gốc"có dạng trên tôi  cho học sinh nâng cao tư duy lên một bước với những dữ kiện trên mà cách giải lại làm ngược lại với phép tính trên( vì người ta cho số bé, yêu cầu tìm số lớn)
- Ít hơn một số đơn vị :          Làm tính cộng
- Nhiều hơn một số đơn vị:     Làm tính trừ
- Gấp một số lần:              Làm tính chia
- Giảm một số lần:         Làm tính nhân
Ví dụ 1: 
Tùng có 15 hòn bi ,Tùng có nhiều hơn Bình 2 hòn bi. Hỏi hai bạn có bao nhiêu hòn bi?
Hướng dẫn HS:  Đề bài cho biết gì? Đề bài hỏi gì?
Để tìm số bi  hai bạn, trước tiên ta phải tìm số bi của ai?(của bạn Bình)
 Số bi của bạn Bình liên hệ với số bi của bạn Hùng như thế nào? (Tùng nhiều hơn Bình 2 hòn bi)
Vậy số bi của bạn Bình như thế nào với số bi của bạn Tùng? (ít hơn)
Bài giải:
 Số bi của Bình có là:     15 - 2 = 13 (hòn bi)
 Số bi của hai bạn có là:     15 + 13 = 28 (hòn bi)
        Đáp số:        28 hòn bi
 Với biện pháp này, các em được nâng cao trình độ tư duy lên một bước. Từ đó các em chọn cách giải đúng, chính xác để hình thành kĩ năng giải toán có lời văn rõ ràng, chính xác.
*Đối với các bài toán có nội dung hình học:
 Yêu cầu  HS trước tiên phải hiểu và thuộc công thức tính chu vi, diện tích và biết vận dụng vào từng trường hợp kết hợp với vốn sống, vốn hiểu biết của mình.Tôi thường cho học sinh tự tìm bài toán bằng cách quan sát các đồ vật có trong thực tế tự đo và tính chu vi hay diện tích VD như mặt bàn học, ô cửa sổ lớp học....
Ví dụ1:
 Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch như thế?
 Muốn tìm được chu vi hình chữ nhật ghép bởi ba viên gạch hình vuông cạnh 20 cm, ta phải tìm chiều dài , và chiều rộng là bao nhiêu?
+Chiều rộng ? ( Chiều rộng chính là cạnh hình vuông)
+Chiều dài ? (Chiều dài chính là chiều dài 3 cạnh viên gạch hình vuông)
 +Từ đó ta tìm được chu vi hình chữ nhật.
Đo luôn kích thước 3 viên gạch lát nền lớp học hS vừa được tự làm việc sec chủ động tiếp thu kiến thức.
b) Giúp học sinh trình bày bài giải đúng: Từ tư duy đúng, các em tìm được lời giải phép tính, cách ghi tên đơn vị và ghi đáp số đúng. Bước này tuy đơn giản nhưng vẫn tương đối khó với học sinh lớp 3. Lời văn ngắn gọn, chính xác, đúng nội dung bài để trả lời theo thứ tự: Lời giải - phép tính - đáp số.
    Cần lưu ý: Phép tính trong giải toán có lời văn không ghi tên đơn vị đó là phép tính trên số nên đặt tên đơn vị trong ngoặc đơn để giải thích mục đích thực hiện phép tính. 
c)Giúp học sinh tư duy, sáng tạo
 Vào buổi học thứ hai trong ngày để phát huy tính sáng tạo, óc quan sát sự suy nghĩ và cũng để kiểm tra kiến thức của học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh tự nêu câu hỏi trong đề toán mà những dữ kiện giáo viên đã cho sẵn 
 Ví dụ 1: Gà có 18 con , vịt có 6 con. Hỏi....? 
 Cho học sinh tự nêu câu hỏi, mỗi em một câu không trùng nhau để bài toán giải bằng một phép tính, sau đó nêu cách giải ứng với từng câu hỏi.
HSA:  Gà hơn vịt bao nhiêu con? HSC: Số gà gấp số vịt bao nhiêu lần? 
HSB: Gà ít hơn vịt bao nhiêu con? HSD: Gà và  vịt có bao nhiêu con?
HSG: Số vịt bằng số gà giảm đi mấy lần? 
 Tương ứng với mỗi câu hỏi là một bài toán đơn và bắt buộc  học sinh suy nghĩ tìm ra cách giải, như vậy ta vừa kiểm tra được kiến thức của học sinh vừa ôn tập  các dạng toán đã học qua cho các em.
