Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn

I. Lý do chọn đề tài.

Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn toán cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có vai trò quan trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.

Toán học là môn học tự nhiên có tính lôgic và chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.

Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Toán thì mỗi giáo viên không chỉ là người truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn một cách dập khuôn, máy móc, làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ giảng dạy như vậy thì việc họct ập của học sinh sẽ đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó sẽ là một trong những nguyên nhân cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

Yêu cầu của giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy. Dạy học môn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất.

docx 18 trang Hương Thủy 19/04/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn
 3 lần và sau khi đọc đề toán cần phải xác định được: Đề toán cho biết những gì? Đề toán yêu cầu ta phải tìm cái gì? Thời gian đầu, tôi trực tiếp hỏi học sinh những câu hỏi đó. Khi học sinh trả lời trước lớp, tôi luyện cho các em cách trả lời những câu hỏi này không phải là đọc lại đề bài một cách máy móc mà phải thực sự hiểu những số liệu mà đề bài đã cho cũng như những cái mà đề toán yêu cầu phải tìm.
Ví dụ: Mai gấp được 10 cái thuyền, Nam gấp được ít hơn Mai 3 cái thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu cái thuyền?
 ( Bài 2, trang 82 của bài: Bài toán giải bằng hai bước tính)
Sau khi học sinh đọc kỹ đề bài, tôi hỏi:
 - Bài toán cho chúng ta biết những gì? 
Cả lớp đều giơ tay. Một học sinh được gọi đã trả lời:
Bài toán cho biết: Mai gấp được 10 cái thuyền, Nam gấp được ít hơn Mai 3 cái thuyền 
Tôi hỏi lại: “Vậy bài toán cho biết số cái thuyền Mai gấp được là bao nhiêu?” thì số học sinh giơ tay giảm đi một nửa. 
Điều đó cho thấy rằng khi được cô giáo hỏi “Bài toán cho biết những gì?” thì các em chỉ đọc lại đề một cách máy móc chứ chưa hiểu thật chính xác những số liệu mà đề toán đã cho. Do vậy, tôi nhắc các em khi đọc đề toán cần nắm chắc, hiểu rõ những số liệu mà đề toán đã cho. “Mai gấp được 10 cái thuyền” chính là “số cái thuyền Mai gấp được là 10 cái”
Cũng như vậy, khi tôi hỏi “Bài toán yêu cầu ta tìm cái gì?” thì học sinh đều trả lời là “Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu cái thuyền?” Giáo viên phải giải thích cho các em: “Như vậy là bài toán yêu cầu tìm số cái thuyền của hai anh em”.
Với cách hướng dẫn kỹ càng như vậy, các em đã dần dần nắm vững cách phân tích các đề toán. Sau khi đọc mỗi đề toán, tôi cho các em hỏi - đáp theo cặp để phân tích đề toán. Từ đó thay bằng việc giáo viên hỏi – học sinh trả lời, tôi có thể mời một cặp học sinh hỏi - đáp trước lớp để phân tích đề toán.
Sau khi đã phân tích kỹ đề toán, việc hướng dẫn các em tóm tắt đề toán cũng vô cùng quan trọng bởi các em tóm tắt được đề toán chính xác có nghĩa là các em đã hiểu kỹ về đề toán đó. Việc hình thành thói quen và kỹ năng tóm tắt đề toán được tiến hành song song với việc phân tích đề toán.
Trước hết, tôi tạo cho các em có thói quen tóm tắt đề toán bằng cách: bất kỳ bài toán nào (dù là bài tập trên lớp, bài tập ở nhà hay bài kiểm tra) tôi đều yêu cầu các em có phần tóm tắt đề toán, sau đó mới trình bày bài giải ở phía dưới. Như vậy bắt buộc tất cả các bài làm của các em đều phải có phần tóm tắt. Và dần dần tôi đã hình thành được ở các em thói quen này.
Không phải bất cứ học sinh nào cũng dễ dàng tóm tắt được đề toán (mặc dù có thể các em đã hiểu kỹ đề toán đó). Do vậy, sự hướng dẫn kĩ càng của cô là điều rất cần thiết. Tuỳ từng bài toán, tôi có thể hướng dẫn các em tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ. 
