Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh qua bài dạy Hình thoi
Toán học là công cụ giúp học tốt các môn học khác, chính vì vậy nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nhà trường. Bên cạnh đó nó còn có tiềm năng phát triển các năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ, giúp học sinh hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống sản xuất.
Toán học mang sẵn trong đó chẳng những phương pháp quy nạp thực nghiệm, mà cả phương pháp suy diễn lôgic. Nó tạo cho người học có cơ hội rèn luyện khả năng suy đoán và tưởng tượng. Toán học còn có tiềm năng phát triển phẩm chất đạo đức, góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh. Toán học ra đời từ thực tiễn và lại quay trở về phục vụ thực tiễn. Toán học còn hình thành và hoàn thiện những nét nhân cách như say mê và có hoài bão trong học tập, mong muốn được đóng góp một phần nhỏ của mình cho sự nghiệp chung của đất nước, ý chí vượt khó, bảo vệ chân lý, cảm nhận được cái đẹp, trung thực, tự tin, khiêm tốn,….
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh qua bài dạy Hình thoi

dẫn học sinh chứng minh ngay điều dự đoán đó bằng cách dựa vào tam giác ABC cân tại B nên trung tuyến BO còn là đường cao hoặc chứng minh ABO =CBO (c.c.c) để suy ra = = 900. Từ đó suy ra ACBD. Tôi đã hỏi tiếp ngay: trung tuyến BO không chỉ là đường cao còn là đường gì của ABC nữa ? Học sinh phát hiện được BO còn là đường phân giác của hoặc = . Kết thúc hoạt động ?2 tôi đã chốt được: hình thoi là hình bình hành đặc biệt như chúng ta đã biết qua ?1 nên ngoài những tính chất chung của hình bình hành nó còn có tính chất đặc trưng riêng là hai đường chéo hình thoi vuông góc với nhau và chúng là đường phân giác của các góc của hình thoi. * Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Trong các tiết học các em đã được thảo luận nhóm để phát hiện những kiến thức mới (như đã lấy ví dụ ở phần trên). Trong lớp thường xuyên xuất hiện những sai lầm của học sinh, nhiều khi giáo viên không chữa ngay lỗi của học sinh mà đưa ra cho cả lớp thảo luận xem đó như là tình huống phát huy tính tích cực. Giáo viên cũng nên chủ động đưa ra những đề tài để học sinh thảo luận, tranh luận. Ví dụ: Khi dạy tiết luyện tập của bài hình thoi tôi đưa ra đề bài để học sinh thảo luận: trong các cách định nghĩa sau, cách nào đúng? Cách 1: hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. Cách 2: hình thoi là tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường. Cách 3: hình thoi là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau. Cách 4: hình thoi là hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau. Cách 5: hình thoi là hình bình hành có một đường chéo là phân giác của một góc. Để học sinh tranh luận ít phút rồi tôi mới kết luận là cả 5 định nghĩa trên đều đúng. Nhưng định nghĩa theo cách 1 chúng ta dễ hiểu hơn. * Trên cơ sở học sinh nắm vững kiến thức đã học, khi chứng minh hình học, giáo viên lưu ý học sinh lập luận có căn cứ , mỗi khi đưa ra một lập luận mới nào phải trả lời được câu hỏi 'Điều này có được do đâu?", "Từ định lý nào?" Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh chứng minh rằng các trung điểm của 4 cạnh của hình chữ nhật là 4 đỉnh của hình thoi (bài 75 SGK). A B C D GT M, N, P, Q là trung điểm của AB, BC, CD, DA KL MNPQ là hình thoi Sau khi học sinh vẽ song hình, ghi giả thiết kết luận, để học sinh suy nghĩ vài phút tìm hướng chứng minh. Tôi nhận thấy sau vài phút học sinh phát hiện được ngay MNPQ là hình bình hành. Tôi yêu cầu chỉ ra cụ thể tại sao MNPQ là hình bình hành thì nhiều em nêu được vì QM là đường trung bình của ADB do M, Q là trung điểm của AB, AD. Chứng minh tương tự ta có: PN là đường trung bình của BCD PN // BD và PN =BD MQ // PN và MQ = PN. Vậy MNPQ là hình bình hành theo dấu hiệu một cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Từ hình bình hành dẫn tới hình thoi thì học sinh dễ phát hiện được MQ = MN hoặc MN = NP tôi phải yêu cầu học sinh nêu rõ là do đâu ? thì các em phải chỉ ra được: hai đường chéo AC và BD bằng nhau theo tính chất đường chéo hình chữ nhật. * Giáo viên cần quan tâm đến