Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt cách so sánh các số có hai chữ số

Ở bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiều trong chương trình. Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Nội dung kiến thức về dạng toán so sánh các số có hai chữ số, được học trong chương trình lớp Một - là dạng toán khó. Tuy nhiên, nó không cầu kì trong cách diễn đạt ở bài làm, cách trình bày bài như các dạng toán khác, mà nó có điểm khó: Muốn so sánh phải nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số, bài tập lại có nhiều dạng bài khác nhau. Có bài để tìm được kết quả phải sử dụng đến kiến thức cộng, trừ. Có dạng bài tập, còn sử dụng cả kiến thức về tính chất của phép tính để làm. Hơn thế nữa, cách so sánh các số có hai chữ số học ở lớp Một nhưng lại là nền tảng của kiến thức về so sánh các số có 3, 4 chữ số được học ở các lớp trên. Do vậy, khi dạy học sinh học về so sánh các số có hai chữ số, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách so sánh các số đó và vận dụng linh hoạt vào làm bài tập.

docx 12 trang Hương Thủy 05/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt cách so sánh các số có hai chữ số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt cách so sánh các số có hai chữ số

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt cách so sánh các số có hai chữ số
MỤC LỤC
 NỘI DUNG 
Trang
MỤC LỤC
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
PHẦN II: NỘI DUNG 
3
1. Thực trạng học sinh học cách so sánh các số có hai chữ số ở Toán lớp 1
3
2. Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt cách so sánh các số có hai chữ số
4 - 11
3. Kết quả đạt được 
11
4. Kết luận
11
5. Kiến nghị, đề xuất
11 - 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thứ tự
Kí hiệu chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
SGK
Sách giáo khoa
2
HS
Học sinh
3
GV
Giáo viên

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiều trong chương trình. Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Nội dung kiến thức về dạng toán so sánh các số có hai chữ số, được học trong chương trình lớp Một - là dạng toán khó. Tuy nhiên, nó không cầu kì trong cách diễn đạt ở bài làm, cách trình bày bài như các dạng toán khác, mà nó có điểm khó: Muốn so sánh phải nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số, bài tập lại có nhiều dạng bài khác nhau. Có bài để tìm được kết quả phải sử dụng đến kiến thức cộng, trừ. Có dạng bài tập, còn sử dụng cả kiến thức về tính chất của phép tính để làm. Hơn thế nữa, cách so sánh các số có hai chữ số học ở lớp Một nhưng lại là nền tảng của kiến thức về so sánh các số có 3, 4 chữ số được học ở các lớp trên. Do vậy, khi dạy học sinh học về so sánh các số có hai chữ số, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách so sánh các số đó và vận dụng linh hoạt vào làm bài tập.
 Từ việc xác định vị trí, vai trò của nội dung toán về so sánh các số có hai chữ số cũng như những băn khoăn về cách dạy và học kiến thức này, bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 1, tôi nghĩ cần phải có một giải pháp cụ thể giúp học sinh làm được các bài toán về so sánh các số có hai chữ số một cách chắc chắn hơn. Do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt cách so sánh các số có hai chữ số”.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng học sinh học cách so sánh các số có hai chữ số ở Toán lớp 1.
 	a. Thuận lợi: 
- Đa số giáo viên đều quan tâm về nội dung dạy học dạng toán so sánh các số có hai chữ số, có đầu tư, nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. 
- Học sinh đã có nhận thức được về nhiều hơn, ít hơn.
- Nhiều em học sinh có lòng say mê học toán, thích tìm tòi, khám phá điều mới lạ trong toán học.
- Đa số HS biết so sánh số và sử dụng dấu (>, <, =) tương đối chính xác.
 	b. Khó khăn: 
*Về phía học sinh:
Vì HS đã được học các kí hiệu lớn hơn, bé hơn, bằng nhau từ đầu năm học nhưng các bài học sau còn quên.
- Vẫn còn học sinh nhầm lẫn khi sử dụng kí hiệu “lớn hơn” >, “bé hơn” <.
	- Vẫn còn học sinh quên cách so sánh các số có hai chữ số.
- Vì có nhiều các dạng bài tập khác nhau nên khi thực hiện các em còn nhiều lúng túng.
2. Biện pháp giúp học sinh lớp 1 nắm vững cách so sánh các số có hai chữ số.
Biện pháp 1: Giúp học sinh nhớ các kí hiệu dấu lớn (>), dấu bé (<) khi so sánh các số có hai chữ số. 
