Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức tổ chức lồng ghép hoạt động trò chơi vào dạy học môn Toán ở THCS
Hoạt động vui chơi giải trí là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Tuy nhiên ở lứa tuổi học sinh (HS) hoạt động vui chơi đó càng có ý nghĩa quan trọng. Chơi mà học và học trong chơi. Xã hội càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em ta càng có điều kiện và cần chơi những trò chơi máy móc, tối tân, nhưng lạm dụng những đồ chơi gươm, súng và điện tử thì cũng không được dư luận đồng tình. Tôi đã tự hỏi tại sao bây giờ trẻ em ít chơi những trò chơi dân gian, có tính giáo dục nhân cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò chơi điện tử như: bắn súng, đua xe… Chính điều trăn trở đó đã nảy ra trong tôi một ý nghĩ là hãy đưa các trò chơi vào hoạt động giảng dạy trong các trường phổ thông.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi để khắc sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và tinh thần.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Cách thức tổ chức lồng ghép hoạt động trò chơi vào dạy học môn Toán ở THCS

t từng thành viên của 2 đội lên bảng ghép đề bài và đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình (Cứ em này về chỗ thì em khác mới được lên bảng). - Sau thời gian quy định, giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng chấm, đội nào có cặp đề bài và đáp án chính xác và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. Ví dụ: - Khi xong dạy bài: “Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai” (Tiết 8 – Đại số lớp 9), giáo viên có thể củng cố bài bằng nội dung chơi gồm các bài tập sau: Trục căn thức ở mẫu với giả thiết các biểu thức chữ đều có nghĩa. Với các đáp án tương ứng là: - Trò chơi có thể nâng cao hơn bằng cách tìm ra tên của Nhà khoa học hoặc một vị anh hùng, ...: đặt các đáp án cho trước vào đúng chỗ cùng với các chữ cái đi kèm tạo ra tên cần tìm. * Trò chơi thứ hai mang tên “Sự sắp xếp ngẫu nhiên” + Mục đích: - Rèn luyện các kỹ năng sống (KN): KN đảm nhận trách nhiệm, KN hợp tác; KN quản lí thời gian. KN sử dụng tiếng Việt. - Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề đúng chính là những định lí, tính chất đã học, còn với những mệnh đề sai các em sẽ có một trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học và khắc sâu kiến thức cho HS. - Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài định lí trong chương trình hình học lớp 7. Từ đấy có thể áp dụng cho tất cả các bài có các định lí, tính chất trong chương trình hình học từ lớp 7 trở đi. + Chuẩn bị: những mẫu giấy ghi sẵn từ “Nếu” hoặc từ “thì”. + Cách chơi: Chia làm 2 đội: Đội 1: Điền nội dung sau chữ “nếu” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính chất đã học) Đội 2: Điền nội dung sau chữ “thì” ( nội dung liên quan đến các định lí, tính chất đã học) Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2 xem mệnh đề tạo thành có đúng không Ví dụ: Bài “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác” – Hình học 7 Đội 1 Đội 2 Nếu Tam giác ABC có AB < AC .. Thì Góc C < góc B Góc A > góc B Cạnh AB > AC . * Trò chơi thứ ba mang tên “Cùng nhau leo núi” + Mục đích: - Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh. - Thực hiện các mục tiêu đã đưa ra trong Trò chơi “chung sức” đề tài này. + Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trước một số bài tập liên quan đến bài học theo cấp độ từ dễ đến khó. + Cách chơi: - Giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng khó dần (Hình vẽ ở ví dụ dưới đây) - Làm thủ tục bốc thăm chọn 2 đội chơi. - Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập(Giải từ dưới lên trên), sau đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp. - Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn, đội đó thắng cuộc. Ví dụ: Khi dạy bài: “Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai, số thực” (Tiết 17 – Đại số 7), giáo viên có thể cho các đội thực hiện trò chơi “Cùng leo núi” với các bài toán có nội dung được sắp xếp như sau: Có thể thực