Với những bài toán tóm tắt bằng lời, tôi luôn nhắc nhở các em cần dùng từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng, nhưng phải nêu được đầy đủ những dữ kiện của bài toán và phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Với những bài toán có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng (phần lớn các bài toán ở lớp 3 đều có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng). Tôi luôn yêu cầu các em phải chia tỷ lệ chính xác (cách thuận tiện và dễ dàng nhất là sử dụng những ô ly trong vở để chia tỷ lệ); điền đầy đủ những chữ và số liệu cần thiết sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ là có thể đọc lại được đề toán.
Nhờ có những biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích đề toán và nhận dạng bài toán tôi đã giúp các em khắc phục được những sai lầm khi tìm hướng giải cho từng bài toán cụ thể.
- Lỗi sai khi viết câu lời giải, phép tính, ghi đơn vị:
Trong quá trình thực hiện bài giải, các em cũng mắc không ít những lỗi sai. Lỗi sai mà các em thường hay mắc nhất là câu trả lời sai. 
Đối với các bài toán giải bằng một phép tính, các em dễ dàng tìm được câu trả lời nhờ vào câu hỏi của đề toán. Sang bài toán giải bằng hai phép tính, do có một bước tính trung gian nên các em khó trình bày thành một câu trả lời hoàn chỉnh cho phép tính đó.
Việc khắc phục lỗi sai này phần lớn dựa vào việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán. Để hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán, tôi dùng hệ thống câu hỏi đi từ phân tích đến tổng hợp. Bao giờ câu hỏi đầu tiên của phần lập kế hoạch giải cũng phải xuất phát từ cái mà đề bài yêu cầu phải tìm. Để tìm được ẩn số đó, ta cần biết thêm cái gì? Điều quan trọng khi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải là giáo viên cần hướng dẫn học sinh thiết lập được mối quan hệ giữa:
+ Cái cần tìm với cái đã cho biết và cái chưa cho biết.
+ Cái chưa cho biết với cái đã cho biết.
Từ đó tìm ra “nút thắt” đầu tiên cần phải tháo gỡ. Sau đó, bằng hệ thống câu hỏi tổng hợp, giáo viên giúp học sinh thiết lập các bước giải bài toán:
+ Vậy bài toán có mấy phép tính?
+ Phép tính thứ nhất ta tìm cái gì?
+ Phép tính thứ hai ta tìm cái gì?
Sau khi học sinh nắm được cái cần tìm ở từng phép tính, tôi thường nhấn mạnh để học sinh biết: ở mỗi phép tính, ta tìm cái gì thì trả lời về cái đó.
Tính toán sai cũng là một lỗi mà một số ít học sinh gặp phải. Trường hợp này rơi vào một số em kỹ năng tính toán yếu do các em chưa thuộc kỹ các bảng cộng, trừ, nhân, chia hoặc chưa nắm vững kỹ thuật tính toán. Đối với các em này, cùng với việc hướng dẫn các em nắm vững cách phân tích đề và lập kế hoạch giải bài toán, tôi còn yêu cầu các em học thuộc lại các bảng cộng, trừ, nhân, chia và nắm vững lại kỹ thuật tính toán.
Bên cạnh việc ghi câu trả lời sai, tính toán sai, một số em còn ghi sai đơn vị sau mỗi phép tính.
Ví dụ: 
Hà mang 10 000 đồng đi mua đồ dùng, Hà mua 1 chiếc bút chì hết 5 000 đồng, mua 1 cái tẩy hết 2 000 đồng. Hỏi Hà còn lại bao nhiêu tiền?
Một số học sinh đã trình bày bài giải như sau:
Cả hai lần Hà mua hết số tiền là:
 5 000 + 2 000 = 7 000 (tiền)
 Số tiền Hà còn lại là:
	 10 000 – 7 000 = 3 000 (tiền)
 Đáp số: 3 000 tiền
Như vậy, rõ ràng các em không xác định được đơn vị phải ghi sau mỗi phép tính trên là gì. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần yêu cầu học sinh bám chắc vào các câu hỏi tổng hợp khi lập kế hoạch giải toán. Yêu cầu các em phải xác định được: “Phép tính thứ nhất ta tính số tiền mua 1 chiếc bút chì và mua 1 cái tẩy, phép tính thứ hai ta tính số tiền còn lại”. Đơn vị của tiền là đồng
 Trường hợp này, học sinh nhầm lẫn do câu hỏi của đề toán: “Hỏi Hà còn lại bao nhiêu tiền?”. Học sinh lầm tưởng tiền là danh số ghi sau các phép tính. Để giúp các em khắc phục sai lầm này, tôi giải thích để các em hiểu: Danh số ghi sau các phép tính thường là các đơn vị đo đại lượng như: ki-lô-gam, gam; mét, 
xăng-ti-mét, đề-xi-mét, ki-lô- mét; lít; xăng- ti- mét vuông; ngày, giờ; đồnghoặc là các từ chỉ sự vật có thể đếm được như: quyển sách, quả táo, học sinh
Một số lỗi sai nữa mà các em thường gặp phải khi trình bày bài giải là ghi đáp số sai (thường là ghi thừa đáp số). Các em thường ghi kết quả của cả hai phép tính vào đáp số. Đối với trường hợp này, tôi phải nhấn mạnh để các em thấy rõ: Bài toán yêu cầu tìm cái gì thì ghi kết quả đó vào đáp số.