việc thực hành thao tác vật chất cần thiết như đo đạc, vẽ hình để nhận thức toán học. Chẳng hạn khi dạy mỗi loại hình mới, giáo viên hướng dẫn cụ thể cách vẽ hình đó sao cho đẹp, chính xác. Đó cũng là hoạt động gợi ý cho học sinh phát hiện kiến thức mới. Ví dụ: + Khi dạy học sinh cách vẽ hình thoi theo định nghĩa (Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau) tôi hướng dẫn học sinh cụ thể cách vẽ như sau: muốn vẽ hình thoi ABCD ta chọn hai điểm phân biệt A và C bất kỳ (khoảng cách hợp lý) rồi dựng hai đường tròn (A; r) và đường tròn (C; r) (Với r > AC) chúng cắt nhau tại B và D, dùng thước thẳng nối AB, BC, CD, DA được hình thoi ABCD. B A C D + Khi dạy học sinh cách vẽ hình thoi trong tiết luyện tập của hình thoi tôi có thể hướng dẫn học sinh cách vẽ như sau: Muốn vẽ hình thoi ABCD ta vẽ hai đoạn thẳng AC và BD vuông góc với nhau tại trung điểm O của mỗi đường rồi nối các đoạn AB, BC, CD, DA được hình thoi ABCD 2.3. Kết quả: * Với thực tế giảng dạy của bản thân qua trao đổi và dự giờ của các đồng nghiệp tại các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn của trường, cụm, thành phố áp dụng phương pháp dạy học đổi mới (theo hướng như đã nêu ở trên) tôi thấy kết quả dạy học có phần tốt hơn: - Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới thông qua các hoạt động toán học để tìm tòi, phát hiện, tổng hợp, khái quát kiến thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Học sinh đã có nhiều em có khả năng tự đọc, tự học hỏi thêm. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. - Lớp học sôi nổi sinh động: Thầy và trò làm việc nhịp nhàng. Học sinh có hứng thú học toán nói chung và học hình học nói riêng. Trên đây là một số kinh nghiệm trong Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh qua bài dạy Hình thoi lớp 8 mà tôi đã đúc kết trong thời gian vừa qua. Sau khi thực hiện chuyên đề kết quả thu được như sau: Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8 18 4 22,2% 7 38,9% 7 38,9% 0 0 2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm: Trong quá trình triển khai, áp dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, tôi rút ra được một số điều đáng chú ý như sau: + Khi hướng dẫn và rèn kĩ năng cho học sinh giáo viên phải áp dụng một cách linh hoạt, không dập khuôn, máy móc. + Cần phải phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp phù hợp với từng nhóm. Với nhóm học sinh có khả năng nhận thức nhanh thì có một phương pháp, với nhóm học sinh nhận thức chậm ta có phương pháp khác đơn giản và cụ thể hơn. + Lượng kiến thức trong mỗi tiết học khá nhiều vì vậy để học sinh không nhàm chán với tiết học giáo viên cần đưa ra nhiều phương pháp dạy học hay, đưa ra các câu hỏi nhằm phát huy được những năng lực của học sinh, luôn có thái độ khích lệ trong từng tiết dạy. *Đối với giáo viên: + Phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, chuẩn bị chu đáo các phương tiện trực quan phục vụ bài dạy. + Phải nhiệt tình tìm tài liệu, tích lũy kinh nghiệm. Đồng thời tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú học bộ môn. + Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức, rèn luyện kĩ năng vẽ hình. *Đối với học sinh: + Học sinh là người chủ động tích cực làm việc cần hiểu nội dung bài học, có kĩ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh các bài toán. + Say mê, hứng thú, tìm tòi, sáng tạo trong học tập. + Yêu thích môn học. PHẦN III : KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, với nội dung và phương pháp nêu trên đã giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về Toán học nói chung. Vấn đề tôi thấy học sinh khá, giỏi rất hứng thú với việc làm mà giáo viên đã áp dụng trong chuyên đề này. Trong tất cả các hoạt động, nếu người tham gia hoạt động mà không có hứng thú tự giác với hoạt đông thì không thể có kế quả tốt được. Trong hoạt động nhận thức toán học cũng vậy, hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý bảo đảm tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập - Đó là nhân tố không thể thiếu của người học trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới: trò chủ động, tự nguyện, độc