Ví dụ 2: 
 Cửa hàng có 369 chiếc xe, người ta đã bán   số xe. Hỏi...?
Để bài toán giải bằng 1 phép tính thì đặt câu hỏi như thế nào? Học sinh sẽ tự nêu câu hỏi.
VD: Người ta đã bán bao nhiêu xe?
Để bài toán giải bằng 2 phép tính thì đặt câu hỏi như thế nào? Học sinh sẽ tự nêu câu hỏi.
VD: Cửa hàng  còn  bao nhiêu xe?
Tương tự với những dạng toán khác.Phát huy tính tư duy sáng tạo của học sinh
d). Giúp học sinh tìm nhiều cách giải
 Tính cách giải đúng là chưa đủ, giáo viên còn cần phải giúp học sinh tìm nhiều cách giải. Từ đó chọn cách giải hợp lý, ngắn gọn nhất, phát huy trí lực học sinh, tạo điều kiện cho tư duy toán phát triển.
 Bước này đối với học sinh trung bình hoặc yếu là rất khó khăn. Vì vậy giáo viên phải tìm cách hướng dẫn, gợi mở, kể cả động viên kịp thời để giúp học sinh từng bước rèn luyện kĩ năng giải toán của mình.
Ví dụ:
  Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?
 Học sinh tự phân tích tổng hợp và giải bài toán thấy mắc ở đâu sẽ tham khảo ý kiến cô.Để thực hiện được nhiều cách giải, giáo viên phải yêu cầu các em thật chú ý đến yêu cầu của đề, hiểu kỹ đề, tên đơn vị của mỗi phép tính; phải gợi ý dần dần, từng bước để các em suy nghĩ tìm ra cách giải. Động viên kịp thời những em có ý tưởng, cách giải hay. Phân tích, điều chỉnh lại những cách giải không phù hợp.
g) Rèn luyện kỹ năng tính toán, tránh nhầm lẫn khi tính toán:
 Trong thực tế, nhiều em học sinh tiếp thu, hiểu đề nhanh và biết chọn cách giải đúng, tuy nhiên lại hay tính toán sai, dẫn đến không đúng đáp số. Vì vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh khi làm bài phải luôn tính toán thật cẩn thận, không chủ quan; phần trình bày phải khoa học, rõ ràng. Nếu là các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nằm trong bảng, phải học thuộc lòng để vận dụng nhanh. Nếu ở ngoài bảng, các em phải thận trọng đặt phép tính theo cột dọc. Làm ngoài giấy nháp, kiểm tra kết quả, nếu tự tin là đúng mới chép vào vở. Bên cạnh, đó giáo viên cần rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, từ đơn giản đến phức tạp để giúp các em thực hiện nhanh hơn quá trình giải toán đồng thời trang bị thêm một số kinh nghiệm trong việc kiểm tra lại kết quả sau khi hoàn thành bài toán. Điều này sẽ giúp các em hạn chế sai sót trong quá trình làm bài và cũng là điều kiện để rèn luyện kỹ năng tính toán, tính cách cẩn thận cho học sinh.
4.Một số biện pháp khác: 
a) Về phía giáo viên:
 Luôn lấy học sinh làm trung tâm đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu, luôn khích lệ các em chỉ cần nhìn vào sự tiến bộ nhỏ nhất của các em và đặc biệt tôi luôn tìm tòi sáng tạo thay đổi mình để hòa đồng cùng các em.Khi trả bài cho các em nhận xét kĩ những ưu điểm, khuyết điểm về từng phần bài làm của học sinh. Những bài toán có liên quan đến tiền Việt Nam giáo viên lấy ví dụ cho các em chơi các trò chơi đi chợ để rèn kĩ năng sử dụng tiền, bài tính diện tích chu vi cho các em thực hành ngay trên những đồ vật có sẵn trên lớp từ đó giúp các em có hứng thú và làm bài tốt hơn.
b) Về phía gia đình học sinh:
 Trong mỗi buổi họp phụ huynh học sinh và mỗi lần trao đổi với bố mẹ các em tôi luôn nhấn mạnh đến việc quan tâm động viên giúp đỡ từ phía gia đình của học sinh. Kính mong bố mẹ và gia đình các em tích cực rèn học ở nhà và góc học tập riêng cho các em ở nơi yên tĩnh và đầy đủ ánh sáng.
c) Về phía nhà trường và xã hội:
 Về phía nhà trường : Phòng học các lớp 3 nói chung ở trường tôi và lớp 3A5do tôi chủ nhiệm đã có đủ bàn ghế 2 chỗ ngồi đúng cách cho học sinh và có đủ ánh sáng vào mùa đông,quạt mát về mùa hè và 100% bảng từ có ti vi thông minh đáp ứng tối đa nhu cầu học tập cho các em. 
