Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết luyện tập hình học theo hướng tích cực

1.1. Về phía GV

- Do cách dạy của GV chưa kích thích được sự ham muốn học hình học, coi nhẹ một số kĩ năng cũng như một số kiến thức mà GV tưởng chừng như các em đã biết;

- Coi nhẹ việc sử dụng đồ dùng dạy học hay dạy chay hoặc sử dụng chưa nhuần nhuyễn, chưa hợp lí, chưa đúng lúc gây phản tác dụng. Chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy;

- Chưa tập trung vào việc lựa chọn kiến thức trọng tâm và phù hợp với tiết luyện tập. Thường chỉ chú ý đến số lượng bài tập chứ không chú ý đến chất lượng tiết luyện tập, chưa hình thành cho HS phương pháp giải, kĩ năng vẽ hình, phân tích tìm lời giải, trình bày lời giải hay các kinh nghiệm gì khác cho việc làm toán mà GV thường nhắc lại một số kiến thức cũ rồi cho làm bài tập, chủ yếu viết lời giải để cho HS chép;

doc 12 trang Hương Thủy 19/03/2025 250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết luyện tập hình học theo hướng tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết luyện tập hình học theo hướng tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết luyện tập hình học theo hướng tích cực
phải xác định được các nội dung cần có trong tiết luyện tập. Bao gồm:
 	+ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra những kiến thức trọng tâm có liên quan đến tiết luyện tập.
 	 Ví dụ: Tiết luyện tập sau bài 4 “Đường trung bình của tam giác, của hình thang” (hình học 8), GV có thể kiểm tra bài cũ như sau (dùng mô hình tứ giác động):
Câu hỏi 1. Cho hình vẽ bên, chọn đáp án đúng:
 	A. x = 4 B. x = 10	 C. x = 20 D. x = 8
 	* HS có thể ngộ nhận ABCD là hình thang và dựa vào đường trung bình để tính x;
 	* Khi đó GV dẫn dắt HS phát hiện sai lầm, từ đó bổ sung thêm giả thiết AB//CD và nhấn mạnh công thức chỉ đúng khi ABCD là hình thang.
 Câu hỏi 2. GV thay đổi số liệu: 6àx, xà 15, 14à19. Khi đó x là:
 	A. 4 B.17 C.11 D.2
* HS trả lời xong, GV khẳng định lại đáp án đúng và hỏi HS căn cứ vào kiến thức nào tìm được đáp án bài toán? (trả lời: định lí đường trung bình của hình thang) ;
* GV hỏi tiếp: Định lí có còn đúng trong trường hợp điểm B trùng với A không? (trả lời: vẫn đúng). Khi đó GV điều chỉnh mô hình hình thang thành tam giác để khẳng định câu trả lời của HS.
Từ định lí về đường trung bình của hình thang, HS đã liên hệ đến định lí đường trung bình của tam giác và từ đó HS thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức. Thông qua việc kiểm tra bài cũ trên, GV đã giúp HS tái hiện lại kiến thức trọng tâm có liên quan được vận dụng trong tiết học, đồng thời đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức và kĩ năng tính toán của HS để điều chỉnh cách dạy cho phù hợp.