lập, tìm tòi; thầy là người tổ chức, thiết kế, cố vấn. Với kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi thấy để hình thành và phát triển hứng thú nhận thức của học sinh thì người thầy cần có được các điều kiện sau đây: - Người thầy phải biết tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, làm cho trò cảm thấy thích thú khi được học toán, mong đợi đến giờ học. Muốn thế phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa thày và trò. Bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, người thày phải tạo được uy tín cao. Bằng tình cảm gần gũi thân mật, người thày phải biết chiếm được sự tin cậy của trò. Bằng cách điều khiển hợp lý các hoạt động của từng cá nhân và tập thể lớp, người thày sẽ tạo được hứng thú học tập cho cả lớp và niềm vui của từng học sinh. Ví dụ: Người thày phải hết sức tránh sai lầm về kiến thức trong khi dạy học. Khi đánh giá học tập của học sinh chúng ta phải công bằng, công khai trước học sinh: chẳng hạn sau khi kiểm tra miệng ta nên cho học sinh khác nhận xét đánh giá, giáo viên là người trọng tài chính thức trước khi cho điểm vào sổ; hoặc đã kiểm tra viết là phải chấm, phải trả bài học sinh, khi trả bài nên dành một chút ít thời gian để các em xem lại bài làm ứng với kết quả mà cô giáo đã đánh giá, nếu học sinh nào thắc mắc thì giáo viên giải thích công khai trước lớp để bản thân học sinh đó nhận ra sai lầm của mình, nếu lỗi thuộc về giáo viên thì ta cũng nên xin lỗi trước học sinh. Có như vậy học sinh sẽ cảm thấy tin tưởng ở thày, các em không những kính trọng mà còn dám bộc lộ những băn khoăn thắc mắc với thầy. Trong giờ học nếu học sinh nào mắc sai lầm thì giáo viên nhanh chóng giải quyết và lấy lại không khí hào hứng trong giờ học. - Trong không khí thuận lợi của lớp học, để tạo hứng thú nhận thức của học sinh, giáo viên phải tiến hành dạy ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá dễ hay quá khó đều không gây được hứng thú bởi nội dung quá dễ sẽ dẫn tới sự nhàm chán, nội dung quá khó sẽ dẫn tới chán nản, bi quan. Giáo viên cần biết dẫn dắt để học sinh luôn tìm thấy cái mới , có thể tự lực giành lấy kiến thức, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành. Giáo viên cần biết phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh, tổ chức những tình huống có vấn đề, đòi hỏi dự đoán, tiếp cận kiến thức mới thông qua quan sát, đo đạc, gấp vẽ có tác dụng gợi ý cho việc chứng minh. - Để tạo được hứng thú nhận thức trong hoạt động toán học nhằm phát huy tính cực chủ động, sáng tạo của học sinh đòi hỏi giáo viên phải hiểu được đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nói chung và đặc điểm của từng học sinh lớp mình giảng dạy nói riêng. Học sinh trung học cơ sở ở lứa tuổi 11- 15 là tuổi thiếu niên chuẩn từ thơ ấu lên trưởng thành, vẫn mang tính trẻ con nhưng lại muốn tập làm người lớn. Đây là thời kỳ phát triển mạnh của các em có sự chuyển biến về động cơ học tập, về khả năng chú ý, nghi nhớ, tư duy và giao tiếp. Động cơ học tập của các em rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở những thái độ nhiều khi mâu thuẫn: từ rất tích cực đến thờ ơ lười biếng, từ nỗ lực học tập đến thụ động học thuộc lòng từ câu chữ; có thể hứng thú học môn này nhưng lại rất ngại đối với môn học khác. Nhiều khi học sinh yêu mến môn học đó chỉ vì giáo viên dạy môn học đó hay, hấp dẫn. Bởi vậy tôi nghĩ rằng người giáo viên phải luôn học hỏi qua đồng nghiệp và kiến thức sách vở để tích luỹ thêm vốn kiến thức hiện có của mình. Qua thông tin ngược lại từ phía học sinh người giáo viên phải không ngừng điều chỉnh cách tổ chức các hoạt động của học sinh để các em hào hứng suy nghĩ giải quyết vấn đề, giúp các em có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn toán. Chẳng hạn khi muốn ôn lại tính chất hình học nào đó ta thường vẽ hình ra giấy nháp rồi nhìn vào hình đó phát biểu bằng lời và ghi ký hiệu bằng ngôn ngữ hình ứng với tính chất đó. Giáo viên phải biết khen (chê) đúng lúc, đúng đối tượng để tránh gây tâm lý kiêu ngạo, chủ quan (hay chán nản bi quan) chẳng hạn với những học sinh yếu ta nên động viên khích lệ từng thành công của các em