hiện trò chơi này để củng cố tất cả các bài học có sự tính toán. * Trò chơi thứ tư mang tên “Sáng tác về Toán học”: + Mục đích: - Giúp học sinh tìm ra cách nhớ các công thức, quy tắc, tính chất,toán học thông qua các bài “Vè” Suôn vần, Suôn điệu mà chính học sinh sưu tầm hoặc sáng tác. - Tránh được sự cứng nhắc, rập khuôn khi học toán, tạo ra được không khí học tập vui tươi, phấn khởi cho học sinh. - Rèn kỹ năng sang tạo, chủ động giải quyết vấn đề. + Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị trước một số bài “Vè” liên quan đến kiến thức bài dạy. + Cách chơi: - Sau khi hoàn thành tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh các đội thi sáng tác “Vè” toán học (Đọc bài “Vè” mẫu cho học sinh học làm theo). - Yêu cầu HS về nhà sưu tầm hoặc tự sáng tác. Tiết dạy hôm sau thực hiện đọc trước lớp, Các đội lần lượt đọc các “Tác phẩm” của mình lên cho cả lớp cùng nghe. - Bài “Vè” nào hay, đúng trọng tâm, Suôn vần, Suôn điệu, dễ nhớ thì đội đó sẽ giành phần thắng. Ví dụ: Khi dạy bài: “Diện tích hình thang” (Tiết 37 – Hình học 8), để nhớ công thức tính diện tích hình thang, học sinh có thể sáng tác một số bài “Vè” đại loại như: “Muốn tính diện tích hình thang, đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào, cộng vào nhân với chiều cao , chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”. Hoặc khi dạy bài: “Diện tích hình thoi” (Tiết 38 – Hình học 8), bài “Vè” có thể là: “Muốn tính diện tích hình thoi, tích hai đường chéo chia đôi ra liền”. Tương tự khi dạy bài: “Khái niệm tỉ số lượng giác của góc nhọn” (Tiết 5, 6 – Hình học 9), bài “Vè” để nhớ các tỉ số lượng giác của góc nhọn có thể được ghi là: “Sin đi học, cos không hư, tan đoàn kết, cot kết đoàn”, hoặc: “Tìm sin lấy đối chia huyền, cosin hai cạnh kề huyền chia nhau, còn tang ta hãy tính mau, đối trên kề dưới chia ngay ra liền” * Trò chơi thứ năm mang tên “Ai tìm được nhiều hơn?”: + Mục đích: - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát tốt cho học sinh. - Học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự chủ, vui tươi. + Chuẩn bị: - Giáo viên ghi sẵn một số kiến thức cần thiết lên bảng phụ. - Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông. + Cách chơi: - Giáo viên gắn bảng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh tìm và liệt kê những hình, những số, những vấn đề liên quan đến bài học. - Trong 3 phút, đội nào tìm được nhiều hình, hoặc nhiều số,(ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đó sẽ giành thắng lợi. Ví dụ: Khi dạy xong bài: “Đơn thức đồng dạng” (Tiết 61 – Đại số 7), giáo viên ghi sẵn lên bảng phụ hàng loạt đơn thức, yêu cầu học sinh các đội ghi ra những đơn thức đồng dạng lên bảng nhóm của mình, đội nào thực hiện nhanh hơn và tìm ra được nhiều đơn thức đồng dạng hơn, đội đó sẽ chiến thắng. - Khi dạy xong bài: "Phân số bằng nhau" (Tiết 71 - Số học 6), Giáo viên cho học sinh tìm ra những phân số bằng phân số đã cho. - Khi dạy xong bài: “Tứ giác nội tiếp” (Tiết 50 – Hình học 9), giáo viên cho học sinh các đội tìm ra những tứ giác nội tiếp được đường tròn trong các hình như: Hình thang, hình thang vuông, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, tứ giác có hai đường chéo bằng nhau, tứ giác có hai đường chéo vuông góc, * Trò chơi thứ sáu mang tên: “Trò chơi ô chữ” + Mục đích: - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát và hợp tác tốt cho học sinh. - Học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự chủ, vui tươi. + Chuẩn bị:Giáo viên chuẩn bị một bảng kẻ ô có thể gắn các miếng bìa chữ hoặc số lên. + Cách chơi: Có thể cho học sinh toàn lớp chơi. Học sinh được tổ chức chơi như các trò chơi ô chữ. Ví dụ: - Khi củng cố bài: "Số nguyên tố. Hợp số" (Tiết 25 - Toán 6) GV: Chia lớp thành ba nhóm. Mỗi nhóm chọn một hàng ngang và trả lời câu hỏi để mở hàng ngang đó, lần lượt đến khi mở hết 9 hàng ngang thì các nhóm rung chuông dành quyền trả lời hàng dọc. + Trã lời đúng mỗi từ hàng ngang được 10 điểm, nếu trã lời sai thì bị trừ đi 2 điểm và dành quyền trã lời cho đội khác. + Giải được từ hàng dọc được 30 điểm. + Sau khi kết thúc trò chơi đội nào có số điểm cao nhất nhóm đó dành chiến thắng. 