 	* Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững các dấu bé () khi làm toán.
* Cách thực hiện:
- Cho học sinh quan sát lại kí hiệu dấu bé ().
- Dấu bé đầu nhọn chỉ về phía tay nào? Tay trái (<)
- Dấu lớn đầu nhọn chỉ về phía tay nào? Tay phải (>)
- Khi viết vào giữa hai số thì đầu nhọn bao giờ cũng chỉ về số bé.
?
+ Một lỗi mà học sinh còn mắc phải khi sử dụng dấu là: 
Ví dụ: 
? 
? 
? 
? 
15 18 22 21
 	Khi so sánh 15 18; 22 21 HS còn lúng túng không biết chọn dấu nào cho phù hợp.
Để khắc phục sự nhầm lẫn trên tôi đã làm như sau:
	Nếu số bên trái là số lớn hơn, ta chọn dấu lớn hơn. Nếu là số bé hơn thì ta chọn dấu bé hơn.
> 
< 
Kết quả:
 15 18 22 21
GV hỏi: Dấu bé hơn có đặc điểm gì? Dấu bé hơn chỉ về tay trái (<)
 Dấu lớn hơn có đặc điểm gì? Dấu lớn hơn chỉ về tay phải (>)
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ cách so sánh các số có hai chữ số.
* Mục tiêu:
	HS nắm vững cách so sánh số có hai chữ số trong từng trường hợp cụ thể.
* Cách thực hiện:
 	Trường hợp 1: So sánh hai số có chữ số hàng chục giống nhau:
Để nhớ được cách so sánh ở trường hợp này tôi đã hướng dẫn học sinh: 
- Hai số cần so sánh, mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Chữ số hàng chục của hai số đó như thế nào? 
- Hai số có chữ số chục bằng nhau cần phải làm thế nào?
?
- Nêu cách so sánh khi cả hai số có chữ số chục bằng nhau?
 	Ví dụ: 
? 
 76 73
- Học sinh suy nghĩ và chia sẻ:
- Số 76 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
- Số 73 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
- Hai số này có chữ số hàng chục như thế nào? 
Hai số có số hàng chục bằng nhau ta phải làm thế nào? 
- Nêu cách so sánh hai số có số hàng chục bằng nhau? 
(Vì 6 > 3 nên 76 > 73 hoặc 73 < 76)
- Khi so sánh 2 số mà có chữ số hàng chục giống nhau thì ta phải làm thế nào? 
So sánh: 58 .... 59; 75 .... 72 (HS làm nhanh 2 ví dụ vào bảng con).
Trường hợp 2. So sánh hai số có chữ số hàng chục không giống nhau:
Tôi cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu, củng cố cách so sánh như sau: 
- Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số chục của hai số đó như thế nào? 
?
- Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau? 
Ví dụ: 
? 
 85 48
- Học sinh suy nghĩ và chia sẻ:
- Số 85 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
- Số 48 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
- Chữ số hàng chục của hai số trên như thế nào?
- Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau? 
Vậy: Khi so sánh hai số mà có chữ số hàng chục khác nhau thì ta làm như thế nào? 
Ví dụ: So sánh: 85 .... 90; 65 .... 42 (HS làm nhanh 2 ví dụ trên vào bảng con). 
Trường hợp 3. So sánh hai số có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị giống nhau:
?
Ví dụ: 
? 
 24 24 
- Học sinh suy nghĩ và chia sẻ:
- Số 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị? (Số 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị).
- Số 24 cũng gồm mấy chục và mấy đơn vị? (Số 24 gồm 2 chục và 4 đơn vị).
- Em so sánh số trên như thế nào? (Hai số trên có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị bằng nhau nên: 24 = 24). 
GV hỏi: Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị bằng nhau thì hai số đó sẽ như thế nào? 
So sánh: 88 .... 88; 66 .... 66 (Các em làm nhanh 2 ví dụ vào bảng con). 
- GV chốt: Khi so sánh các số có hai chữ số: Ta cần so sánh chữ số hàng chục trước. Nếu chữ số hàng chục của hai số bằng nhau thì ta so sánh tiếp đến chữ số của hàng đơn vị của hai số. Nếu số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, nếu số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn.
- Nếu chữ số hàng chục của hai số khác nhau thì số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn.
- Nếu cả hai số có chữ số hàng chục và đơn vị giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh làm được các dạng bài tập so sánh khác nhau. 
* Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu và làm tốt các dạng bài tập so sánh khác nhau.