 Hoà chung với không khí thi đấu trường toán học do trường, huyện tổ chức hàng tuần tôi thường có mở cuộc thi nhỏ hay các trò chơi để các em tham gia nhằm phát hiện những học sinh có năng khướu, học sinh hạn chế về năng lực để có biện pháp bồi dưỡng kịp thời. 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
 Bằng sự kế thừa kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp và sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân, sự nỗ lực rèn luyện của các em học sinh trong thời gian qua, lớp 3A5 do tôi chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ rõ rệt về toán có lời văn và đạt được những thành tích đáng kể.
 BẢNG KẾT QUẢ SỐ LIỆU KHẢO SÁT ĐỐI CHỨNG
Môn Toán trong năm học 2022 – 2023 như sau:
TS học sinh
35
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
TS
%
TS
%
TS
%
KS đầu năm
5
14
20
70
12
26
Giữa kì 1
7
19
20
58
8
23
Cuối kì 1
12
33
18
53
5
14
Giữa kì2
19
55,5
14
39,5
2
5
 * Qua giao lưu Đấu trường Toán học cấp Trường học sinh lớp 3A5 đạt được kết quả đáng khen:
- Có 8 em học sinh đạt giải 7em cấp Trường trong đó đạt: 1giải Khuyến khích , 7 giải Công nhận. Các em thật là đáng khen.
 Trên đây là một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy của bản thân tôi,tôi giúp học sinh lớp 3 không những biết giải toán có lời văn tốt hiệu quả mà còn có tính sáng tạo,biết cách vận dụng tốt vào các môn học khác. 
PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I . KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Sau quá trình thực hiện sáng kiến này tôi có một số ý kiến nhỏ sau:
1) Về phía Phòng Giáo dục và Đào tạo
 Phòng Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức thường xuyên các buổi chuyên đề cho giáo viên các trường về vấn đề năng cao chất lượng dạy và học cho học sinh.
2) Về phía các nhà trường Tiểu học
- Các Nhà trường nên tổ chức các buổi toạ đàm và tổ chức các buổi giao lưu về vấn đề nâng cao hiệu quả dạy và học. Các thầy cô giáo thường xuyên triển khai các sáng kiến có hiệu quả trong trường sẽ nêu ra các biện pháp bồi dưỡng học sinh để bạn bè đồng nghiệp học tập nâng cao chuyên môn.
3) Về phía giáo viên
Tự mình học hỏi năng cao trình độ nghiệp vụ. lấy chất lượng học sinh làm nhiệm vụ trọng tâm trong truyền đạt tri thức, , xây dựng thói quen tự học tự chủ của học sinh.
4)Về phía gia đình học sinh:
Các gia đình cần quan tâm thực sự và thường xuyên đến việc học tập của con em mình.
II . LỜI KẾT
 Với thời gian thực hiện đề tài trong một năm học và phạm vi lớp 3a5 gồm 35 học sinh nên không thể tránh khỏi những hạn chế. 
 Kính mong Hội Đồng khoa học của nhà trường và các Hội Đồng khoa học cấp trên đóng góp thêm cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và tôi có được các kinh nghiệm dạy học và bồi dưỡng học sinh ngày càng tốt hơn,xứng đáng với ý nghĩa:
 Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm của các đồng chí ở tổ 3 nói riêng, các bạn đồng nghiệp nói chung và đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trường để tôi thực hiện được thành công đề tài này.
 Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết, không sao chép nội dung của người khác. 
 Tác giả
 Nguyễn Thị Thanh 
Tôi xin giới thiệu đây là một số bài khảo sát minh họa của học sinh lớp tôi trước khi tôi đưa ra biện pháp khắc phục.
Tôi xin giới thiệu đây là một số bài khảo sát minh họa của học sinh lớp tôi sau khi tôi đưa ra biện pháp khắc phục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_lop.doc