1 H Ơ P S Ô 2 T Â P R Ô N G 3 G I A O H O A N 4 K Ê T H Ơ P 5 S Ô N G U Y Ê N T Ô 6 X 7 S Ô T Ư N H I Ê N 8 V E N 9 N Câu hỏi các từ hàng ngang: 1 Tên gọi chung của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước. 2 Tên gọi của tập hợp không có phần tử nào cả 3 Công thức a + b = b + a thể hiện tính chất này 4 Công thức ( a . b ) . c = a . ( b . c) thể hiện tính chất này 5 Tên gọi của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó 6 cái được dùng làm kí hiệu cho một phép toán 7 Tên gọi chung cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 8 Đây là một loại biểu đồ để biểu diễn tập hợp 9 Đây là kí hiệu của tập hợp số tự nhiên Từ hang dọc: Ơ-ra-tô-xten. Ông là nhà toán học cổ Hi Lạp, là người đã phát minh ra một loại sàng không phải để sàng lúa, gạo mà là để sàng số nguyên tố được gọi là sàng Ơ-ra-tô-xten. - Khi củng cố bài "Phép nhân phân số" (Tiết 85 - Toán 6) GV: Chia lớp thành 2 đội chơi, trong khoảng thời gian 3 phút đội nào đưa ra đáp án nhanh và đúng thì đội đó là đội thắng. Ví dụ: Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên giới thiệu về người anh hùng La Văn Cầu cho học sinh biết nhằm mục đích giáo dục. * Trò chơi thứ bảy mang tên “Đuổi hình bắt chữ” + Mục đích: Qua trò chơi này học sinh được ôn lại các định lí, kiến thức đã học. Từ các hình vẽ các em phát hiện được ra các định lí đã học. - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khả năng quan sát tốt cho học sinh. + Chuẩn bị: Các tờ giấy khổ A4, vẽ các hình lên trên (các hình sẽ tùy theo nội dung bài và kiến thức mà giáo viên cần học sinh phát hiện ra) + Cách chơi: Trò chơi này áp dụng theo bản quyền của trò chơi Đuổi hình bắt chữ trên kêng truyền hình , đây cũng là một chương trình được các em rất ưa thích. Trò chơi này tôi áp dụng cho một số bài dạy định lí trong chương trình hình học. Ví dụ: Dạy bài Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu ( Hình học 7) tôi đã đưa ra một số hình ảnh sau để học sinh đoán: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến một đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu lớn hơn. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, nếu hai đường xiên bằng nhau thì có hình chiếu bằng nhau ... 2.3- Tạo sự tương tác giữa học sinh Trong các hoạt động trò chơi trên năm nay tôi có đưa thêm phần “vòng quay may mắn” kết hợp với các hoạt động trên tạo sự tương tác thi đua giữa các học sinh, gay hứng thú trong học tập, cũng như làm chủ bản thân học sinh tạo sự tự tin 3- Thực nghiệm sư phạm. 3.1. Hiệu quả Trong thời gian vừa qua tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu một số trò chơi và áp dụng vào các tiết Toán ở các lớp mà tôi được phân công giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Trãi, từ đầu năm học 2016 – 2017 đến nay. Qua thực tế giảng dạy tiếp xúc với HS hàng ngày và kết quả khảo sát về sự hứng thú học tập môn Toán của HS trường THCS Nguyễn Trãi, tôi thấy việc áp dụng lồng ghép các trò chơi vào dạy học thật sự đã tác động mạnh mẽ vào sự hứng thú học tập của HS. Vào mỗi giờ học có sử dụng trò chơi HS hứng thú, hăng hái phát biểu, thể hiện sự hiểu bài một cách rõ rệt. Sự hưng phấn của các em còn thể hiện ở nhiều câu hỏi rất lý thú, đầy ngạc nhiên và vô tư của lứa tuổi học trò. Thực sự tôi thấy khai thác và sử dụng trò chơi vào giảng dạy đã làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cách học của HS là hoàn toàn rõ rệt. Sự hứng thú trong học tập bộ môn đã tăng lên thể hiện qua bảng khảo sát dưới đây: Bảng 1: Kết quả khảo sát sự hứng thú học tập môn Toán của một số lớp khi chưa lồng ghép trò chơi vào tiết học (Khảo sát vào đầu năm học 2016-2017) Lớp Sỉ số Kết quả về sự hứng thú học tập môn Toán Ghi chú Không thích Thích vừa Rất thích Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 7A 39 18 46,1 15 38,5 6 15,4 7B 39 19 48,7 16 41,3 4 10 7C 38 15 40 20 52,2 3 7,8 7D 39 16 41 21 53,8 2 51,2 6B 38 10 26,3 20 52,6 8 