* Cách thực hiện:
Dạng 1. Dạng bài điền dầu >, <, = vào ô trống. 
a. So sánh hai số trực tiếp
 1.
, =
?
Ví dụ: Bài 1: Trang 53 - Tiết 72: So sánh các số có hai chữ số - SGK Toán 1.
? 
? 
? 
? 
? 
? 
 44 47 53 46 96 96 
 92 59 79 79 66 63 
GV yêu cầu HS làm bài (Hoạt động cá nhân, chia sẻ cặp đôi) sau đó cho học sinh chia sẻ trước lớp.
= 
> 
< 
HS nêu cách làm và kết quả:
= 
 44 47 53 46 96 96 
> 
> 
 92 59 79 79 66 63 
Khi chốt bài tập trên, cần hỏi riêng từng trường hợp để củng cố cách so sánh đồng thời giúp các em biết so sánh số có hai chữ số được thành thạo hơn.
Trường hợp 1: Hai số có chữ số hàng chục không giống nhau. 
- Khi so sánh các số có hai chữ số, số có chữ số hàng chục lớn hơn thì số 
đó sẽ như thế nào? 
Tôi hỏi ngược lại: Số có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó sẽ như thế nào? 
Trường hợp 2: Hai số có chữ số chục giống nhau. 
Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục giống nhau, ta so sánh đến chữ số hàng nào? 
- Số có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó sẽ như thế nào?
- Số có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó sẽ như thế nào?
Trường hợp 3: Hai số có chữ số chục và chữ số đơn vị giống nhau.
Khi so sánh các số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị giống nhau thì hai số đó như thế nào? 
b. Phép so sánh có một vế là phép tính.
, =
?
Ví du: Bài 2 (SGK Toán 1 – Trang 64)
? 
? 
 2.
? 
?
 75 59 34 46 
 14 + 3 17 12 16 – 6 
GV yêu cầu HS làm bài (Hoạt động cá nhân, chia sẻ cặp đôi) sau đó cho học sinh chia sẻ trước lớp.
- Với bài tập này ta có thực hiện luôn việc so sánh không? Vì sao?
 Kết quả : 75 > 59 34 < 46
 14 + 3 = 17 12 > 16 – 6 
- Vì sao em chọn dấu bằng vào phép tính: 14 + 3 = 17?
- HS giải thích: Vì 14 + 3 = 17 mà 17 bằng 17 nên 14 + 3 = 17
c. Phép so sánh cả hai vế là phép tính.
 Ở dạng bài tập này, kiến thức về so sánh đã được nâng cao. 
 4.
, =
?
Ví dụ: Bài 4 (SGK Toán lớp 1 - Trang 98 – Tiết 94: Ôn tập về phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100)
? 
? 
? 
 24 + 61 78 98 – 24 74 86 – 32 20 + 40 
Tôi hướng dẫn như sau:
	- Bài tập yêu cầu gì? (Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm). 
	- Với bài tập này ta có thực hiện luôn việc so sánh không? (Không).
	- Vì sao? (Các phép so sánh bên phải ô trống, bên trái ô trống là phép tính).
Ở bài tập trên, các phép so sánh bên trái ô trống là phép tính, riêng phép tính cuối có cả bên phải ô trống và bên trái ô trống là phép tính. Ta cần phải thực hiện phép tính trước rồi mới so sánh.
< 
= 
> 
Kết quả: 
+ 61 78 98 – 24 74 86 – 32 20 + 40 
- Tôi chỉ vào phép so sánh: 86 – 32 < 20 + 40 và hỏi:
- Vì sao em chọn dấu < (bé) điền vào đây? (86 – 32 < 20 + 40) 
HS trả lời: + Vì 86 – 32 = 54 còn 20 + 40 = 60
 + Mà 54 < 60, nên 86 – 32 < 20 + 40
GV kết luận, rút ra quy tắc và các bước thực hiện khi làm toán:
- Bước 1: Tính kết quả.
- Bước 2: So sánh.
- Bước 3: Điền dấu.
? 
Tôi mở rộng thêm cho HS bằng cách lấy thêm ví dụ ngoài SGK Toán 1:
Ví dụ: 35 – 5 35 – 4
Tôi hướng dẫn HS giống như các bước làm ở trên: 
Vì 35 – 5 = 30 còn 35 – 4 = 31. Do vậy: 35 – 5 < 35 – 4 
Để khắc sâu, tôi đưa nhanh vài ví dụ để cho các em so sánh trực tiếp bằng lời.
? 
? 
