Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán 8 bằng cách lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu kém

Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó cần phải tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của người học để phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo.

Có thể nói, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém và nâng dần chất lượng bộ môn.

Thực tế chất lượng môn Toán lớp 8 tại trường THCS Lộc Đức hiện tôi đang dạy có số lượng học sinh yếu kém khá cao. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường.

docx 14 trang Hương Thủy 19/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán 8 bằng cách lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán 8 bằng cách lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu kém

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán 8 bằng cách lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu kém
10 học sinh yếu của lớp 8A2 (Nhóm đối chứng) để tiến hành nghiên cứu này. Vì hai lớp này, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy nên cơ bản đã hiểu rõ năng lực nhận thức và cá tính của học sinh. Hơn nữa, ở hai lớp này có nhiều học sinh trung bình, yếu kém bộ môn Toán và cần phải có một đề tài nghiên cứu để thay đổi hiện trạng trên từ đó nâng cao chất lượng yếu kém môn Toán trong học sinh.
3.2. Thiết kế:
 Tôi chọn các nhóm ngẫu nhiên là các học sinh yếu kém của lớp 8A1 (nhóm thực nghiệm) và các học sinh yếu kém của lớp 8A2 (nhóm đối chứng)
Tôi dùng kết quả bài kiểm chất lượng đầu năm môn toán 8 theo đề chung của cụm chuyên môn để làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T – Test để kiểm chứng sự chênh lệnh giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. 
Kết quả:
 	Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 
 Đối chứng
Thực nghiệm 
TBC
3.0
3.1
p 
0.85
p = 0,85 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
 	 Bảng 2. thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra
trước tác động
Tác động
Kiểm tra
sau tác động
Thực nghiệm
O1
Tác động: Lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu kém
O3
Đối chứng
O2
Không tác động 
O4
3.3. Quy trình nghiên cứu:
 Trước hết tôi tạo tâm lý thoải mái, tạo niềm vui, niềm hăng say học tập của học sinh. Trước khi vào học tôi luôn tạo tiền đề cho mỗi tiết học, lấp lỗ hổng kiến thức, hướng dẫn học sinh học tập. Ngoài ra tôi biên soạn đề cương ôn tập lại kiến thức đã học và kiến thức sẽ được học tiếp theo cho học sinh tự ôn tập với sự hướng dẫn của tôi qua các buổi học và có sự giám sát, theo dõi của gia đình học sinh trong thời gian học tập ở nhà. 
Quy trình chuẩn bị đề cương có kèm theo bài tập củng cố và rèn luyện cho học sinh. Tôi thường xuyên phối hợp với gia đình của các học sinh yếu kém của lớp học để dễ dàng ghi lại sự tiến bộ của các em.
Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khoá biểu, lịch báo giảng, kế hoạch năm học. Tôi tiến hành tác động trong tất cả các tiết học đối với nhóm thực nghiệm. Sau đây là một số tiết dạy điển hình:
Bảng 3: Thời gian thực nghiệm:
Tuần
Môn
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
3
Đại số
5
Luyện tập
5
Đại số
8
Luyện tập
6
Đại số
10
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
7
Đại số
11
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
7
Đại số
12
Luyện tập
8
Đại số
13
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
11
Đại số
17
Chia đa thức một biến đã sắp xếp
3.4. Đo lường:
Sau khi tiến hành kiểm tra sau tác động, kết quả học tập của nhóm thực nghiệm qua đề kiểm tra sau tác động. Đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh được kiểm tra khách quan với tác động thực nghiệm của tôi. 
Sau khi có kết quả kiểm tra sau tác động tôi tiến hành chấm bài theo đáp án và thống kê kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
4. Phân tích dữ liệu và kết quả:
4.1. Trình bày kết quả:
Bảng 4: bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:

Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
3,7
5,2
Độ lệch chuẩn
0,79 
1,27
Giá trị p của T-test
0,01
Chênh lệch giá trị 
trung bình chuẩn SMD
1,9
4.2. Phân tích dữ liệu:
- Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5,2 có cao hơn so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 3,7. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 8 đã được nâng lên.
- Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 
0,79 < 1 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa.
- Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,01 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả.
- Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán ở lớp 8 của nhóm thực nghiệm là rất lớn. 
Giả thuyết của đề tài “Nâng cao chất lượng toán 8 bằng cách lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu kém” đã được kiểm chứng. 
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
4.3. Bàn luận:
4.3.1. Ưu điểm:
- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 5.2, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 3.7. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.5; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. 
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là 
p = 0,01 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
4.3.2. Hạn chế:
Nghiên cứu này giúp khắc phục học sinh yếu kém môn Toán ở lớp 8 thuộc trường THCS Lộc Đức, nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa đánh giá được một cách hoàn toàn chính xác sự tiến bộ của học sinh, có thể dẫn đến sự tiến bộ rồi sau đó lại thụt lùi như tình trạng ban đầu nếu như không kiểm soát được thời gian ôn tập và rèn luyện của học sinh. Hơn nữa giáo viên cần phải thường xuyên tác động lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh, ngoài ra cần theo dõi sự tiến bộ của học sinh và biết cách tác động đến học sinh một cách phù hợp.
5. Kết luận và khuyến nghị:
5.1. Kết luận: 
Việc khắc phục học sinh yếu kém qua việc, tạo tiền đề cho mỗi tiết học, lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu kém, môn Toán ở lớp 8 của trường THCS Lộc Đức đã làm cho kết quả học tập môn toán được nâng lên, số lượng học sinh yếu kém được giảm đáng kể. Học sinh tự tin hơn trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn. 
5.2. Khuyến nghị:
5.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục học sinh yếu kém của từng môn học. Động viên, giúp đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
5.2.2. Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng hợp lí với lớp mình giảng dạy.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.
6. Tài liệu tham khảo
- Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa và sách bài tập lớp 7 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT 
7. Minh chứng – phụ lục cho đề tài nghiên cứu:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Nhóm thực nghiệm: 10 HS yếu lớp 8A1
Stt
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Nguyễn Thị Hồng Chi
1.8
3.8
2
Ngô Văn Dũng
4.3
7.0
3
Lê Tiến Đạt
1.5
5.8
4
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
3.3
4.5
5
Trần Quân Sự
2.8
4.8
6
Nguyễn Phương Thảo
1.5
3.5
7
Đỗ Thị Huyền Thương
3.0
4.8
8
Huỳnh Thị Út
3.8
5.0
9
Lữ Văn Ngọc Hướng
4.0
7.5
10
Bùi Quốc Trường
4.3
5.0

Nhóm đối chứng: 10 HS yếu lớp 8A2
Stt
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Lê Văn An
3.0
3.3
2
Trần Thị Mỹ Duyên
4.5
5.0
3
Trần Hoàng Hiệp
1.8
2.5
4
Trương Quang Hợp
2.3
3.3
5
Nguyễn Thị Kim Loan
3.5
3.0
6
Nguyễn Trọng Nghĩa
4.0
4.5
7
Lê Xuân Thái
2.5
4.0
8
Trần Mạnh Thành
2.3
3.2
9
Lê Thị Anh Thư
4.5
3.8
10
Phạm Quốc Vinh
2.8
4.5

ĐÊ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Bài 1: (0.75 điểm) Tính: 5x2 .(-7xy)
Bài 2: (1.25 điểm) Thu gọn đa thức sau:
x5 – 3x2 + x4 – x – x5 + 5x4 + x2 –1 
Bài 3: (1.5đ) Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết AB = 8cm, AC = 15cm. Tính cạnh BC.
Bài 4: (1.0đ) Làm tính nhân
	3x(5x2 + 2)
Bài 5: (1.0đ) Tính f(x) + g(x), với:
	f(x) = x3 + 3x2 – 2x + 5
	g(x) = x3 – 3x2 + x – 3 
Bài 6: (1.5đ) Cho tam giác ABC cân tại A, tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Lấy E trên AD. Chứng minh rằng: rABE = rACE
Bài 7: (2.0đ) Tìm x, biết
	a) 	b) x(x – 5) – x2 = 10
Bài 8: (1.0đ) Tính các góc B và D của hình thang ABCD (AB//CD), biết 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Bài 1. (0,75đ ) 
- Tính đúng tích hệ số : -35
- Tính tích : -35x3y
0,25 đ
0,5 đ

Bài 5: (1.0đ) Tính f(x) + g(x), với:
- Sắp xếp đúng 
- Đặt tính theo cột dọc đúng
- Tính đúng kết quả: 2x3 – x + 2

0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
Bài 2. (1,25đ) 
- Nhóm các hạng tử đồng dạng đúng
- Tính đúng kết quả: 6x4 – 2x2 - x - 1 
0,5 đ
1,0 đ

Bài 6. (1,5 đ)
- Vẽ hình đúng, kí hiệu đầy đủ
- Chỉ ra các yếu tố bằng nhau 
- Suy ra ABE =ACE (c.g.c)

0,5 đ
0,75 đ
0,25 đ

Bài 3. (1.5 đ)
- Viết đúng công thức tính
- Thay số đúng
- Tính đúng BC = 15cm

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Bài 7. (2,0 đ) 
a) – Chuyển vế đúng
 - Tính đúng x = 1 
b) - Tính đúng tích và thu gọn
- Tính đúng x = -2

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Bài 4: (1.0đ) Làm tính nhân
3x(5x2 + 2) = 3x.5x2 + 3x.2
 = 15x3 + 6x