21,1 6C 40 10 25 24 60 6 15 6D 38 11 28,9 23 60,1 4 10,5 6E 38 8 21,1 27 71,1 3 7,8 Bảng 2: Kết quả khảo sát sự hứng thú học tập môn Toán của một số lớp khi đã lồng ghép trò chơi vào bài dạy (Khảo sát vào đầu học kỳ II năm học 2016-2017) Lớp Sỉ số Kết quả về sự hứng thú học tập môn Toán Ghi chú Không thích Thích vừa Rất thích Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 7A 39 8 20,5 10 25,6 21 53,9 7B 39 9 23,1 10 25,6 20 51,3 7C 38 5 13,2 9 23,7 24 63,2 7D 39 6 15,4 11 28,2 22 56,4 6B 38 5 13,2 9 23,7 24 63,2 6C 40 5 12,5 12 30 23 57,5 6D 38 6 15,7 12 31,4 29 76,3 6E 38 5 13,2 15 39,5 18 47,4 Bảng 1: Kết quả khảo sát sự hứng thú học tập môn Toán của một số lớp khi chưa lồng ghép trò chơi vào tiết học (Khảo sát vào đầu năm học 2017-2018) Lớp Sỉ số Kết quả về sự hứng thú học tập môn Toán Ghi chú Không thích Thích vừa Rất thích Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 7A 39 18 46,1 15 38,5 6 15,4 7B 39 19 48,7 16 41,3 4 10 7C 38 15 40 20 52,2 3 7,8 7D 39 16 41 21 53,8 2 51,2 6B 38 10 26,3 20 52,6 8 21,1 6C 40 10 25 24 60 6 15 6D 38 11 28,9 23 60,1 4 10,5 6E 38 8 21,1 27 71,1 3 7,8 Bảng 2: Kết quả khảo sát sự hứng thú học tập môn Toán của một số lớp khi đã lồng ghép trò chơi vào bài dạy (Khảo sát vào đầu học kỳ II năm học 2017-2018) Lớp Sỉ số Kết quả về sự hứng thú học tập môn Toán Ghi chú Không thích Thích vừa Rất thích Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 7A 39 8 20,5 10 25,6 21 53,9 7B 39 9 23,1 10 25,6 20 51,3 7C 38 5 13,2 9 23,7 24 63,2 7D 39 6 15,4 11 28,2 22 56,4 6B 38 5 13,2 9 23,7 24 63,2 6C 40 5 12,5 12 30 23 57,5 6D 38 6 15,7 12 31,4 29 76,3 6E 38 5 13,2 15 39,5 18 47,4 Ghi chú: - Không thích: là những HS hoàn toàn không thích học môn Toán. - Thích vừa : là những HS thích học môn Toán tùy theo bài học (có bài thích, có bài không thích). - Rất thích: là những HS yêu thích học môn Toán. 3.2. Khả năng ứng dụng của đề tài. Qua nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy đề tài này có khả năng ứng dụng vào giảng dạy các tiết Toán cũng như các môn học khác ở THCS. Và tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu thêm nhiều trò chơi thiết thực và bổ ích, có tính giáo dục để mở rộng đề tài này. III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Khi áp dụng đề tài nghiên cứu này vào giảng dạy - Học sinh đã có hứng thú hơn với môn học và kết quả đạt được cao hơn sau mỗi tiết học. - Các em thích được thể hiện mình, thích được trình bày kết quả mình làm được, thích được giúp những bạn yếu hơn. - Những học sinh yếu kém nhờ đó mà mạnh dạn hơn, bớt tự ti, bớt ngại với Toán. Do đó các em cũng đi học chuyên cần hơn, góp phần cùng nhà trường trong công tác vận động học sinh đến trường và đi học chuyên cần. - Các tiết dạy toán mà bản thân thực hiện luôn diễn ra trong không khí vui tươi, nhẹ nhàng và thân thiện, làm cho học sinh cảm nhận được: “Một ngày đến trường là một ngày vui”. - Góp phần đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2. Kiến nghị - Tôi mới chỉ thực hiện sáng kiến này đối với môn Toán tại đơn vị, đặc biệt tại các khối lớp mà tôi đảm nhiệm. Nếu cấp trên xét thấy tính khả thi cao, đề nghị triển khai rộng hơn đến với các môn học khác cúng như đơn vị khác trên địa bàn thành phố - Tôi viết đề tài này nhằm mục đích cùng trao đổi với các thầy cô giảng dạy bộ môn Toán về việc sử dụng một số trò chơi lồng ghép sao cho có hiệu quả. Vì kiến thức và thời gian còn hạn chế nên chắc rằng tài liệu còn nhiều thiếu sót, Tôi chân thành đón nhận sự góp ý của Quý Thầy Cô. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG Đông Hà, ngày 20 tháng 10 năm 2018 Người thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Võ Anh Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO Để thực hiện đề tài trên, tôi đã vận dụng các tài liệu sau: 1. Sách giáo khoa, Sách bài tập, sách giáo viên Toán THCS - NXBGD. 2. Sách hướng dẫn trò chơi dành cho hoạt động Đoàn - Đội của nhà xuất bản Kim Đồng.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cach_thuc_to_chuc_long_ghep_hoat_dong.doc