Nói tóm lại, trong quá trình thực hiện các bước giải bài toán có lời văn, học sinh đã mắc không ít những lỗi sai. Lỗi sai nào cũng có những nguyên nhân của nó. Điều quan trọng là giáo viên phải tìm ra đúng nguyên nhân mắc lỗi sai để từ đó có biện pháp cụ thể giúp các em khắc phục những lỗi sai đó.
3.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, chấm chữa bài cho học sinh; kèm cặp cho học sinh yếu về giải toán có lời văn; bồi dưỡng học sinh có năng lực giải toán có lời văn.
Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra và chấm chữa bài cho học sinh là công việc diễn ra thường xuyên của mỗi giáo viên. Bởi thông qua việc kiểm tra và chấm chữa bài giáo viên mới nắm bắt được kết quả của việc truyền thụ kiến thức. Để từ đó người dạy điều chỉnh phương pháp, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Thông qua việc kiểm tra và chấm chữa bài thường xuyên, giáo viên biết được học sinh còn yếu về phần gì để từ đó hướng dẫn, bổ sung những mặt yếu, khó khăn và hạn chế mà học sinh còn vướng mắc. Đồng thời qua việc kiểm tra tôi cũng nắm được việc làm bài của các em có chăm chỉ không, qua đó phối hợp với phụ huynh để nhắc nhở, đôn đốc các em. Vì vậy tôi luôn cố gắng sắp xếp thời gian chấm bài trong vở, trong sách, trong phiếu bài tập cho học sinh.
Đối với việc kèm cặp học sinh yếu về kĩ năng tính toán thì tôi tập trung vào rèn kĩ năng tính toán; các em còn lúng túng trong phần viết lời giải thì tôi yêu cầu nêu miệng câu trả lời để học sinh và giáo viên sửa câu lời giải trước khi trình bày bài giải. Đồng thời đối với học sinh học tốt, khi các em đã làm xong thì yêu cầu các em suy nghĩ tìm cách giải khác, khuyến khích các em tìm nhiều cách giải khác nhau trong một bài toán.
Đối với học sinh yếu kém, tôi hướng dẫn học sinh làm lại từng bước của bài mẫu sau đó từ bài mẫu nâng cao dần lên. Yêu cầu học sinh phân tích đề, tìm ra cái đã cho, cái cần tìm của bài toán, mối liên hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm. Từ đó phân tích tìm ra sự giống nhau (về bản chất toán học) giữa bài mẫu với bài nêu ra. Vì thế trong các tiết luyện tập tôi thường cung cấp bài mẫu sau đó nêu ra các bài tương tự với các hình thức khác nhau yêu cầu học sinh tự giải. Kiểm tra lại sau khi học sinh tự giải.
4. Cách thức, quy trình thực hiện biện pháp
Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn” được tiến hành từ đầu năm và đã thu được kết quả tốt ở thời điểm hiện tại của lớp 3C tôi đang giảng dạy. Việc thực hiện các biện pháp được thực hiện trong môn Toán lớp 3. Kết quả về sự tiến bộ của học sinh trong giờ học đã được tôi ghi chép lại để so sánh, rút kinh nghiệm vào từng thời điểm của năm học để đề ra các biện pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ
1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm
a. Đối tượng thực nghiệm
 - Học sinh lớp 3C trường Tiểu học An Tiến, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. 
 b. Nội dung thực nghiệm
	Biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn 
 c. Phương pháp thực nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu tôi vận dụng và phối hợp các phương pháp sau: 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp nghiên cứu bằng điều tra, quan sát.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 - Phương pháp thực nghiệm thống kê kết quả.
 - Phương pháp điều tra thực trạng.
 - Phương pháp thực hành
 2. Tiến trình thực nghiệm
	 * Bước 1: Ngay từ đầu năm học, tôi đã khảo sát thực trạng giải Toán của học sinh thông qua các tiết dạy.
* Bước 2: Áp dụng các biện pháp đã nêu ở trên để giúp học sinh thực hiện tốt giải toán có lời văn
* Bước 3: Thường xuyên luyện tập, kiểm tra, đánh giá kĩ năng của học sinh qua từng giờ học, từng tháng, từng kì
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua các tiết dạy trên lớp
 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
	Sau hơn 1 học kì áp dụng sáng kiến vào giảng dạy toán nói chung, dạy toán lời văn nói riêng, học sinh lớp tôi đã có những chuyển biến rõ rệt. Cụ thể:
Năm học 2023 - 2024
Tổng số HS
Đầu năm học
Cuối năm học