 	+ Trong quá trình luyện tập: Cần xác định rõ nên giải những bài nào và thứ tự thực hiện các bài tập đó ra sao. Bài tập trong tiết luyện tập GV có thể tự lựa chọn sao cho phù hợp với các đối tượng HS của mình nhưng phải đạt được các yêu cầu tối thiểu về mặt kiến thức kĩ năng theo qui định của chuẩn kiến thức kĩ năng. Bài tập được chọn có nội dung kiến thức mang tính tổng hợp giúp khắc sâu kiến thức trọng tâm của chủ đề được chọn để luyện tập, nâng cao hay mở rộng thêm kiến thức đã học. Do hình học bắt nguồn từ thực tế nên GV cần chọn một bài toán có liên quan đến thực tế cuộc sống (nếu có thể) để HS suy luận được dễ dàng, ta cũng có thể đưa ra bài tập là sự tranh luận của hai bạn để cho HS suy nghĩ trong cuộc tranh luận ấy ai là người đúng, ai là người sai và vì sao. Đó cũng là một biện pháp giúp GV dễ dàng lôi cuốn HS vào tiết học và từ đó HS yêu thích môn học này hơn. 
 Ví dụ: Luyện tập sau bài “Góc nội tiếp” (hình học 9), ta có thể đưa ra tình huống thực tế cho HS: Tính số đo các góc ở đỉnh của các cánh sao trong ngôi sao năm cánh của lá cờ Tổ quốc. Với tình huống này đã thu hút được sự tò mò bởi vì các em vẫn thường thấy ngôi sao trên Quốc kì nhưng có mấy em biết số đo của góc ở đỉnh bằng bao nhiêu và từ đó HS tìm tòi cách tính bằng cách xem các góc ở đỉnh là các góc nội tiếp bằng nhau của đường tròn. Qua đó, góp phần hình thành ý thức vận dụng kiến thức toán để giải quyết các tình huống thực tiễn.
c) Về phương pháp
 	+ Cần chuẩn bị cho tiết luyện tập sau mỗi tiết lí thuyết.
 	Ví dụ: Khi dạy xong bài “Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn” (hình học 9), GV đưa ra hình vẽ để hệ thống lại mối quan hệ giữa các góc đã học khi các góc ấy chắn cùng một cung hoặc trong hai cung bị chắn có một cung giống cung bị chắn của góc khác nhằm giúp HS có sự chuẩn bị trước về lí thuyết để đến tiết luyện tập được nhẹ nhàng hơn. 
 	+ Chuẩn bị nhiều phương án, nhiều hình thức luyện tập để tiết dạy trở nên sinh động, không gây căng thẳng cho cả GV và HS. Nên đa dạng hình thức tổ chức giữa các tiết, để tránh sự rập khuôn gây nhàm chán sẽ không thu hút các đối tượng HS tham gia, dẫn đến không phát huy tính sáng tạo của HS .
 	Ví dụ: 
 	 . Hệ thống lí thuyết bằng câu hỏi rồi đến bài tập. Với bài tập khó GV có thể định hướng thì HS sẽ nhanh chóng tìm ra con đường đi đến lời giải và sau đó lại biết cách khai thác bài toán vừa giải để tìm ra các bài toán tương tự, từng bước hình thành kĩ năng giải toán cho HS. Đây cũng là giải pháp quan trọng giúp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán ở trường THCS hiện nay;
 	. Sử dụng hình thức trắc nghiệm để hệ thống lí thuyết. Với bài tập có thể dùng các thể loại bài tập sinh động dưới nhiều hình thức khác nhau: Trắc nghiệm, tự luận, Song, cần chú ý đến tính hệ thống của các bài tập để làm nổi bật trọng tâm. Sau mỗi bài tập, GV nên khai thác bài toán (nếu có thể);
 	. Thực hiện đan xen giữa lí thuyết và bài tập. Đây là hình thức mang lại hiệu quả cao hơn, không gây nhàm chán cho HS. Lí thuyết được củng cố qua giải bài tập và bài tập được giải thông qua vận dụng lí thuyết. Sau mỗi bài tập được sửa thì tổng hợp lại được các lí thuyết được vận dụng.
 	+ GV phải kết nối các vấn đề hoặc các bài tập thành một mạch kiến thức có liên quan nhau và có hệ thống bằng cách chuyển ý hoặc đặt vấn đề để tạo sự tò mò, lôi cuốn HS vào vấn đề mới bằng sự ham muốn được tìm tòi, được khám phá chứ không phải là GV ép buộc các em giải bài tập này hay giải bài tập kia;