0,5 đ
0,5 đ

Bài 8: (1.0đ) 
- Lập luận tính 
- Lập luận tinh 

0,5 đ
0,5 đ
ĐÊ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Bài 1: (2.0đ) Làm tính nhân:
a) 2x. (x2 – 7x -3) 	b) (25x2 + 10xy + 4y2). (5x – 2y) 	
Bài 2: (1.5đ) Tính nhanh:
a) 20042 - 16; 	 b) 8922 + 892 . 216 + 1082 	
Bài 3: (2.5đ) Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) 4x2 – 8x	b) 3x2 + 5x - 3xy- 5y
c) x2 +2xy + y2-16	
Bài 4: (1.0đ) Làm phép chia :(6x3 - 7x2 - x +2) : (2x + 1)
Bài 5 : (2.0đ) Tìm x biết 
a) x( x-2 ) + x - 2 = 0	b) x2 – 5x + 6 = 0
Bài 6: (1.0đ) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: A = x2 - 2x + 2
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Bài 1. (2.0đ) Làm tính nhân:
a) 2x. (x2 – 7x -3) 
= 2x.x2 – 2x.7x – 2x.3	
= 2x3 – 14x2 – 6x
b) (25x2 + 10xy ). (5x – 2y) 
= 25x2 .5x – 25x2.2y +10xy.5x – 10xy.2y 
= 125x3 – 50x2y + 50x2y – 20xy2 
= 125x3 – 20xy2

0,5
0,5 
0,5
0,25
0,25
Bài 4: (1.0đ) Làm phép chia :
(6x3 - 7x2 - x +2) : (2x + 1) = 3x2 – 5x + 2
1 đ
Bài 2. (1.5đ) Tính nhanh:
a) 10042 – 16 = 10042 - 42
 = (1004+4)(1004-4)
 = 1008.1000
 = 1008000
b) 8922 + 892 . 216 + 1082 
= (108 + 892)2
= (1000)2 = 1000000

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài 5 : (2.0đ) 
a) x( x-2 ) + x - 2 = 0	
ó (x – 2)(x + 1) = 0
ó x – 2 = 0 hoặc x + 1 = 0
ó x = 2 hoặc x = -1	
b) x2 – 5x + 6 = 0
ó ó x2 – 3x – 2x + 6 = 0
ó (x2 – 3x) – (2x – 6) = 0
ó x(x – 3) – 2(x – 3) = 0
ó (x – 3)(x – 2) = 0 
ó x = 3 hoặc x = 2

0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài 3: (2.5đ) 
a) 4x2 – 8x = 4x(x – 2)	
b) 3x2 + 5x - 3xy- 5y
= (3x2 + 5x) – (3xy + 5y)
= x(3x + 5) – y(3x + 5)
= (3x + 5)(x – y)
c) x2 +2xy + y2-16	
= (x2 +2xy + y2) – 42
= (x+y)2 - 42
=(x + y + 4)(x + y – 4)

0,75 
0,25 
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài 6: (1.0đ): A = x2 - 2x + 2
Ta có
A = x2 - 2x + 2= x2 – 2x +1 + 1 
= (x – 1)2 + 1
Vì (x - 1)2 0 nên (x - 1)2 +1 1 với mọi x
Vậy giá trị nhỏ nhất của A bẳng 1
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

Phép kiểm chứng t-test độc lập
 
Nhóm thực nghiệm
 
Nhóm đối chứng
 
KT ngôn ngữ
KT trước tác động
KT sau tác động
 
KT ngôn ngữ
KT trước tác động
KT sau tác động
Học sinh 1
 
1,8
3,8
 
 
3
3,3
Học sinh 2
 
4,3
7
 
 
4,5
5
Học sinh 3
 
1,5
5,8
 
 
1,8
2,5
Học sinh 4
 
3,3
4,5
 
 
2,3
3,3
Học sinh 5
 
2,8
4,8
 
 
3,5
3
Học sinh 6
 
1,5
3,5
 
 
4
4,5
Học sinh 7
 
3
4,8
 
 
2,5
4
Học sinh 8
 
3,8
5
 
 
2,3
3,2
Học sinh 9
 
4
7,5
 
 
4,5
3,8
Học sinh 10
 
4,3
5
 
 
2,8
4,5
 
 
 
 
 
 
 
 
Mốt
 
4,3
4,8
 
 
4,5
3,3
Trung vị
 
3,15
4,9
 
 
2,9
3,55
Giá trị TB
 
3,0
5,2
 
 
3,1
3,7
Độ lệch chuẩn SD
 
1,11
1,27
 
 
0,96
0,79
Giá trị p
 
0,85
0,01
 
 



PHẦN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt của BGH	Lộc Đức, ngày 05 tháng 11 năm 2014
 	 Giáo viên thực hiện
 	 Trần Thị Quyên

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_mon_toan.docx