Giải toán thành thạo
Kĩ năng giải toán chậm
Chưa biết cách giải toán

Giải toán thành thạo
Kĩ năng giải chậm
Chưa biết cách giải toán
41
14=34,1%
18=43,9%
9=22%
41
29=70,7%
8=19,5%%
4=9,8%

Đa số các em có kĩ năng đọc đề và phân tích đề tốt. Các em xác định đúng dữ kiện của bài toán, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải, tâm lý ngán ngại môn Toán được thay bằng các hoạt động thi đua học tập sôi nổi, hứng thú. Các điển hình “làm tính nhanh”, “làm tính đúng” là điều không thể thiếu trong tiết học.
IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
 1. Kết luận
	Sáng kiến "Biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn" nhằm nâng cao chất lượng môn Toán nói chung và năng lực giải toán có lời văn nói riêng; có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và đại trà trong toàn ngành giáo dục. Sáng kiến đã được cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường vận dụng vào giảng dạy đạt kết quả cao.
	Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 không những chỉ giúp cho học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức đã học, mà còn giúp các em phát triển tư duy, sáng tạo trong học toán và biết vận dụng thực thành vào thực tiễn cuộc sống.
 Muốn việc giảng dạy và học tập của thầy và trò được nâng cao, việc nghiên cứu tìm tòi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Vì vậy thông qua giảng dạy và hướng dẫn học sinh học tập tôi đã rút ra những bài học cho bản thân là:
- Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề: Yêu nghề mến trẻ, luôn học hỏi, trao dồi kinh nghiệm cho bản thân thông qua trao đổi với đồng nghiệp. Luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng những phương pháp dạy học có chất lượng, hiệu quả. Đó là phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”.
	- Giáo viên phải nắm chắc được những yêu cầu của bộ môn giảng dạy.
	- Giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo ở tất cả các khâu phục vụ cho việc giảng dạy. Đồng thời hướng dẫn học sinh cùng suy nghĩ, quan sát nêu ra những ý kiến xác thực với nội dung bài.	
 - Giáo viên phải chủ động sáng tạo, khéo léo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học mới theo từng nội dung, từng phân môn, theo chủ đề và khả năng nhận thức của lứa tuổi, địa phương, điều kiện phát triển xã hội.
	- Thầy và trò phải có quan hệ hỗ trợ nhau trong giảng dạy và học tập nghiêm túc, thoải mái, lời nói cử chỉ giản dị, diễn cảm, phù hợp với nội dung.
	- Thầy và trò thường xuyên tiến hành luyện tập ôn luyện có hệ thống khoa học, lôgic.
	- Phân chia được đối tượng học sinh để có kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
	- Cần gắn chặt kiến thức giảng dạy vào thực tế cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của Việt Nam nói riêng và Quốc tế nói chung. Đặc biệt vào sinh hoạt văn hóa, khoa học kỹ thuật của địa phương.
	2. Đề xuất
	a. Đối với nhà trường
	- Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên.
	- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Hằng năm, nhà trường nên cùng tổ chuyên môn tổ chức cho học sinh sân chơi Toán qua các hình thức như: “Hội thi em vui học Toán”, “Trạng Nguyên Toán học”,.
b. Đối với các cấp quản lý giáo dục 
 - Nên tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn chuyên đề để giáo viên có thêm kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là các chuyên đề hướng dẫn phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học.
	Trên đây là biện pháp của tôi trong việc giúp học sinh thực hiện tốt giải toán có lời văn. Tôi rất mong Hội đồng khoa học đóng góp ý kiến, bổ sung cho đề tài của tôi được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thị Sơn
An Tiến, ngày 10 tháng 01 năm 2024
TÁC GIẢ
 Khúc Cẩm Nhung

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1, 2 – NXB Giáo dục Việt Nam
2. Sách Giáo viên Tiếng Việt 3 – NXB Hà Nội
3. Tạp chí giáo dục
4. Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018
5. Điều chỉnh dạy học Toán ở Tiểu học
6. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học – NXB Giáo dục, Hà Nội
7. Luật giáo dục – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_thuc_hie.docx