 	+ Dù tổ chức tiết dạy theo hình thức nào thì GV cũng phải chú ý đến mọi đối tượng HS để các em đều được làm việc. Thường thì đối với những em học khá giỏi, tôi luôn hướng để HS xử lí thông tin tìm ra kiến thức cần sử dụng từ đó tìm ra hướng giải, lập sơ đồ chứng minh và khai thác bài toán. Còn đối với những HS học chậm hơn, tôi đặc biệt quan tâm đến việc vẽ hình, tìm hiểu nội dung bài toán, trình bày lời giải để nắm vững các kiến thức được vận dụng;
 	+ Đối với việc tổ chức thảo luận nhóm thì tôi cũng hay thay đổi hình thức thảo luận nhóm nhằm tạo sự ngẫu nhiên và bất ngờ như: Thảo luận nhóm 2, nhóm 4, nhóm 8 HS, sao cho trong mỗi nhóm phải có đủ các đối tượng HS. Khi giao nhiệm vụ cho nhóm có thể giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác nhiệm vụ. Nội dung câu hỏi phải rõ ràng có liên quan đến kiến thức đang học, kích thích sự tìm tòi của HS. Khi gọi HS trả lời vấn đề đặt ra, cần gọi ngẫu nhiên để kích thích tất cả các đối tượng trong nhóm phải nổ lực tìm hiểu và tự hào vì đã góp phần mang vinh quang về cho nhóm;
 	+ Đa dạng các hình thức trò chơi vì các em có thể vừa chơi vừa học tạo hứng thú trong học tập từ đó phát huy tính tích cực của các em. Thực hiện đan xen các trò chơi: Ô chữ bí mật, tiếp sức, ai nhanh hơn, hái hoa dân chủ;
Khi GV đánh giá kết quả thảo luận nhóm hay kết quả một trò chơi phải đảm bảo tính công bằng, khách quan để khích lệ các em trong học tập. Phần thưởng dành cho nhóm là giấy kiểm tra hoặc các dụng cụ học tập môn toán như: Compa, ê-ke, thước thẳng, viết chì, viết màu, cục tẩy,..
	+ Khi giải một bài toán, GV cần đi theo các bước sau:
Bước 1: Gọi HS đọc đề, tìm hiểu kĩ đề toán, vẽ hình chính xác và điền các kí hiệu cần thiết vào hình vẽ, dùng kí hiệu thể hiện ngắn gọn dễ hiểu nội dung bài toán. Hình vẽ phải mang tính khái quát tránh tình trạng ngộ nhận và vẽ hình cho các trường hợp có thể xảy ra. Không nên vẽ hình cho toàn bài mà vẽ hình tương ứng với yêu cầu cần giải.
	Ví dụ: Đối với bài toán: “Cho đường tròn (O) đường kính AB, trên đường (O) lấy hai điểm phân biệt C, D khác A và B. Đường thẳng AC cắt đường thẳng BD tại I, đường thẳng AD cắt đường thẳng BC tại H. CMR: HI ^ AB.” GV yêu cầu HS vẽ hình trong hai trường hợp:
 	1) Hai điểm C và D cùng thuộc một cung 
2) Hai điểm C và D nằm trên hai cung khác nhau
Khắc phục cho học sinh nếu học sinh vẽ hai điểm C và D nằm chính giữa hai cung thì sẽ không có điểm H và I 
Bước 2: Vẽ hình xong, bắt đầu quá trình tìm tòi hướng giải. GV phối hợp với HS phán đoán, phân tích, liên hệ đến các bài toán đã giải, đặt câu hỏi gợi mở một cách khoa học, khuyến khích HS xây dựng nhiều hướng giải cho cùng một bài toán, có thể vẽ thêm đường phụ để qui bài toán lạ về bài toán quen, dễ hơn.
Ví dụ: Với trường hợp 1 bài toán trên, GV có thể hướng dẫn HS tìm tòi hướng giải bằng phương pháp phân tích đi lên như sau:
-Quan sát đặc điểm của điểm H, nêu cách chứng minh HI ^ AB?
- Để chứng minh H là trực tâm tam giác tam cần chứng minh những gì?
-Hãy chứng điều đó?
H là trực tâm tam giác IAB
CB, AD là các đường cao
Sử dụng tính chất góc nội tiếp chắn nửa đường tròn