dù là nhỏ, với học sinh khá giỏi ta nên có yêu cầu cao hơn một chút với học sinh khác; tuyệt đối không nên bao giờ có giọng trì trích mỉa mai khi học sinh mắc lỗi mà cần lắng nghe, phân tích kết quả hành động của học sinh giúp các em vượt qua những lỗi đó. Bởi ở lứa tuổi này các em mong muốn được người lớn tôn trọng nhân cách, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của mình. Nếu giáo viên chúng ta không nhận thức được nhu cầu này để có quan hệ giao tiếp tốt thì sẽ gây ra phản ứng bướng bỉnh, không vâng lời, xa lánh - Tác dụng giáo dục sẽ bị hạn chế. Học sinh trung học cơ sở còn có nhu cầu lớn trong giao tiếp bạn bè, khao khát được hoạt động chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng, công nhận năng lực của mình, sợ bạn bè tẩy chay xa lánh. Giáo viên nên nắm vững đặc điểm tâm lý này để phát huy phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ - Một trong những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ở trường trung học cơ sở. 2. Kiến nghị: Trong quá thực hiện kinh nghiệm ngoài lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm với nghề, giáo viên còn gặp phải không ít khó khăn về khách quan vì vậy tôi xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau: 2.1. Phòng GD&ĐT - Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy toán. Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên trong tỉnh. - Các cấp có trách nhiệm phổ biến những kinh nghiệp giảng dạy trong các đợt hội giảng tới các trường trung học cơ sở để mọi người có điều kiện áp dụng. 2.2. Với BGH nhà trường - Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham khảo tuy nhiên có vẻ như chưa đầy đủ. Vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm sách tham khảo môn Toán để học sinh được tìm tòi, học tập khi giải toán để các em có thể tránh được những sai lầm trong khi làm bài tập và nâng cao hứng thú, kết quả học tập môn toán nói riêng, nâng cao kết quả học tập của học sinh nói chung. Trên đây là kết quả bước đầu tôi đã thực hiện thông qua thực tiễn giảng dạy khối lớp 8 trong nhà trường THCS. Mặc dù đã rất cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vậy tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là của những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm để đề tài của tôi được đầy đủ hơn, để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, qua đó dần nâng cao chất lượng bộ môn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Uông Bí, ngày 08, tháng 5, năm 2018 Nhận xét của BGH Xếp loại: HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Vũ Thị Quỳnh Hoa PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC 1. Tài liệu tham khảo. - Các bài toán cơ bản và nâng cao Toán 8. - Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Toán 8. - Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn - Bộ GD&ĐT, Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. - Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995. - Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001. - Sách hướng dẫn giảng dạy môn toán lớp 8, Nxb GD- 2008 - Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007 - Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán, NXB Hà Nội – 2004 - WWW.Violet.vn, Các đề thi, kiểm tra của các trường THCS. - WWW.VNMATH.COM. - Toán chọn lọc cấp II, Lê Hải Châu - Chuyên đề bồi dưỡng giỏi toán 8 - Đinh Vũ Nhân – Võ Thị Ái Nương – Hoàng Chúng. 2. Phụ lục. Tên mục Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 01 2. Mục đích nghiên cứu. 02 3. Thời gian- Địa điểm. 02 4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn. 02 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Chương trình 1: Tổng quan. 1.1. Cơ sở lí luận. 04 1.2. Cơ sở thực tiễn. 05 2. Chương II: Nội dung vấn đề cần nghiên cứu. 2.1. Thực trạng. 05 2.2. Các giải pháp. 06 2.3. Kết quả nghiên cứu. 13 2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm. 13 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 1. Kết luận 15 2. Kiến nghị 17 PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC 19
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_huong_phat_huy_tinh_tich.doc