Ví dụ: So sánh 46 – 6 46 – 5; 37 – 6 37 – 7
=
? 
- Tiếp tục hỏi đến phép so sánh: 31 + 42 42 + 31
	- Vì sao em chọn dấu = vào phép tính? 31 + 42 42 + 31
Ở phép so sánh này, tôi muốn học sinh biết dựa vào vị trí của các số trong phép cộng để so sánh. (Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi).
Dạng 2. Dạng bài khoanh vào số lớn nhất, số bé nhất. 
 	a. Dạng bài khoanh vào số lớn nhất (dãy số).
Ví dụ: Bài 3 (SGK Toán lớp 1 - Trang 55 - Tiết 73: Luyện tập)
a. Chọn số lớn nhất trong các số: 49, 71, 67.
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Dãy số trên đều là số có mấy chữ số?
- Để tìm được số lớn nhất ta cần phải làm gì? 
Vì sao em khoanh vào số 71?
b. Dạng bài khoanh vào số bé nhất (dãy số).
Ví dụ: Bài 3 (SGK Toán lớp 1 - Trang 54 – Tiết 72: So sánh các số có hai chữ số)
b. Chọn số bé nhất trong các số: 43, 57, 28. 
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Để tìm được số bé nhất ta cần phải làm gì? 
- Vì sao em khoanh vào số 28?
Qua cách hướng dẫn trên, các em biết tìm hiểu đề, định hướng được cách giải quyết bài tập. Các em không còn lúng túng khi gặp dạng bài tập khó này.
 	Dạng 3. Dạng bài viết theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
Ví dụ: Bài 4 (SGK Toán lớp 1 - Tiết 73 – Trang 56): 
Viết các số 62, 48, 65 theo thứ tự:	 
a. Từ bé đến lớn: .......................
b. Từ lớn đến bé: .......................
- Bài tập yêu cầu gì? 
- Viết theo thứ tự từ bé đến lớn là viết như thế nào? 
- Viết theo thứ tự từ lớn đến bé là viết như thế nào? 
Vậy để viết được các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hay từ lớn đến bé) các em cần phải làm gì? 
Kết quả:
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 48, 62, 65 
 	b. Theo thứ tự từ lớn đến bé: 65, 62, 48
Tôi hỏi: - Em đã so sánh như thế nào? Câu b hỏi tương tự câu a. 
- Ở câu b, không cần so sánh dựa vào câu a ta có thể tìm được kết quả không?
3. Kết quả đạt được 
Sau khi vận dụng các giải pháp trên vào quá trình dạy học so sánh các số có hai chữ số, tôi nhận thấy: Các em đã hạn chế được rất nhiều lỗi sai trong khi làm bài. Từ chỗ hay nhầm lẫn các dấu khi so sánh, quên cách so sánh, lúng túng với các dạng bài so sánh khác nhau thì nay các em làm bài thành thạo hơn trong các bài tập so sánh khác nhau, các em mạnh dạn, tự tin trong học tập hơn. 
Kết quả trước khi áp dụng biện pháp và sau khi áp dụng biện pháp như sau:
Phân loại
Trước khi áp dụng biện pháp (Năm học 2020-2021)
Sau khi áp dụng biện pháp (Năm học 2021 - 2022)
Điểm 9-10
 44,1% (15 em)
 76,5% (26 em) 
Điểm 7- 8
 35,3% (12 em)
 17,6% (6 em) 
Điểm 5- 6
 20,6% (7 em)
 5,9% (2 em) 
4. Kết luận 
Việc áp dụng một số giải pháp đã được đưa vào thực tiễn giảng dạy bước đầu đã thu được kết quả khả quan, kích thích được hứng thú học tập của học sinh, học sinh tự giác, tích cực, chủ động trong học tập và phát huy sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên, khá nhẹ nhàng, thoải mái.
5. Kiến nghị, đề xuất
a) Đối với tổ chuyên môn
- Tiếp tục nhân rộng biện pháp của tôi trong tổ. 
 	b) Đối với Lãnh đạo nhà trường
Nhà trường tiếp tục tổ chức các buổi chuyên đề hội giảng nhằm tăng cường sự giao lưu học hỏi giữa các giáo viên trong Nhà trường.
c) Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 
 - Tiếp tục duy trì các tiết chuyên đề cụm cho giáo viên.
 - Tiếp tục duy trì tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
 Gia Đông, ngày 16 tháng 11 năm 2022 
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
 GIÁO VIÊN 
 Phùng Thị Thanh Mai 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc_tot.docx