Bước 3: Sau khi đã tìm ra hướng giải thì đến phần trình bày lời giải. Trong quá trình thảo luận nhóm hoặc hoạt động cá nhân, HS trình bày lời giải bài toán, GV và HS cũng cần kiểm tra và nghiên cứu lời giải một cách cẩn thận, phát hiện sai sót, uốn nắn kịp thời giúp HS khắc sâu kiến thức, phát hiện ra sai lầm mới góp phần bổ sung thêm kinh nghiệm giải toán cho HS.
Ví dụ : Bài tập 20 – trang 76 SGK toán 9 tập 2. 
Khi chứng minh ba điểm C, B, D thẳng hàng.
HS đã tiến hành như sau: 
“Do: ( vì chắn nửa (O))
 	Và 
 	Nên: . 
Vậy ba điểm C, B, D thẳng hàng”
Nếu GV không đọc kĩ lời giải sẽ không phát hiện ra HS sai lầm khi tính góc ABD do đã ngộ nhận 3 điểm C, B, D thẳng hàng.
 Bước 4: Chốt lại vấn đề: Bao gồm chốt kiến thức vận dụng và phương pháp giải. GV tổng hợp kiến thức thành một hệ thống câu hỏi hay bài tập để về nhà giúp HS tự kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức tại lớp của mình, đồng thời mở ra một vấn đề mới để ngỏ cho HS phải suy nghĩ và chờ đợi tiết học sau để được giải quyết.
 	Tóm lại: Có nhiều cách để thực hiện giáo án mang lại hiệu quả. Trong đó, có lúc GV là “người dẫn chương trình” để HS lần lượt thực hiện chương trình mà GV chính là “đạo diễn”; cũng có lúc là người “quản trò” để tổ chức cho HS chơi các trò chơi vận dụng kiến thức làm cho tiết luyện tập trở thành một tiết học nhẹ nhàng, thoải mái hơn nhằm tạo hứng thú cho HS học tập. Từ đó, giúp HS được khắc sâu kiến thức và học tập ngày càng tiến bộ hơn.
d) Về phương tiện
 	+ Cần dự tính xem trong tiết luyện tập sẽ dùng những phương tiện thiết bị dạy học nào như: Phấn màu dùng để làm nổi bật kiến thức quan trọng nào, bảng phụ dùng để ghi nội dung bài tập hay hệ thống lại lí thuyết quan trọng nào, hình vẽ nào, cần những đồ dùng dạy học nào đã có hay tự làm những đồ dùng khác cho phù hợp, phiếu học tập để kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức của HS,
 	Ví dụ: Để giúp HS phân biệt các tính chất về đường chéo của các tứ giác đặc biệt đã học thì ở tiết luyện tập sau bài hình thoi (hình học 8), GV có thể tạo mẫu phiếu học tập giao cho HS hoặc thông báo nội dung để HS tự thiết kế mẫu phiếu, yêu cầu HS đánh dấu “x” vào ô trống thích hợp trong bảng sau: 
 Tính chất hai đường
Các tứ chéo
giác đặc biệt 
Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Bằng nhau
Vuông góc với nhau
Là đường phân giác của các góc của hình đó
Hình thang cân 




Hình bình hành




Hình chữ nhật




Hình thoi




 	+ Công nghệ thông tin cũng góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy, giúp tổng hợp được nhiều kiến thức. Nó có nhiều ưu điểm trong việc giải các bài toán trắc nghiệm hay là đưa ra lời giải sai lầm của HS để cùng nhau kiểm tra phát hiện. Đặc biệt, đối với hình vẽ GV có thể khai thác bài toán ngay trên hình vẽ bằng phần mềm Sketchpad giúp HS dễ dàng phát hiện ra điều cần tìm.
 	Ví dụ: Đối với phần kiểm tra bài cũ - luyện tập sau bài 4 (hình học 8) ta có thể dùng Sketchpad để dịch chuyển điểm A trùng với điểm B khi hỏi: Định lí có còn đúng trong trường hợp điểm B trùng với A không?
Tóm lại: GV phải biết khai thác đồ dùng dạy học triệt để và kết hợp sử dụng hợp lí sẽ tạo được sự yêu thích môn hình học ở HS từ đó xóa dần cảm giác lo ngại khi đến tiết hình học.
 	Trên đây là một vài cách thực hiện tiết luyện tập mà tôi đã vận dụng. Trong quá trình dạy, GV cần phải nghiêm khắc, uốn nắn các sai sót mà HS mắc phải. Khuyến khích các em học chậm khi các em làm đúng, không nên chê bai HS yếu kém mà thay vào đó lời động viên khích lệ để các em có niềm tin, đồng thời khơi dậy lòng ham học tiềm ẩn trong các em từ đó xoá dần cảm giác mặc cảm mà hòa mình vào không khí thi đua chung của cả lớp. GV cần phụ đạo kịp thời và kiên nhẫn phụ đạo cho HS yếu. Đối với HS khá giỏi thì GV phải thường xuyên tạo tình huống có vấn đề để các em không cảm thấy nhàm chán bởi tiết học đơn điệu mỗi khi GV nạp lại kiến thức cho HS yếu. Dành thời gian nghiên cứu kĩ SGK, SGV và các sách tham khảo cũng như chuẩn kiến thức để có thêm nhiều kiến thức mới. Cố gắng tạo ra nhiều hình thức thi hay trò chơi để không gây nhàm chán, gò bó khi học môn hình học. Muốn thực hiện tốt tiết luyện tập hình học cần phải đầu tư khá nhiều công sức vào vấn đề chọn bài tập cho phù hợp với tiết dạy và chọn phương pháp cũng như phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó, xây dựng kế hoạch và thời gian thực hiện trên lớp theo từng nội dung cụ thể. 
2.3.2.2. Đối với HS
 	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV;
 	- Nắm được các kiến thức cũ có liên quan đến tiết luyện tập;
 	- Bản thân HS phải thể hiện sự cố gắng, có ý thức tự học, tự rèn, kiên trì và chịu khó trong học tập. Dành thời gian tìm hiểu nhiều dạng toán, đầu tư tìm tòi nhiều cách giải cho cùng một bài toán;
 	- Sau khi học xong tiết này, HS phải ghi nhớ được những kiến thức trọng tâm của bài và biến nó thành vốn kiến thức của mình. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán thực tế.
 	Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy HS có hứng thú học tiết luyện tập hình học như sau:
- Hứng thú: 51.42 %;
- Bình thường: 38.27 %;
- Không thích: 10.31 %.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
 	Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy tiết luyện tập hình học theo hướng tích cực” được viết dựa trên kinh nghiệm bản thân và của một số đồng nghiệp. Do đó, mọi GV dạy Toán đều có thể áp dụng hoặc chắt lọc một vài điểm mà mình tâm đắc nhất để thực hiện. Trong quá trình giảng dạy, qua từng tiết, từng học kì, từng năm học, GV có thể đúc kết kinh nghiệm thực tế của mình để dạy tiết luyện tập hình học trở nên sinh động và thu hút HS hơn. 
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
- Thời gian vừa qua, với cách thực hiện này tôi nhận thấy có nhiều điểm tiến bộ hơn về chất lượng cũng như hiệu quả giảng dạy. Các em HS yếu, kém có sự tiến bộ rõ rệt, tâm lí thoải mái nhẹ nhàng hơn không còn lo sợ mỗi khi đến giờ luyện tập hình học, từ đó khả năng học tập của HS được nâng lên;
- Đa số HS học tập tích cực, tự giác giải quyết vấn đề. Mạnh dạn nêu ra ý kiến chủ quan của mình từ đó có cơ hội đọ sức nhau qua việc giải quyết cùng một vấn đề, giúp HS yêu thích tiết học này hơn;
- Đối với GV thì không còn e ngại khi chọn tiết luyện tập hình học để dạy dự giờ hay thao giảng.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
6. Những tài liệu kèm theo gồm: Không 
 * DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
SGV: Sách giáo viên
SGK: Sách giáo khoa

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tiet_luyen_tap_hinh_hoc_theo_huong.doc